Tìm hiểu về Kim Cương Thủ Bồ Tát

Kết quả 0.0/5 (0 đánh giá)

Kim Cương Thủ Bồ Tát là một vị Bồ Tát trong Phật giáo Đại Thừa. Ngài là biểu tượng của sức mạnh giác ngộ, nổi tiếng với khả năng tịnh hóa cũng như tiêu trừ ác nghiệp. Có thể tên vị Bồ Tát vẫn còn xa lạ với ít nhiều Phật tử, nhưng thực tế Bồ Tát Kim Cương Thủ được thờ cúng tại rất nhiều tại các chùa chiền Việt Nam ta. Mời Quý Phật tử cùng Buddhist Art tìm hiểu về Kim Cương Thủ Bồ Tát thông qua bài viết sau!

Kim Cương Thủ Bồ Tát là ai

Kim Cương Thủ Bồ Tát khi dịch sang tiếng Phạn là Vajrapāṇi. Trong đó vajra chỉ “tia sét” hay “kim cương”, ở đây ý chỉ trí tuệ tính thông nghĩa là sự giác ngộ của con người sẽ không bao giờ bị hủy hoại. Còn “pāṇi” chỉ “trong bàn tay”. Dịch âm của Kim Cang Tát Đỏa là Phộc Nhật La Tát Đỏa, là Dũng Mãnh Hữu Tình. Ngoài danh xưng trên vị Bồ Tát này còn có rất nhiều tên gọi khác như Trì Kim Cương, Kim Cương Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát, Trì Kim Cương Cụ Tuệ Giả, Nhất Thiết Như Lai Phổ Hiền…

kim-cuong-thu-bo-tat-2 

Tìm hiểu về Kim Cương Thủ Bồ Tát

Ngài thường được nhắc đến nhiều trong Phật Giáo Đại Thừa, nhất là các trường phái theo Kim Cương thừa và Mật chú. Là một trong các vị Bồ Tát đầu tiên của Phật giáo Đại Thừa, được biết đến là Đại Thế Chí Bồ Tát. Bồ Tát Kim Cương Thủ chính là người bảo vệ và hướng dẫn của nhà Phật, tượng trưng cho quyền năng của chư Phật. Thần chú của Ngài chính là tịnh hóa nghiệp chướng, giúp người trì tụng sớm giác ngộ, có nhiều bình an. Một số điển tích thì cho rằng, Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát là hiện thân của trăm bộ Phật, là bậc tối thắng chủ của một trăm Phật bộ.

Trong tay Kim Cương Thủ Bồ Tát cầm chày Kim Cương hộ vệ cho Đức Phật, vì thế mà được gọi là Kim Cương Thủ. Ngài được xếp cùng nhóm với Văn Thù Bồ Tát và Quan Thế Âm Bồ Tát, lần lượt đại diện cho các đặc tính Trí Tuệ, Lực Lượng và Từ Bi. Và Ngài Kim Cương Thủ chính là đại diện cho lực lượng - sức mạnh của tất cả các vị Phật.

Sự tích về Kim Cương Thủ Bồ Tát

Trong các truyền thuyết Phật giáo ban đầu có ghi chép lại, Bồ Tát Kim Cương Thủ là một vị tiểu thần đi cùng Đức Phật Thích Ca, là người mang trọng trách hộ giá cho Đức Phật suốt cuộc đời của Ngài. Một số tài liệu khác thì cho rằng Ngài là hiện thân của một vị thần cai quản vùng Trayastriṃsa. Trong Hindu giáo chính là vị thần mưa, được miêu tả trong các hình tượng của Gandharva. Một số người cho rằng, Kim Cương Thủ Bồ Tát chính là vị thần đã giúp Thái Tử Tất Đạt Đa trốn khỏi cung điện ở lúc ông tuyên thệ.

Còn theo Xuanzang, một nhà nghiên cứu Phật học ở Trung Quốc cho rằng, Bồ Tát Kim Cương Thủ đã đánh bại một con rắn lớn ở Udyana. Còn ở trong phiên bản khác, người ta lại cho rằng trong khi Nagas (con rắn lớn) đến để thờ Phật cũng như nghe thuyết pháp thì Bồ Tát đã biến Nagas thành một con chim để đánh lừa những người muốn giết nó.

Sự tích về Kim Cương Thủ Bồ Tát còn xuất hiện trong kinh điển Pali, Ngài lúc này hiện lên như một Yaksha (vị thần cai quản một vùng, ma quỷ nhìn thấy đều khiếp sợ). Trong bí tích này kể lại, một thanh thiếu niên có tên là Ambattha đã thô lỗ với Đức Phật. Thiếu niên cho rằng bản thân có đẳng cấp cao hơn, vị thế cao hơn nên đã từ chối trả lời câu hỏi mà Đức Phật đặt ra dù rằng Đức Phật vẫn luôn lịch sự trong cuộc trao đổi. 

