Chùa Bằng (Linh Tiên Tự): Ngôi chùa 400 tuổi trong lòng Hà Nội

Kết quả 5.0/5 (5 đánh giá)

Chùa Bằng vốn hay được gọi là chùa Linh Tiên, Linh Tiên Tự. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất tại thành phố Hà Nội. Chùa Bằng có bề dày lịch sử hơn 400 năm, là chứng nhân lịch sử của biết bao thăng trầm của đất nước. Mời quý vị cùng Buddhist Art khám phá về quá trình phát triển, các công trình kiến trúc nổi bật để có thể tìm hiểu nhiều hơn về ngôi chùa nổi tiếng này.

Tìm hiểu lịch sử chùa Bằng

Chùa Bằng được xây dựng trên mảnh đất thủ đô, vốn có tên chữ là Linh Tiên tự, đây là ngôi chùa thuộc sơn môn pháp phái Lâm Tế.

Chùa Bằng được xây dựng ở đâu?

Trong lịch sử, chùa Bằng từng là một ngôi chùa lớn của thành phố thủ đô, tọa lạc rất gần con sông Tô Lịch thơ mộng. Hiện nay, chùa tọa lạc tại thôn Bằng A, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Đây hứa hẹn là điểm du lịch tâm linh không thể bỏ qua khi ghé thăm mảnh đất thủ đô. Nếu quý Phật tử muốn ghé thăm thì hãy ghé đến Số 63, Phố Bằng Liệt, Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.

chua-bang-5 

Trụ trì chùa Bằng

Hiện nay, chùa Bằng đang được trụ trì và quản lý bởi Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.Hà Nội.

chua-bang-ha-noi-1 

Giống như bao chùa khác, chùa Bằng cũng phải trải qua những thế hệ trụ trì gián đoạn lẫn việc chuyển đổi sơn môn:

  • Trước năm 1954, chùa trải qua nhiều đời trụ trì như: Sư tổ Tự Huệ Nguyên (thế danh Nguyễn Văn Tông), trụ trì trước và sau năm 1617;  Sư tổ Tự Huệ Quảng (thế danh Lê Khả Đắc), quê tại Hà Đông, trụ trì trước sau năm 1654.
  • Sư tổ Tự Như Liên hiệu Bất Trược Thủy, trụ trì trước và sau năm 1723, là người có công khai trường giảng đạo, tiếp độ đệ tử.
  • Năm 1740, Giáp Thân niên hiệu Chính Hoà thứ 25 (Lê Hy Tông) xây dựng chùa Nội (Quang Ân) và đặt cột trụ "Thiên Đài" để ghi công đức các thí chủ. Cột này vẫn đặt trước sân chùa cho đến ngày nay. 
  • Sau đó, Thiền sư Thiền tông Nam Sơn đạo mạch Tự Tính Tuyên trụ trì chùa Linh Tiên trước và sau năm 1734 kiêm trụ trì chùa Quang Ân.
  • Ngoài ra, còn có nhiều Thiền sư khác như Tăng phó Tự Hải Dương hiệu Chân Giác, Tăng phó Tự Tịch Thoan hiệu Nhiễm Nhiễm, Tự Chiếu Sửu - Trí Điển họ Lưu quê thôn Đông Trạch, xã Đông Ba, huyện Thượng Phúc, Hà Đông. Ngài thuộc thế hệ thứ 4 của dòng Thiền Tam Huyền - Nhân Mục tại chùa Sùng Phúc, được thành lập bởi Tổ Tính Tuyền - Trạm Công vào thời kỳ khai sáng.
  • Thiền sư Thích Phổ Tế - Tự Trí Tâm, họ Hoàng, quê xã Dưỡng Hiền, huyện Thượng Phúc, Hà Đông cũng đã đến và trụ trì chùa. 
  • Thiền sư Tự Phổ Quang, quê ở bản xã (Bằng Liệt).
  • Thiền sư Tự Phổ Siêu có công đúc đại hồng chung năm 1837.
  • Thiền sư Tự Thanh Bình, hiệu Thận Độc, Ngài đã trụ trì 2 chùa Linh Tiên - thôn Bằng Liệt và Sùng An – thôn Tựu Liệt. Ngài viên tịch ngày 9 tháng 7 năm Bính Dần (1926) đệ tử xây tháp thờ vọng tại bản tự, xá lợi an trí tại chùa Sùng An.
  • Hoà thượng Thích Tường Vân (tên khai sinh Nguyễn Văn Mai) sinh năm Bính Ngọ (1906) và qua đời vào ngày 2 tháng 2 năm Kỷ Mùi (1979). Ngài được an táng tại chùa Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến 1996, không có sư trụ trì, Phật tử tự trông coi.
  • Sau đó, vào năm 1996, Thành hội Phật giáo Hà Nội đã bổ nhiệm Thượng toạ Thích Bảo Nghiêm, thế hệ thứ 6 của Tổ đình Tế Xuyên - Bảo Khám và thế hệ thứ 5 của Tổ đình Bồ Đề - Thiên Sơn, làm trụ trì chùa Lý Triều Quốc Sư.

