Mục Kiền Liên Bồ Tát là ai? Sự Tích của Ngài

Kết quả 5.0/5 (6 đánh giá)

Mục Kiền Liên Bồ Tát là vị tôn giả vô cùng nổi tiếng trong Phật giáo. Phật tử thường biết đến Ngài qua điển tích “Mục Liên Thanh Đề” (sự tích xuống địa ngục cứu mẹ). Vậy Mục Kiền Liên Bồ Tát là ai? Sự tích Mục Kiền Liên Bồ Tát cứu mẹ thực hư ra sao? Mời quý Phật tử cùng Buddhist Art tìm hiểu thông qua bài viết sau. 

Mục Kiền Liên Bồ Tát là ai?

Mục Kiền Liên Bồ Tát (hay Mục Liên) là nhân vật có thật trong lịch sử Phật giáo. Ngài sinh vào khoảng năm 568 và mất khoảng năm 484 TCN tại nước Ma Kiệt Đà, nay là miền Bắc Ấn Độ. 

muc-kien-lien-bo-tat-1 

Mục Kiền Liên Bồ Tát là ai

Tôn giả Mục Kiền Liên là một vị Tỳ kheo nổi tiếng ở tăng đoàn Đức Phật Thích Ca khi Ngài còn tại thế. Tôn giả Mục Kiền Liên và Tôn giả Xá Lợi Phật chính là hai vị đệ tử đứng đầu trong hàng chúng đệ tử của Đức Phật Thích Ca, vô cùng thần thông quảng đại. Ngài được chứng A La Hán và được tán dương là “Thần Thông Đệ Nhất”. Đặc biệt, Mục Kiền Liên Bồ Tát thường được biết đến với giai thoại cứu mẹ trong địa ngục mà không Phật tử nào không biết. 

Vì có thật trong lịch sử nên những ghi chép về vị Bồ Tát này rất nhiều. Mục Kiền Liên Bồ Tát thường sẽ thay Đức Phật thuyết pháp, Ngài cũng là một trong những người dẫn chương trình tại các buổi thuyết pháp. Bên cạnh đó, Mục Kiền Liên Bồ Tát còn mang trong mình trọng trách duy trì và truyền bá giáo lý của Đức Phật sau khi Ngài nhập Niết Bàn

Xuất thân của Mục Kiền Liên Bồ tát

Theo các tài liệu Phật giáo có ghi chép, Mục Kiền Liên Bồ Tát xuất thân tại một ngôi làng nhỏ tại vương quốc Magadha, thuộc Ấn Độ ngày nay. Dòng dõi của Ngài là Mud Gala, nghĩa là “Thiên văn gia”, đây là từ được sử dụng để chỉ những người thông thạo các vấn đề thiên văn học lúc bấy giờ. Cũng trong những kinh điển này có ghi chép, Mục Kiền Liên Bồ Tát sinh ra trong dòng tộc Bà La Môn, đây chính là giai cấp quý tộc, rất giàu có và được nhiều người tôn kính. Chính vì vậy mà ngay từ nhỏ Ngài đã được sống trong nhung lụa, được hưởng một nền giáo dục hoàn chỉnh, không hề thiếu thốn bất cứ thứ gì. 

muc-kien-lien-bo-tat-6 

Xuất thân của Mục Kiền Liên Bồ Tát

Có một lần, khi Ngài cùng người bạn thân của mình, cũng chính là Xá Lợi Phất đi dự “Hội Sơn Thần”, Ngài đã chợt ngộ ra về đạo lý Sinh Ly Tử Biệt giữa cuộc đời. Sau sự kiện ấy Ngài quyết định tìm đường giải thoát, bước đến con đường cầu đạo.
Ngài Mục Kiền Liên cùng Xá Lợi Phất đã tiếp thu rất nhiều tư tưởng, học rất nhiều học thuyết nhưng không một học thuyết nào là trọn vẹn. Cũng chính vì vậy mà Ngài không thể nghiên cứu tiếp, chỉ có thể tiếp tục hành trình cầu đạo. 

Đến giai đoạn cả hai cùng bốn mươi tuổi, bấy giờ thì Đức Phật Thích Ca có cho phép đoàn đệ tử của mình khai môn, tiến hành thực hiện truyền bá giáo lý đạo Phật trong dân chúng. Đức Phật đã đích thân ghé đến Vương Xá để tiếp độ cho Đức vua của nước Magadha. Khi Phật Thích Ca có mặt tại Tịnh xá Trúc Lâm thì Ngài Mục Kiền Liên và Xá Lợi Phất cũng vừa quay lại thành. Ngài Xá Lợi Phất đã gặp gỡ trưởng lão A Thuyết Thị, đây là một trong những đệ tử đầu tiên của Đức Phật, cũng nhờ trưởng lão mà Ngài đã ngộ ra Tứ diệu Đế, trong lúc tâm thức chứng quả Nhập Lưu thì Ngài liền đắc Pháp nhãn. 

