Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Kết quả 4.8/5 (35 đánh giá)

Đức Phật Thích Ca là ai? Ngài có thật không? Bài viết này của với chủ đề "Cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni" thông qua qua bộ tác phẩm phù điêu Cuộc đời Đức Phật do Buddhist Art thực hiện, mời bạn cùng theo dõi!

1. Phật Thích Ca là ai - giấc mơ báo trước về sự ra đời của Ngài.

Phật Thích Ca Mâu Ni là ai?

Phật Thích Ca Mâu Nithái tử Tất Đạt Đa. Ngài là con của hoàng hậu Ma Da và đức vua Tịnh Phạn. Để hiểu rõ hơn các bạn hãy theo dõi tiếp về lịch sử Đức Phật Thích Ca diễn ra như thế nào ở bên dưới.

Tại Vương Quốc Ca Tỳ La Vệ (Kapilavattsu), ngày nay thuộc nước Nepal, vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, một hôm, hoàng hậu Ma Da (là vợ đức vua Tịnh Phạn - Suddodana) khi ấy sắp sinh đứa con đầu lòng đã nằm mơ thấy một luồng ánh sáng trắng mỹ diệu chiếu rọi vào bà, từ ấy một con voi trắng rất lớn, đến từ ngọn núi vàng dâng lên cho bà một bông sen trắng.

Cuộc đời Đức Phật Thích Ca

Hoàng Hậu Ma Da nằm mơ thấy giấc mơ kỳ lạ

Khi tỉnh giấc hoàng hậu Ma Da đã kể với Đức Vua và Ông đã triệu tập các nhà hiền triết, họ cho rằng, đây là một điềm lành báo hiệu rằng đứa bé sắp sinh sẽ là một vĩ nhân.

Phật Thích Ca sinh năm nào?

Vào ngày mùng 8 tháng 4 năm 624 TCN, hoàng hậu Ma Da hạ sinh thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật Thích Ca) tại vườn Lâm Tỳ Ni. 

Phật Thích Ca Mâu Ni là ai

Phật Đản Sanh

Vua cha Tịnh Phạn vui mừng bèn triệu tập các vị thánh giả, đạo sư để xem tướng và cầu phúc cho con trai của mình.

Một hôm có vị đạo sư tên là A Tư Đà đến từ Hy Mã Lạp Sơn xin yết kiến vua để chúc mừng và xem mặt thái tử. Ngài A Tư Đà xem xong bật khóc. Vua Tịnh Phạn hỏi nguyên nhân. A Tư Đà thưa rằng: “Thái tử có đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp sau này nhất định sẽ trở thành bậc chánh đẳng, chánh giác. Tôi khóc là vì tới lúc đó thì tôi đã chết rồi nên không có cơ hội nghe pháp của Ngài”.

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Tượng Đức Phật Thích Ca ngồi thiền

Lớn lên với sự thông minh và sức mạnh phi thường của mình, đến năm 12 tuổi ngài đã thông thạo tất cả các học vấn. Từ năm 13 tuổi ngày được truyền thụ võ nghệ. Ngài có sở trường bắn cung rất thiện xạ. Trong một lần trong một cuộc thi bắn cung, ngài đã nâng được chiếc cung rất nặng mà từ trước đến giờ chưa ai nâng nổi và bắn xuyên qua 7 lớp bia đồng trong khi người giỏi nhất cũng chỉ bắn xuyên được 3 lớp

Sau khi giành chiến thắng trong cuộc thi tuyển chọn phò mã. Ngài đã kết hôn với công chúa Da Du Đà La lúc ngài được 16 tuổi.

Xem mẫu tượng Phật Thích Ca: https://buddhistart.vn/tuong-phat-bon-su-thich-ca/

2. Bước ngoặc thay đổi lịch sử cuộc đời Đức Phật Thích Ca

Một ngày khi đi dạo bốn cửa thành, ngài đã nhìn thấy 4 hình ảnh đó là: một người già yếu, một người bệnh tật, một xác chết, và một vị tu sĩ. Ngài nhận ra một điều là con người ta được sinh ra rồi già đi, rồi sẽ bị bệnh tật và cuối cùng sẽ chết cho dù người đó có là ai đi chăng nữa. Ngài trân quý hình ảnh siêu thoát của vị tu sĩ.

