Thần chú Om Mani Padme Hum

Kết quả 5.0/5 (13 đánh giá)

Có bao giờ chúng ta thắc mắc về một âm thanh ai đó đang trì tụng, mà có sức mạnh như ngăn sông lấp bể? Mặc dù chúng ta không hề hiểu nhiều về nghĩa của câu? Đó là trạng thái khi lắng nghe câu thần chú Om Mani Padme Hum. Thần chú mang lại một sức mạnh diệu kỳ nào đó mà có thể xuyên cả quá khứ, hiện tại và vị lai. Nào, chúng ta cùng tìm hiểu về điều vi diệu này qua nội dung dưới đây.

Thần chú Om Mani Padme Hum bắt nguồn từ đâu?

Ấn Độ được xem là cái nôi của nền văn minh phương Đông, cái nôi của đạo Phật. Việc thần chú Om Mani Padme Hum bắt nguồn từ Ấn Độ không có gì là khó hiểu. 

than-chu-om-mani-padme-hum-1

Trong kinh Đại thừa Trang nghiêm Bảo Vương có chú thích rằng Phật Thích Ca Mâu Ni đã phải mất đến 1 triệu kiếp mới tìm thấy được câu thần chú này: “Ta có thể biết một năm có bao nhiêu hạt mưa rơi xuống quả địa cầu, sông Hằng có bao nhiêu hạt cát nhưng ta không thể nói hết về sức mạnh của câu thần chú này”.

Tại Việt Nam, Om Mani Padme Hum được gọi với cái tên là Lục Đại Minh Tự và đọc là Án Ma Ni Bát Mê Hồng hoặc Án Ma Ni Bát Di Hồng.

Ý nghĩa của Thần chú Om Mani Padme Hum

Om Mani Padme Hum được dịch nghĩa đầy đủ là “Viên ngọc quý trong hoa sen”. Cụ thể nghĩa của từng âm tiết được diễn dãi như sau:

  • Om được xem là một lời nói của chư Phật, một âm tiết phát ra tạo nên sức mạnh kỳ diệu, vô hình. Âm thành này có thể vang dội đến mọi thứ tồn tại trong vũ trụ này. “Om” còn phản ánh nhận thức của vũ trụ xung quanh, đại diện cho toàn thể vũ trụ, quá khứ hiện tại và vị lai. 
  • Mani có nghĩa là “trang sức” hoặc “viên ngọc”. Trong đạo Phật, thứ được ví với ngọc là những thứ tinh khiết và quý giá. Điều này nói về hành vi đạo đức của con người, vượt qua những nhớp nhơ để đạt đến giác ngộ, từ bi và yêu thương. 
  • Padme có nghĩa là bên trong hoa sen, nghĩa bóng là tâm thức của con người. 2 âm tiết này ngân lên giúp chúng ta hạn chế những suy nghĩ sai lầm. Đồng thời phát triển năng lực tới một trí tuệ thuần khiết (như hoa sen) không lẫn tạp chất xấu. 
  • Hum có nghĩa là tự ngã thành tựu, hiểu theo cách khác là bạn đã có được tinh thần giác ngộ. Từ đó đạt được nhiều phẩm chất tốt lành, đầy trí huệ và từ bi. 

Ý nghĩa toàn bộ của câu thần chú Om Mani Padme Hum: Chúng ta đều là những đóa sen, viên ngọc quý trong hoa sen. Bên trong bản ngã con người đều tốt đẹp như nhau nhưng chính con người theo thời gian trưởng thành dần biến đổi bản thân theo nhiều phiên bản khác nhau. Chúng ta hoàn toàn không nhận thức được điều này cho đến khi gặp và niệm câu thần chú này. Những vô minh sẽ bị đẩy lùi giúp con người đạt được trí huệ, từ bi. Om Mani Padme Hum có nghĩa là Tâm Bồ đề nở trong lòng người.

Những lợi ích khi tụng niệm thần chú Om Mani Padme Hum

Bản chất của câu thần chú như một thực thể vô hình thu nhỏ của toàn bộ Pháp trong đạo Phật. Người nào thường xuyên tụng niệm Om Mani Padme Hum dù không hiểu nhiều về Pháp thì cũng có thể đạt được nhiều niệm lành và điều tốt đẹp.

than-chu-om-mani-padme-hum-2

Trong vũ trụ luôn tồn tại những nguồn năng lượng mà chúng ta không thể sờ nghe hoặc nhìn thấy được. Sức mạnh của câu thần chú là sức mạnh vô hình. Khi chúng ta niệm nhiều và thường xuyên, nguồn năng lượng vô hình đó sẽ ăn sâu trong tiềm thức. Đánh thức những niệm lành, những tốt đẹp xung quanh cùng hoạt động. 