Quá trình phát triển

Chùa ra đời khi nào thì vẫn chưa có thông tin chính xác. Theo Tu Tạo Linh Tiên Tự Bi thì vào năm Hoằng Định 18 (1617), trụ trì chùa bấy giờ là Nguyễn Văn Tông, tự Huệ Nguyên. Ông đã đứng ra vận động hai làng là Linh Đường và Bằng Liệt để cùng nhau trùng tu chùa và cầu Bến Đại. Do đó có thể nói chùa đã được xây dựng trước năm 1617. Giai đoạn này, chùa được xây với kết cấu hình chữ công, diện tích đạt đến 14.000 mét vuông. Trong thời kỳ Hậu Lê, chùa Bằng được xem là ngôi chùa làng của xã Bình Liệt, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam.

chua-bang-4 

Theo tấm bia "Linh Tiên tự ký", lần trùng tu lớn nhất của chùa diễn ra vào năm 1654 do Thiền sư Tự Huệ Quảng (thế danh Lê Khả Đắc, người xã Ba Lăng, huyện Thượng Phúc) chủ trì và được sự phát bồ đề tâm dâng cúng tiền của gia đình ông bà Ngô Vĩnh Đăng tự Chân Sinh, Lưu Thị Lý hiệu Diệu Minh xây dựng tòa tiền đường, thiêu hương, thượng điện và các công trình khác.

Trải qua nhiều lần phá rồi trùng tu, ngôi chùa đã có nhiều thay đổi so với lịch sử. Tiền đường của của ngôi chùa chỉ mới được xây dựng cách đây gần nửa thế kỷ. Tấm bia cổ có niên đại giữa thế kỉ XVII thì may mắn vẫn được giữ lại cho đến bây giờ.

Giống như bao chùa khác, chùa Bằng cũng phải trải qua những thế hệ trụ trì gián đoạn lẫn việc chuyển đổi sơn môn do ảnh hưởng của chiến tranh cùng những biến động thăng trầm trong lịch sử. 

Các công trình kiến trúc chính của chùa Bằng Hà Nội

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, chứng kiến những biến động lịch sử và hứng chịu những tàn tích của chiến tranh tàn phá song chùa Bằng vẫn còn lưu giữ được một số công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc như tòa Tam Bảo, nhà Tổ, nhà Mẫu hay khu tháp mộ. 

chua-bang-ha-noi-3 

Về quy mô, chùa Linh Tiên hay chùa Bằng xưa vốn rất rộng, có giếng tròn phía trước nhưng sau đã bị lấp khi sông Tô Lịch được mở rộng vào những năm 1970. Chùa có cổng tam quan hai tầng với góc nhìn hướng sông, phía sau tam quan là tầng tầng lớp lớp những tòa ngang dãy dọc của chùa.