Sau đó, Xá Lợi Phất đã kể lại câu chuyện cho Ngài Mục Kiền Liên nghe, Ngài Mục Kiền Liên cũng nhanh chóng giác ngộ. Ngài nhận thấy đây chính là con đường đạo mà Ngài đã tìm kiếm bấy lâu nay. Hai Ngài đã cùng nhau gia nhập Tăng đoàn, trở thành một trong mười vị đại đệ tử xuất sắc nhất của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. 

Sự tích Mục Kiền Liên Bồ Tát cứu mẹ

Khi nhắc đến tôn giả Mục Kiền Liên, người ta thường sẽ nhớ đến sự tích Mục Kiền Liên Bồ Tát cứu mẹ. Bà Thanh Đề được biết đến là mẹ của Tôn giả Mục Kiền Liên, khi còn sống thường hủy báng, phá hoại Tam Bảo, không tin cậy mà còn bảo Tam Bảo không đáng để bà tin. Bên cạnh đó bà có lối sống xa hoa bất cẩn, không hề tiết kiệm thức ăn mà rất phung phí, luôn để thức ăn rơi vãi trên mặt đất. 

muc-kien-lien-bo-tat-2 

Sự tích Mục Kiền Liên Bồ Tát cứu mẹ

Lúc ấy Ngài Mục Kiền Liên sẽ luôn là người nhặt những hạt cơm rơi vãi để rửa sạch bằng nước để tránh lãng phí. Cũng vì sự phung phí đó mà khi chết đi Bà Thanh Đề đã bị đày xuống địa ngục, chịu nhiều khổ ải dày vò cho những lỗi lầm của bản thân.

Sau khi cha mẹ qua đời, Ngài Mục Kiền Liên liền xuất gia trở thành vị tu sĩ theo Đức Phật. Qua những lời dạy của Đức Phật, Ngài cùng các đệ tử khác đã tu tập và làm việc chăm chỉ không ngừng. Về sau, Đức Mục Kiền Liên trở thành vị đệ tử đầu tiên của Đức Phật. 

Khi chứng quả vị La Hán, đắc được ngũ căn lục thông, Mục Kiền Liên đã vận tâm một cách diệu kỳ có thể đi lại tự do giữa các giới. Việc đầu tiên ông muốn là cứu rỗi cha mẹ đã chết để trả ơn sinh thành. Ngài đã dùng nhãn quang của mình để đi tìm mẹ, mong cứu rỗi được bà. 

Ngài đã sử dụng sức mạnh thần thông của mình để đến được địa ngục. Đến đây, Ngài đã chứng kiến những cảnh tượng đau lòng, người điên giết hại lẫn nhau, máu tươi ở khắp mọi nơi, âm thanh kêu la thảm thiết vang vọng khắp cõi. Nhiều người đã chết trong những trận thảm sát, nhưng một cơn gió thổi qua, người chết sống lại, tiếp tục chém giết lẫn nhau, cứ lặp lại một vòng luẩn quẩn như vậy. 

Ngài Mục Kiền Liên đi qua “địa ngục dây điện”, “địa ngục đói khát”, đến “cửa địa ngục”, “địa ngục nóng”, địa ngục băng” nhưng vẫn không tìm thấy mẹ mình. Cuối cùng, Ngài đến nơi giam giữ của những người mang tội lỗi ghê gớm. Trong nhóm người đói gầy nơi đây, Ngài thấy được một bóng hình tương tự mẹ mình, đến gần hơn thì Ngài nhận ra đó thực sự là mẹ mình. 

Bà Thanh Đề mặt đói mỏi, tóc dài và dơ bẩn, cả người chỉ còn da bọc xương, úp mặt trên mặt đất chẳng nâng nổi đầu lên. Mục Kiền Liên ngay lập tức chạy đến ôm lấy mẹ mình mà bật khóc. Ngài hối tiếc về những việc ác của mẹ mình. Thấy mẹ mình đói khát, bị đày đọa nơi khổ ải, Ngài liền mang một bát cơm đến cho mẹ. 

muc-kien-lien-bo-tat-5 

Sự tích Mục Kiền Liên Cứu Mẹ

Khi còn sống, Bà Thanh Đề phỉ báng Tam Bảo, tâm tham nặng nề, dù làm ngạ quỷ dưới địa ngục cũng chẳng dứt nổi lòng tham. Bà lấy tay đỡ lấy bát cơm, tay kia thì mang vạt áo che vội bát cơm rồi chạy đến chỗ không có ngạ quỷ mà lén ăn một mình. Thế nhưng nghiệp bà quá nặng, cơm trắng vừa đưa lên miệng thì tự nhiên hóa thành than đỏ.