Nếu chúng ta gặp phải những điều không may mắn như bệnh tật, tai nạn. Niệm thần chú thường xuyên sẽ đẩy lùi và thuyên giảm bớt những điều này. 

Nếu thường xuyên niệm chú Om Mani Padme Hum, chúng ta sẽ có thể tiêu trừ được những điều xấu xa phát khởi trong tâm, kích hoạt trí huệ và từ bi và may mắn.

Nếu niệm chú thành thói quen và hành thiện cùng lúc, khi đảnh sanh sẽ viên mãn nơi cực lạc. Hoặc thấp hơn là được các vị Phật ban phước lành và tái sinh vào cõi tốt hơn.

Quan trọng nhất, niệm chú Om Mani Padme Hum sẽ giúp chúng ta phát sanh Bồ đề tâm. Iu thương nhiều hơn, cho đi nhiều hơn, tha thứ bao dung nhiều hơn, sống một đời thanh thản.

Nên đọc câu thần chú Om Mani Padme Hum vào thời gian nào?

Bất cứ khi nào tâm ta bất ổn, đều có thể trì tụng. Niệm bằng tâm, bằng cảm nhận của tâm thức. Hoặc bất cứ lúc nào muốn niệm quý vị đều có thể niệm.

than-chu-om-mani-padme-hum

Khi mệt mỏi do công việc, khi hoảng hốt vì sợ hãi, khi lo lắng quá nhiều, khi vui vẻ bình an, khi tâm nổi lên sân si, khi xui rủi không may, khi phiền muộn,... Niệm thần chú sẽ mang lại cho chúng ta sự cân bằng bình bình ổn. Khi tâm đã tỉnh rồi thì sẽ phát sinh trí huệ và sáng suốt để đối mặt với mọi khó khăn, chướng ngại.

Thời điểm tốt nhất để niệm là vào buổi sáng sớm khi thức dậy và buổi tối trước lúc đi ngủ. Lúc này câu thần chú sẽ có giá trị ăn sâu vào tâm tưởng hơn nhiều. Đánh thức mọi niệm lành khởi sự quanh ta.

Nói chung, người có tâm tìm về với đạo Phật sẽ thường xuyên niệm thần chú Om Mani Padme Hum như một phản xạ. Ban đầu có thể là phản xạ có điều kiện, dần dần sẽ trở thành phản xạ không điều kiện. Và… điều kỳ diệu sẽ xuất hiện dần dần sau mỗi lần chúng ta siêng năng trì tụng.

Có thể bạn quan tâm:

+ Tìm hiểu về Chú dược sư

+ Niệm Nam Mô A di đà có ý nghĩa gì?

Bài viết liên quan

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Dưới đây là top 100 hình Phật, ảnh Phật đẹp nhất với chất lượng cao có thể tải về làm hình nền, hình đại diện, hình video... mà Buddhist Art đã thiết kế khá tỷ mỷ muốn chia sẻ cho cộng đồng.

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Công Ty TNHH Buddhist Art đã hoàn thành dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên đất sét. Và sẽ hoàn thành trên chất liệu composite, sau đó có thể chuyển sang các chất liệu phổ biến khác như đồng, đá, xi măng, gỗ....

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Xin chào và rất cảm ơn bạn đã ghé thăm trang web của công ty TNHH Buddhist Art và cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp về tượng Phật Thích Ca. Buddhist Art với kho hình nền Đức Phật Thích Ca đa dạng và được thực hiện tỉ mỉ, rất mong được sự đón nhận của quý Phật Tử, Sư Thầy, Sư Cô.

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau, có phải là cùng 1 vị Phật không? Làm sao để phân biệt được tượng Phật Thích Ca và tượng Phật A Di Đà để khỏi nhầm lẫn, phật a di đà có thật không? Hãy cùng BUDDHIST ART tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Đức Phật A Di Đà (Adida) hay còn được gọi là Amida là vị Phật xuất hiện trong Phật Giáo và được tôn kính, thờ Phụng phổ biến. Hãy cùng Buddhist Art tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật thích ca mâu ni là ai và tiểu sử cuộc đời của ngài như thế nào? tất cả điều này sẽ được chúng tôi làm rõ ngay trong bài viết này cho các bạn nhé