Tòa thượng điện

Tòa thượng điện là công trình kiến trúc chính của toàn bộ cảnh quan chùa Bằng. Nơi đây được gọi là thượng điện hay chính điện thờ Tam Bảo. Trải qua quá trình trùng tu, nhân dân đã phát hiện một cách thiết kế xây dựng độc đáo của các nhà xây dựng trong lịch sử. Tòa thượng điện có hệ thống “móng heo” rất đặc biệt, bên trong lòng móng là hàng trăm viên gạch “vồ” của thế kỷ XV, XVI. Mặc dù vào năm 1945 có được trùng tu lại sau chiến tranh nhưng chỉ trùng tu phần mái, đổi gỗ lợp ngói thành bê tông. Riêng phần hệ thống tường móng thì vẫn được giữ nguyên. Hiện tại, rất ít công trình kiến trúc đình đền chùa miếu được xây dựng với hệ thống "móng treo" tương tự như chùa Bằng.

chua-bang-8 

Nhà thờ Tổ

Đây là công trình kiến trúc được xây dựng bằng gỗ lim. Nổi bật với vẻ đẹp độc đáo và kiến trúc của Việt Nam xưa với hệ thống 6 hàng cột.

chua-bang-7 

Vườn chùa

Vườn chùa hiện nay còn giữ được 6 ngôi tháp thờ chư vị tổ sư và giác linh, trong đó có những ngôi tháp cổ như: Linh Quang thờ Thiền sư Tính Tuyên; Từ Quang thờ thiền sư Chiếu Sửu – Trí Điển.

chua-bang-9 

Bảo tháp Báo Ân

Nhắc đến chùa Bằng không thể không nhắc đến công trình Bảo tháp Báo Ân độc đáo. Đây là một công trình được xây dựng vào những năm 2004 để kỷ niệm 350 năm ngày đại trùng tu chùa (1654 - 2004). Bảo tháp Báo Ân có diện tích 500 mét vuông, từng được xếp hạng là Tháp Phật giáo cao nhất Việt Nam vào năm 2007 và sau đó lại lập kỷ lục lần thứ hai vào năm 2010 khi trở thành tháp có nhiều tượng Phật bằng đồng nhất Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của Bảo tháp Báo Ân là được thiết kế theo hình Tháp Bát giác (theo giáo lý Bát Chính Đạo) và có cửa mở ra theo 4 phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.

chua-bang-2 

Công trình kiến trúc Bảo tháp Báo Ân được xây dựng dựa trên nguyên tắc kiến trúc truyền thống Phật giáo Việt Nam. Sự hiện hữu của tòa bảo tháp chính là sự kế thừa ý nghĩa của Tháp Báo Thiên của thời Lý (Một trong “An Nam Tứ Đại khí”) do Thiền sư Không Lộ đúc, bao gồm: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, tượng Quỳnh Lâm (tượng Di Lặc) và vạc Phổ Minh. Rất tiếc hiện nay những bảo vật ấy không còn tìm thấy.

Về kiến trúc, Bảo tháp Báo Ân có phần móng sâu 45m, dựng đỡ bởi 9 trụ, mỗi trụ có đường kính 1m. Thân tháp cao 45m tượng trưng cho 45 năm thuyết pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Phần đỉnh tháp được làm bằng đồng, nặng 1.300kg, cao 9,66m. Tổng chiều cao từ mặt tháp đến chót tháp là 54,66m.

Tháp Báo Ân gồm 13 tầng theo phẩm Phú chúc, kinh Niết Bàn (thuộc kinh điển Đại thừa), 8 cột trụ ngoài của tháp đều được làm bằng đá, chạm theo hình Long Phượng, tượng trưng cho khí âm dương hòa hợp ( âm dương hòa hợp vạn vật sinh thành).