Thấy mẹ mình đói khát khổ sở nhưng chẳng làm được gì, Mục Kiền Liên đã đến thưa với Đức Phật. Ngài được Đức Phật cho biết là mẹ Ngài hủy báng Tam Bảo, tội nghiệp quá nặng nề, chỉ một mình sức của Mục Kiền Liên thì không thể giải cứu được. Nếu Mục Kiền Liên muốn cứu mẹ thì vào ngày rằm tháng bảy, lúc Chư Tăng Tự tứ, Chư Phật hoan hỷ thì hãy thiết kế lễ Vu Lan Bồn. Được biết, lễ Vu Lan Bồn chính là lễ cúng giải cứu cái khổ bị treo ngược. Làm theo như lời Đức Phật, vào ngày rằm tháng bảy năm đó, mẫu thân của Ngài đã được giải thoát. 

Tôn giả Mục Kiền Liên cảm kích ơn Đức Phật, đã khuyến khích người trong thế gian tổ chức lễ Vu Lan báo hiếu vào ngày rằm tháng bảy hằng năm để cúng dường tăng chúng mười phương hội về, đồng thời là tụng kinh Vu Lan Bồn để báo hiếu cho cha mẹ, trả công ơn sinh thành.

Nhờ thần lực chú nguyện của chư Phật và Thánh tăng mà về sau lương tâm của Bà Thanh Đề đã được chuyển hóa. Nhờ ăn năn hối cải, thành tâm chuyển đổi tâm ý mà bà thoát được cảnh đau khổ, được siêu thoát và sinh lên cõi trời để hưởng những phước báu an lành.

Sự tích Mục Kiền Liên Bồ Tát cứu mẹ ở địa ngục đã trở thành hình ảnh biểu tượng của đạo hiếu trong Phật giáo, cũng qua sự tích này mà ta biết được nguồn gốc ra đời của lễ Vu Lan. Ngài là hiện thân của hạnh nguyện cứu mẹ khỏi cảnh khổ. Sau khi đắc quả A La hán, Ngài đã dùng trí tuệ và lòng từ bi vô lượng của bản thân để độ hóa chúng sinh. 

Ý nghĩa sự tích Mục Kiền Liên cứu mẹ

Ngoài ra, nương theo câu chuyện của tôn giả Mục Kiền Liên, Đức Phật đã dạy chúng sinh, ai muốn báo hiếu thì hãy làm theo cách của Mục Kiền Liên (Vu Lan Bồn Pháp). Sau này, vào ngày Rằm tháng bảy hàng năm lễ Vu Lan báo hiếu đều được tổ chức đều đặn để Phật tử báo hiếu cha mẹ của mình.

muc-kien-lien-bo-tat-4 

Ý nghĩa của việc Mục Kiền Liên Cứu Mẹ

Ý nghĩa của việc thờ tôn tượng Mục Kiền Liên Bồ Tát

Mục Kiền Liên Bồ Tát là một trong những vị Bồ Tát nổi tiếng trong kinh sách Phật giáo. Ý nghĩa của việc thờ tôn tượng Mục Kiền Liên Bồ Tát chính là để thể hiện lòng thành kính và tu hành theo những phẩm chất mà Đức Mục Kiền Liên đại diện. 

Việc thờ tôn tượng của Ngài còn nhắc nhở mọi người con trên thế gian này về bổn phận của người làm con, cần phải yêu thương, chăm sóc cha mẹ, báo đáp công ơn của bậc sinh thành. Đồng thời còn là lời cầu mong về Đức Phật, mong Đức Phật gia hộ cho cha mẹ được khỏe mạnh, bình an, sớm thoát khỏi những khổ đau.

muc-kien-lien-bo-tat-3 

Ý nghĩa của việc tôn tượng Mục Kiền Liên Bồ Tát

Thờ tôn tượng Mục Kiền Liên Bồ Tát cần lưu ý điều gì?

Khi thờ tôn tượng Mục Kiền Liên Bồ Tát cần lưu ý những điều sau:

  • Chọn tượng Mục Kiền Liên Bồ Tát phù hợp: Trước khi thỉnh tượng Mục Kiền Liên Bồ Tát, quý Phật tử cần phải lựa chọn tôn tượng phù hợp với không gian thờ cúng cũng như tâm nguyện của mình. Hãy chọn tôn tượng có tính thẩm mỹ cao, bố cục cân xứng, hài hòa, khuôn mặt Bồ Tát từ bi hỷ xả,... Lưu ý là Phật tử không được nhầm giữa Mục Kiền Liên Bồ Tát và Địa Tạng Vương Bồ Tát. Đây là hai vị Bồ Tát hoàn toàn khác nhau nhưng lại hay bị nhầm lẫn. 
  • Lựa chọn vị trí đặt tượng Mục Kiền Liên Bồ Tát: Bàn thờ Mục Kiền Liên Bồ Tát nên đặt ở vị trí trang nghiêm, cao hơn đầu gia chủ, được áp lưng vào tường vững chắc, lưu ý là bàn thờ phải quay ra hướng cửa chính của căn nhà. Nên đặt tượng trong không gian yên tĩnh. Tuyệt đối không đặt bàn thờ Phật đối diện bếp lò, phòng ngủ, dây treo quần áo, nhà vệ sinh hay bất kỳ nơi nào bất tịnh, xu uế.
  • Thường xuyên lau chùi tôn tượng Mục Kiền Liên Bồ Tát: Thờ tôn tượng Mục Kiền Liên Bồ Tát thì cần trang nghiêm, thường xuyên lau dọn, rút bớt chân hương. Không nhất thiết phải lau tượng mỗi ngày, nhưng nhận thấy tượng bị khói bụi bám vào thì nên dùng khăn sạch mới để lau tôn tượng đến khi sạch là được. Đặc biệt, vào những ngày sóc vọng (ngày 30, mùng 1, ngày 14, 15 âm lịch hàng tháng) thì nên sắm sửa nhang đèn, hoa quả tươi cho bàn thờ để dâng cúng. 
  • Thực hiện nghi thức thờ cúng Mục Kiền Liên Bồ Tát: Sau khi thỉnh tượng Mục Kiền Liên Bồ Tát về, quý vị cần làm lễ khai quang điểm nhãn, lễ rước và lễ an vị. Phải dâng cỗ chay, hoa quả, nhang đèn, nước sạch. Chọn ngày khai quang điểm nhãn vào các ngày như mùng 1, 15 hoặc các ngày vía quan trọng trong Phật giáo. Còn những ngày bình thường thì quý vị chỉ cần thắp hương, tránh để hoa quả héo, thường xuyên tụng kinh niệm Phật là được.

muc-kien-lien-bo-tat-7 

Những lưu ý khi thờ tôn tượng Mục Kiền Liên Bồ Tát

Ngoài ra, quý Phật tử cũng cần lưu ý những điều sau khi thờ tôn tượng Mục Kiền Liên Bồ Tát:

  • Không nên đặt tượng Mục Kiền Liên Bồ Tát ở những nơi có nhiều người qua lại, ồn ào.
  • Không nên đặt tượng Mục Kiền Liên Bồ Tát ở những nơi ô uế, ẩm thấp.
  • Không nên bôi loại nước hoa thơm cho tượng Tôn Giả Mục Kiền Liên.
  • Thờ Mục Kiền Liên Bồ tát cần lòng thành tâm, giữ gìn Ngũ giới.
  • Giữ gìn thân – khẩu – ý trong sạch, hành thiền, trì chú, niệm Phật, lạy sám hối… mỗi ngày.

Như vậy thông qua những thông tin trên, hy vọng quý vị đã biết được Mục Kiền Liên Bồ Tát là ai cũng như hiểu thêm về các sự tích xoay quanh vị tôn giả này. Mục Kiền Liên Bồ Tát là nhân vật có thật trong lịch sử, được thừa nhận là một nhân vật có sức ảnh hưởng lớn ở thời Đức Phật tại thế.

Tham khảo thêm các bài viết khác:

Bài viết liên quan

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Dưới đây là top 100 hình Phật, ảnh Phật đẹp nhất với chất lượng cao có thể tải về làm hình nền, hình đại diện, hình video... mà Buddhist Art đã thiết kế khá tỷ mỷ muốn chia sẻ cho cộng đồng.

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Công Ty TNHH Buddhist Art đã hoàn thành dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên đất sét. Và sẽ hoàn thành trên chất liệu composite, sau đó có thể chuyển sang các chất liệu phổ biến khác như đồng, đá, xi măng, gỗ....

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Xin chào và rất cảm ơn bạn đã ghé thăm trang web của công ty TNHH Buddhist Art và cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp về tượng Phật Thích Ca. Buddhist Art với kho hình nền Đức Phật Thích Ca đa dạng và được thực hiện tỉ mỉ, rất mong được sự đón nhận của quý Phật Tử, Sư Thầy, Sư Cô.

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau, có phải là cùng 1 vị Phật không? Làm sao để phân biệt được tượng Phật Thích Ca và tượng Phật A Di Đà để khỏi nhầm lẫn, phật a di đà có thật không? Hãy cùng BUDDHIST ART tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Đức Phật A Di Đà (Adida) hay còn được gọi là Amida là vị Phật xuất hiện trong Phật Giáo và được tôn kính, thờ Phụng phổ biến. Hãy cùng Buddhist Art tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật thích ca mâu ni là ai và tiểu sử cuộc đời của ngài như thế nào? tất cả điều này sẽ được chúng tôi làm rõ ngay trong bài viết này cho các bạn nhé