Ngài quay về cung, nhìn thấy các cung nữ say sưa, thân thể lõa lồ, nằm ngổn ngang trong phòng khiến ngài cảm thấy sự ô uế của con người.

Qua bao nhiêu sự việc, ngài quyết định ra đi tìm đường giải thoát. Ngài đến phòng của mình, ghé cửa nhìn vào người vợ yêu dấu Da Du Đà La và đứa con thơ La Hầu La lần cuối trước khi lên đường.

Thế rồi ngài đã cưỡi con ngựa Kiền Trắc cùng với người nô bộc của mình là Xa Nặc bỏ lại kinh thành ra đi vào giữa đêm khuya.

Khi đến bờ sông Anoma, ngài đã cắt tóc, trao lại ngựa, tháo bỏ tất cả trang sức quần áo đưa cho Xa Nặc và kêu Xa Nặc trở về. Khi đó ngài được 29 tuổi.

phat-thich-ca-mau-ni-2

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni hào quang

Sau khi đã thọ giáo hết với 2 vị thầy đầu tiên là Alara Kalama và Uddaka Ramaputta, Ngài đã đến một khu rừng để tu ép xác khổ hạnh cùng với 5 anh em Kiều Trần Như. Sau 6 năm tu ép xác, thân thể ngài càng suy nhược, yếu ớt tưởng chừng sắp chết. Đến khi ngài nghe được tiếng đàn của đấng Phạm Thiên Indra, ngài liên tưởng đến loại dây đàn không quá căng cũng không quá chùng nên ngài đã phát hiện ra con đường trung dung – Trung Đạo. Ngài đã ăn uống bình thường trở lại. Điều này khiến cho 5 anh em Kiều Trần Như thất vọng và đã bỏ Ngài để ra đi tìm nơi khác tiếp tục ép xác tu hành.

Sau khi thọ thực xong, ngài đã đặt chiếc bát xuống dòng sông Ni Liên và thệ nguyện sẽ đạt được giác ngộ rốt ráo. Chiếc bát đã trôi ngược theo dòng nước. Sau đó Ngài đã băng qua dòng nước và được anh nông dân cúng dường bó cỏ Kusa (một loại cỏ thơm), Ngài bèn dùng bó cỏ làm gối lót tọa thiền, rồi đến ngồi dưới gốc cây Bồ Đề mà phát nguyện: “Nếu không đạt thành đạo quả, ta quyết không đứng dậy và không rời khỏi chỗ này.”

phat-thich-ca-mau-ni-3

Tượng Phật Thích Ca ngồi thiền

Khi ngài đang ngồi thiền thì bất chợt có một cơn mưa trái mùa rất lớn. Thần rắn Naga liền bò ra khỏi hang, quấn mình quanh chỗ ngồi của ngài 7 vòng để nâng Ngài lên và dùng đầu của mình để che mưa cho Ngài.

Ngài đã ngồi quán tưởng các duyên khởi, nhìn thấy được các kiếp trước của mình, của chúng sanh, sự hình thành và hủy diệt của thế giới, của nhiều thế giới.

Ma vương Vasavatti và đoàn tùy tùng đã đến để quấy nhiễu ngài. Một vị nữ thần từ trong lòng đất đã đánh bại ma vương để hộ pháp cho ngài. Nhờ tu tập pháp độ trong nhiều kiếp nên ngài đã nhiếp phục ma vương một cách dễ dàng. Cuối cùng ma vương cũng bị khuất phục và thành tâm đảnh lễ với Ngài.

Vào buổi bình minh trăng tròn tháng 4 năm 588 TCN, ngài đã hoàn toàn giác ngộ trở thành một đấng chánh đẳng, chánh giác, một vị Phật.

phat-thich-ca-mau-ni-3

Cuộc đời Đức Phật Thích Ca

3.Phật Thích Ca có thật hay không?