Phía bên trong Bảo tháp Báo Ân là 104 tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng ngồi trên bệ đá, nhằm thể hiện trọn vẹn tinh thần bình đẳng trong giáo pháp của Đức Thế Tôn. Và đó cũng là phương hướng giáo hóa chính yếu trong cuộc đời hoằng pháp của Ngài.

chua-bang-1 

Bên cạnh đó, những pho tượng Phật trong tháp được kiến tạo theo 3 dạng kết cấu, tỷ lệ theo các tầng của tháp:

  • 40 tượng Phật: Cao 1,55m; nặng 300kg.
  • 32 tượng Phật: Cao 1,15m; nặng 200kg.
  • 32 tượng Phật: Cao 0,67m; nặng 100kg.

Bao bọc xung quanh tháp là 4 tượng Thiên Vương gồm Đông phương - Trì Quốc Thiên Vương, Nam phương - Tăng Trưởng Thiên Vương, Tây phương - Quảng Mục Thiên Vương, Bắc phương - Đa Văn Thiên Vương. Những pho tượng này đều được làm từ đá, có chiều cao là 3,5m.

Tầng 1 tháp Báo Ân có 8 cửa, trên 8 cửa đó là 8 pho sách được đúc bằng đồng, mỗi cuốn có cân nặng lên đến 250kg, được chạm nổi bằng các thi phẩm, thiền kệ của các bậc cao tăng Việt Nam đương đại, tất cả hài hòa với nhau tạo nên một vẻ đẹp mềm mại nhưng không kém phần trầm mặc cho tòa bảo tháp. Có thể nói, Bảo tháp Báo  n là sự kết hợp hài hòa giữa Phật giáo Nam truyền và Bắc truyền.

chua-bang-ha-noi-2 

Bên cạnh tháp là hình ảnh của 18 pho tượng La Hán, ngồi thẳng hàng, rất rõ nét và lột tả sinh động. Mỗi bức tượng đều mang những sắc thái, cảm xúc riêng về những nỗi đau, khổ ải mà chúng sinh đang ngày ngày hứng chịu. Đặc biệt, những pho tượng này được kiến trúc theo dáng của các vị La hán chùa Tây Phương, một ngôi chùa cổ tọa lạc tại Hà Nội, Việt Nam. Và đó cũng chính là những vị Đại Đệ tử Phật qua các đời, theo sự truyền đăng của Thiền Tông.

Quan Âm viên

Nơi đây được tôn trí bởi 45 pho tượng khác nhau như: chính thân, 32 hóa thân theo phẩm Phổ Môn trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa và 12 đại nguyện Đức Quán Thế Âm Bồ tát. Tất cả cùng nhau thể hiện rõ nét tinh thần cứu khổ cứu nạn, ban vui của Bồ tát Quán Thế Âm cho tất cả chúng sinh trong thế giới này. Những pho tượng này giúp cho chúng ta được thưởng thức trọn vẹn tinh hoa văn hóa của nghệ thuật tạc tượng Việt Nam hiện nay.

chua-bang-ha-noi-4 

Một số công trình kiến trúc khác tại chùa Bằng

Hiện nay chùa Linh Tiên vẫn còn lưu giữ được một số di vật quý như: bia đá, thống đá, chuông đồng, v.v. Trong đó nổi bật là tấm bia “Linh Tiên tự ký” được khắc vào ngày 13 tháng 2 năm Giáp ngọ niên hiệu Thịnh Đức thứ 2 Triều Lê Thần Tông (năm 1654) do pháp sư Tự Ngọc Bảo, người huyện Tiên Du - Bắc Ninh soạn với bút tích của Hòa thượng Pháp Ấn, quê làng Phù Lãng, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh. Nội dung trên tấm bia thể hiện rõ công đức của bà Ngô Vĩnh Đăng, Lưu Thị Lý phát tâm làm chùa, nhất là tán thán công đức của bà họ Lưu.