Sau khi anh ta từ chối trả lời câu hỏi 2 lần, Đức Phật đã thiện chí nhắc nhở anh ta rằng, nếu từ chối trả lời câu hỏi của một vị giác ngộ ba lần, đầu của bạn sẽ chia thành bảy phần. Tất nhiên điều này sẽ không bao giờ xảy ra, nhưng cũng vào lúc đó, Bồ Tát Kim Cương Thủ xuất hiện cùng sấm sét trong tay, Ngài sẵn sàng tấn công Ambattha. Điều này đã khiến Ambattha khiếp sợ và nhanh chóng trả lời câu hỏi của Đức Phật. 

Ngoài ra cũng có một câu chuyện khác về Ngài Kim Cang Thủ. Ngài cùng Đức Như Lai khuất phục đại thiên long của Udyana. Đức Thích Ca đã để Ngài Kim Cang Thủ bảo vệ những con rắn đã quy phục và quy y sau cuộc tấn công của loài thần điểu Garuda. Kim Cương Thủ Bồ Tát chính là nỗi khiếp sợ của hàng Atula, các yêu ma quỷ quái sở hữu thuốc độc bậc nhất. Do đó, Ngài được xem là hóa thân từ sự giận dữ của chư Phật. Trong Mật Tông, Ngài còn có tên gọi là Ghuyapati – Chúa tể của những bí mật.

Hình Tướng Kim Cang Thủ Bồ Tát

Hình tướng Kim Cang Thủ Bồ Tát được miêu tả khác nhau giữa các nước. Biểu tượng của Ngài xuất hiện nhiều ở Ấn Độ, là vị thần của thời tiết và chiến tranh. Sang Tây Tạng, hình tướng Ngài được thể hiện là một người đang phẫn nộ, đại diện cho sức mạnh và quyết tâm bảo vệ mật điển. Còn ở Trung Quốc thì Ngài được cho là người bảo vệ Tu viện Thiếu Lâm. 

kim-cuong-thu-bo-tat-1 

Hình tướng của Kim Cương Thủ Bồ Tát

Thông thường, Kim Cang Thủ Bồ Tát được miêu tả trong tư thế ngồi kiết già Kim Cương, an toàn trên Nguyệt Luân Hoa Sen. Thân sắc Ngài trong suốt tựa thủy tinh, đại diện cho bản tánh thanh tịnh vô nhiễm, có thể thanh lọc mọi nghiệp chướng nhân gian của Ngài. Đầu Ngài là mũ Ngũ Phật trang nghiêm, tóc búi trên đỉnh và xõa ra hai vai. Tay trái Ngài là chuông Kim cương đặt trên đầu gối, tay phải là Chùy Kim Cương 5 chĩa đặt ngay trước ngực. Thân Kim Cang Thủ Bồ Tát có đầy đủ thiên y, châu báu an lạc, các thứ báo thân Ngài trang nghiêm như Báo Thân Phật.

Điểm đặc trưng riêng của Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát chính là Chùy Kim Cương 5 chĩa. Đây chính là pháp bảo thể hiện cho thệ nguyện kiên cường, vững chắc. Là món pháp bảo biểu trưng của Phật tính. Bởi lẽ Kim Cương có nghĩa là bất hoại, rực rỡ và đầy uy lực. Ngoài ra, Kim Cương còn không thể bị cắt rời hay phá hủy bởi bất cứ thứ gì.

5 chĩa trong Chùy Kim Cương lần lượt thể hiện:

  • Chĩa ở giữa biểu tượng cho Đại Nhật Như Lai
  • Ở phương Đông là Bất Động Minh Vương Như Lai
  • Chĩa ở phương Tây là Vô Lượng Quang Phật (Phật A Di Đà)
  • Ở phương Nam là Đức Phật Bảo Sinh
  • Ở phương Bắc là Bất Không Thành Tựu Phật

Trong hình tướng phẫn nộ, Kim Cương Thủ Bồ Tát được miêu tả là nhảy múa trong vòng hào quang của ngọn lửa. Tay phải Ngài nắm giữ sấm sét, thể hiện sức mạnh vượt trội để vượt qua bóng tối của ảo tưởng. Ngài lúc này xuất hiện với 3 con mắt, con mắt thứ 3 nằm ngay giữa trán và quấn một mảnh vải ngang hông, mảnh vải này được làm từ da của một con hổ. Ngài đội vương miện Bồ Tát năm cánh, nhưng vương miện lại mang năm cái sọ. Trên người Ngài là một con rắn. Rắn và rồng có liên quan mật thiết đến mây và mưa, đây cũng là minh chứng cho điển tích là vị thần sấm sét của Ngài Kim Cương Thủ. 