Theo lịch sử thì Phật Thích Ca là vị Phật có thật. Trước khi đắc đạo thành Phật, Người từng là một vị Thái tử cao quý. Cũng chính Người sau này tìm được con đường tu đạo và sáng lập ra đạo Phật. Ngài được sinh ra, giác ngộ và nhập diệt tại Ấn Độ cách hiện tại khoảng hơn 2600 năm trước. Tuy nhiên để khẳng định Phật Thích Ca có thật chúng ta cần phân tích và xem xét trong nhiều tư liệu.

Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm cũng chính là Đức Phật Tổ Như Lai sau khi đắc đạo đã giác ngộ rồi giải thoát bản thân khỏi quy luật sinh tử luân hồi của cõi nhân gian. Người hướng tới chân thiện mỹ, một lòng cứu vớt, giải thoát chúng sinh thoát khỏi bể khổ cuộc đời. Từ đó, quê hương của Đức Phật - Ấn Độ được xem như là cái nôi của Phật pháp khắp thế gian. Theo kinh điển, Thái Tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm, được sinh ra tại vườn Lâm Tỳ Ny nhằm ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch năm 624 TCN. Mãi đến sau này, đại hội Phật giáo vẫn tổ chức ngày đại lễ Phật đản vào ngày trăng tròn 15 – 4  âm lịch nhằm tưởng nhớ đến Đức Thích Ca.

phat-thich-ca-mau-ni-1

Tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Tuy nhiên, để khẳng định Phật Thích Ca có thật hay không thì phải xem xét tư liệu kinh điển ở hai trường phái lớn của Phật giáo, là Nam Tông và Bắc Tông:

  • Bắc Tông ghi nhận rằng Thái Tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm đã xuất gia năm 19 tuổi. Đến năm 31 tuổi thì Ngài đắc đạo sau 6 năm khổ hạnh rừng già. Ngài thuyết pháp 49 năm và nhập diệt ở tuổi 80. Sinh vào 8 tháng 4, thành đạo vào 8 tháng 12 và nhập diệt vào ngày rằm của tháng 2.
  • Nam Tông lại ghi nhận Thái Tử Tất Đạt Đa xuất gia ở tuổi 29. Đến năm 35 tuổi thì chứng đạo sau 6 năm khổ hạnh rừng già. Ngài thuyết pháp 45 năm và nhập diệt ở năm 80 tuổi. Ngày sinh, ngày thành đạo và ngày nhập diệt của Ngài đề là 15 tháng 4 âm lịch.

Tại thời điểm mà Thái tử Tất Đạt Đa thành bậc Chánh Đẳng Giác thì tất cả chư thiên và loài người lúc ấy đều là Phàm phu, không có ai có thể biết được liệu Thái tử đã Chánh Đẳng Giác chưa. Và nếu giả sử Ngài tuyên bố: “Ta đã thành Phật” thì liệu Phàm phu lúc bấy giờ có tin không, có chấp nhận không và liệu có ai đủ tư cách pháp nhân để công nhận Ngài đã thành Phật?

Vậy Phật Thích Ca có thật hay không? Tùy vào niềm tin mỗi người mà đưa ra kết luận rằng Đức Thích Ca có thật hay không? Đức Phật là có thật chứ không phải là một truyền thuyết được thêu dệt lên. Nhưng để khẳng định chắc chắn có Phật thật thì phải cần một vị A La Hán. Chỉ có vị A La Hán này mới là người có tư cách pháp nhân khẳng định có Phật thật và những lời dạy của Ngài là chân lý.

4.Vị Phật đầu tiên là ai?

Vị Phật đầu tiên chính là Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài là vị Phật có thật trong lịch sử. Ngài chính là hoàng tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm của vương quốc Thích Ca, thuộc Ấn Độ ngày nay. Hoàng tử ra đời vào năm 624 TCN. Sau khi thấu rõ những cảnh đời “sinh lão bệnh tử” cũng như sự thanh thản của các vị tu sĩ, ngài đã quyết tâm bước vào con đường tu hành, trải qua muôn sự khó khăn, thử thách và đạt thành chính đạo, trở thành vị Phật đầu tiên đặt mầm móng cho Phật Giáo trở về sau.

phat-thich-ca-mau-ni-2

Phật Thích Ca Mâu Ni là vị Phật đầu tiên

5.Phật Như Lai có phải Phật Thích Ca không?