chua-bang-6 

Bên cạnh đó là 2 tấm bia được dựng vào năm Long Đức thứ 3 – Giáp Dần (1734) ghi lại công đức của thiền sư sa di giới Thích Tính Tuyên, trụ trì chùa Bằng Liệt và Quang  ân (Thanh Liệt) đã phát tâm xây dựng cầu đá Quang Bình để nhân dân thuận tiện qua lại (Cầu bê tông phía trước chùa hiện nay là hậu thân của cầu đá Quang Bình khi xưa). Cho đến hiện tại thì tấm bia này đang được bảo quản tại chùa Long Quang (xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì)

Hoạt động khóa tu mùa hè chùa Bằng

Hằng năm khi những cánh phượng đỏ rực góc trời chùa Bằng lại tổ chức hoạt động khóa tu mùa hè cho Phật tử gần xa. Tại chùa Bằng, các khóa tu mùa hè được tổ chức nhằm giúp trẻ em và thanh niên trang bị vốn kiến thức tổng quan về các vấn đề đạo học và xã hội, góp phần vào sự nghiệp trồng người của đất nước. Bên cạnh đó là tạo một không gian lành mạnh và bổ ích cho các em trong dịp hè. 

chua-bang-3 

Các em được tập ăn chay, tự giặt quần áo và rửa bát của mình sau khi ăn, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao, giao lưu văn hóa văn nghệ và trao đổi kỹ năng sống. 

Các hoạt động tại khóa tu mùa hè chùa Bằng bao gồm:

  • Được quý Sư Thầy chia sẻ cách sống chậm, an trú và buông bỏ những phiền não
  • Được giải đáp các vấn đề xoay quanh cuộc sống và mối quan hệ gia đình và xã hội
  • Trải nghiệm cuộc sống thiền môn an tịnh và kết giao với rất nhiều người bạn mới. 

Ngoài ra, Chùa Bằng còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử truyền thống ngàn năm của dân tộc, cho phép quý Phật tử không chỉ hành hương bái Phật mà còn chiêm nghiệm về những nét văn hóa cổ xưa của dân tộc. Hy vọng, thông tin này sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn về chùa Bằng và có thêm nhiều nguồn kiến thức bổ ích cho hành trình tu tập của bản thân.

Tham khảo thêm các bài viết hay khác:

Bài viết liên quan

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Dưới đây là top 100 hình Phật, ảnh Phật đẹp nhất với chất lượng cao có thể tải về làm hình nền, hình đại diện, hình video... mà Buddhist Art đã thiết kế khá tỷ mỷ muốn chia sẻ cho cộng đồng.

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Công Ty TNHH Buddhist Art đã hoàn thành dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên đất sét. Và sẽ hoàn thành trên chất liệu composite, sau đó có thể chuyển sang các chất liệu phổ biến khác như đồng, đá, xi măng, gỗ....

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Xin chào và rất cảm ơn bạn đã ghé thăm trang web của công ty TNHH Buddhist Art và cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp về tượng Phật Thích Ca. Buddhist Art với kho hình nền Đức Phật Thích Ca đa dạng và được thực hiện tỉ mỉ, rất mong được sự đón nhận của quý Phật Tử, Sư Thầy, Sư Cô.

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau, có phải là cùng 1 vị Phật không? Làm sao để phân biệt được tượng Phật Thích Ca và tượng Phật A Di Đà để khỏi nhầm lẫn, phật a di đà có thật không? Hãy cùng BUDDHIST ART tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Đức Phật A Di Đà (Adida) hay còn được gọi là Amida là vị Phật xuất hiện trong Phật Giáo và được tôn kính, thờ Phụng phổ biến. Hãy cùng Buddhist Art tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật thích ca mâu ni là ai và tiểu sử cuộc đời của ngài như thế nào? tất cả điều này sẽ được chúng tôi làm rõ ngay trong bài viết này cho các bạn nhé