Hình tướng hung dữ của Kim Cang Thủ Bồ Tát không đại diện cho sự hung tợn thông thường mà nó chính là hình tướng của sức mạnh, quyền lực, năng lượng cũng như sự can đảm của chư Phật. Ngài Kim Cương Thủ có biệt hiệu là Đại Thế Chí Bồ Tát, được sử dụng đặc biệt khi Ngài đứng bên cạnh Đức Phật A Di Đà. Ngài thường được vẽ bên trái trong khi Quán Thế Âm Bồ Tát đứng bên phải Phật A Di Đà. 

Thần chú của Bồ tát Kim Cương Thủ

Thần chú của Bồ Tát Kim Cương Thủ chỉ đơn giản là tên của Ngài. Khi trì tụng có tác dụng trừ tà, thường được các nhà sư Tây Tạng tụng niệm để trừ tà ma cũng như là sự quấy phá của ma quỷ trong lúc thực hành tu tập. Tên của Ngài khi dịch nghĩa ra chính là “người nắm sấm sét”, được lồng ghép giữa 2 âm tiết có tác dụng trừ tà là Om và Hum như sau:

Om Vajrapani Hum

Khi quý Phật tử thực hành thiền điện, kết hợp cùng với thần chú này, quý vị sẽ tiếp cận được nguồn năng lượng mạnh mẽ của Ngài Kim Cang Tát Đỏa. Từ đó mạnh mẽ vượt qua các chướng ngại vật cũng như cản trở đến từ ma quỷ trên con đường đi tìm giác ngộ.

Nếu quý Phật tử thường xuyên niệm chú này, quý vị sẽ đạt được nhiều công đức hơn cả. Nếu quý vị dựa vào Bồ Tát Kim Cương Thủ như Đức Phật Thích Ca, quý vị sẽ được Ngài Kim Cương Thủ bảo vệ khỏi các chướng ngại vật.

Chẳng có ma quỷ nào có thể tổn thương được quý vị, mọi bệnh tật đều được chữa trị, công việc sớm ngày thuận lợi và may mắn. Mọi mong cầu sẽ sớm thành hiện thực. Khi tụng niệm, quý Phật tử nên tìm một nơi yên tĩnh, đi vào trạng thái thiền sâu và tụng thần chú. Càng dấn sâu càng tốt, càng tĩnh lặng càng tốt. Đến một cấp độ mà quý vị không còn ý thức được gì về môi trường xung quanh nữa cũng là lúc tụng niệm thần chú hiệu quả nhất.

Kim Cương Thủ Bồ Tát là vị Bồ Tát biểu trưng cho sức mạnh của chư Phật. Ngài xuất hiện dưới nhiều hình tướng, nổi bật nhất là hình tướng hung tợn đại diện cho quyền uy và sức mạnh của Ngài. Trên đây là một số thông tin về Kim Cương Thủ Bồ Tát và cách thực hành thần chú của Ngài mà Buddhist Art muốn gửi đến quý Phật tử. Hy vọng những thông tin trên là có ích với quý vị. 

Tham khảo thêm các bài viết khác:

Bài viết liên quan

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Dưới đây là top 100 hình Phật, ảnh Phật đẹp nhất với chất lượng cao có thể tải về làm hình nền, hình đại diện, hình video... mà Buddhist Art đã thiết kế khá tỷ mỷ muốn chia sẻ cho cộng đồng.

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Công Ty TNHH Buddhist Art đã hoàn thành dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên đất sét. Và sẽ hoàn thành trên chất liệu composite, sau đó có thể chuyển sang các chất liệu phổ biến khác như đồng, đá, xi măng, gỗ....

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau, có phải là cùng 1 vị Phật không? Làm sao để phân biệt được tượng Phật Thích Ca và tượng Phật A Di Đà để khỏi nhầm lẫn, phật a di đà có thật không? Hãy cùng BUDDHIST ART tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Đức Phật A Di Đà (Adida) hay còn được gọi là Amida là vị Phật xuất hiện trong Phật Giáo và được tôn kính, thờ Phụng phổ biến. Hãy cùng Buddhist Art tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật thích ca mâu ni là ai và tiểu sử cuộc đời của ngài như thế nào? tất cả điều này sẽ được chúng tôi làm rõ ngay trong bài viết này cho các bạn nhé

Tượng Phật Thích Ca lớn nhất Việt Nam ở đâu?

Tượng Phật Thích Ca lớn nhất Việt Nam ở đâu?

Việt Nam chúng ta có rất nhiều tượng phật lớn đứng top thế giới và trong số đó có Tượng Phật Thích Ca. Vậy Tượng Phật Thích Ca lớn nhất Việt Nam nằm ở đâu?