Phật Như Lai chính là một biệt hiệu khác của Phật Thích Ca

“Như Lai” được dịch từ chữ “Tathagata” trong tiếng Phạn. Như hay còn gọi là “Như Thực” hay “Chân Như”, là để chỉ cái chân lý tuyệt đối, chân tướng của sự thật, bản thể của vũ trụ vạn hữu. “Lai” còn có nghĩa là đến.

“Như Lai” là chỉ những người đến bằng con đường chân thực, những người đã thấu rõ chân lý, những người đi theo con đường đúng đắn đến được chính giác. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một trong số những người đến bằng cách như vậy nên được gọi là “Như Lai”.

Từ Như Lai nếu dùng trong phạm vi hẹp thì là một tôn hiệu riêng của đức Phật Thích Ca, nhưng xét rộng ra thì còn được dùng để chỉ tất cả các vị Phật khác nhau như Phật A Di Đà Như Lai, Phật Dược Sư Như Lai,...

phat-thich-ca-mau-ni-4

Phật tổ Như Lai có phải là Phật Thích Ca?

6.Đức thế Tôn là ai?

Đức Thế tôn lại là một tôn hiệu khác của Phật Bổ Sư Thích Ca Mâu Ni. Thế Tôn là từ mà đạo Bà La Môn dùng để gọi những vị trưởng giả, đức cao vọng trọng. Các Tăng sĩ cũng như tín đồ Phật giáo sau này cùng dùng cái tên Thế Tôn khi gọi Đức Thích Ca Mâu Ni như một cách bày tỏ lòng cung kính. 

Chúng ta vẫn thường nghe “Bạch Thế Tôn…” vô cùng tôn kính. Phật Thích Ca là nhân vật có đức hạnh vẹn toàn, công đức vô lượng, là thầy của mười phương ba cõi, há còn lý do gì mà không phải là Thế Tôn?

Video giải đáp thông tin về đức phật Thích Ca Mâu Ni

Tham khảo:

Bài viết liên quan

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Dưới đây là top 100 hình Phật, ảnh Phật đẹp nhất với chất lượng cao có thể tải về làm hình nền, hình đại diện, hình video... mà Buddhist Art đã thiết kế khá tỷ mỷ muốn chia sẻ cho cộng đồng.

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Công Ty TNHH Buddhist Art đã hoàn thành dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên đất sét. Và sẽ hoàn thành trên chất liệu composite, sau đó có thể chuyển sang các chất liệu phổ biến khác như đồng, đá, xi măng, gỗ....

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Xin chào và rất cảm ơn bạn đã ghé thăm trang web của công ty TNHH Buddhist Art và cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp về tượng Phật Thích Ca. Buddhist Art với kho hình nền Đức Phật Thích Ca đa dạng và được thực hiện tỉ mỉ, rất mong được sự đón nhận của quý Phật Tử, Sư Thầy, Sư Cô.

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau, có phải là cùng 1 vị Phật không? Làm sao để phân biệt được tượng Phật Thích Ca và tượng Phật A Di Đà để khỏi nhầm lẫn, phật a di đà có thật không? Hãy cùng BUDDHIST ART tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Đức Phật A Di Đà (Adida) hay còn được gọi là Amida là vị Phật xuất hiện trong Phật Giáo và được tôn kính, thờ Phụng phổ biến. Hãy cùng Buddhist Art tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Ý nghĩa và cách thỉnh của tượng Phật Bổn Sư Thích Ca

Ý nghĩa và cách thỉnh của tượng Phật Bổn Sư Thích Ca

Ý nghĩa của tượng Phật Bổ Sư Thích Ca là gì? Cách thỉnh tượng phật này như thế nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết này nhé