Tìm hiểu chi tiết về Tứ Đại Thiên Vương Phật giáo
Tứ Đại Thiên Vương, ngoài việc giữ gìn Phật Pháp còn có trách nhiệm hộ trì thế giới, trông nom bốn phương cho mưa thuận gió hòa. Truyền thuyết kể lại rằng các vị Thiên Vương là những người chiến đấu chống lại cái ác và bảo vệ những nơi Phật pháp được truyền bá. Vậy Tứ Đại Thiên Vương là ai? Nguồn gốc và lịch sử của những vị này là như thế nào? Mời quý Phật tử cùng Buddhist Art tìm hiểu thông qua bài viết sau.
Tứ đại Thiên vương là ai?
Trong Phật giáo, Tứ Đại Thiên Vương thường được gọi dưới một cái tên khác là “Tứ đại Kim Cương”. Bên cạnh việc gìn giữ Phật pháp, Tứ Đại Thiên Vương còn mang trong mình trọng trách trông nom bốn phương, duy trì sự an lạc. Cũng vì thế mà các Thiên vương cũng được gọi là “Hộ thế Thiên tôn”.
Tứ đại Thiên Vương trong Phật giáo
Thế giới của con người vốn được chia thành bốn đại bộ châu, theo kinh Phật của Ấn Độ thì bốn vị Thiên Vương chính là bốn vị tướng của Thiên Đế, mỗi vị Thiên vương sẽ cai quản một châu. Trong đó:
- Tăng Trưởng Thiên Vương cai quản phía Nam, là vị Thiên Vương mang trong mình khả năng kết hợp chúng sinh, phát triển thiện căn.
- Trì Quốc Thiên Vương ở phía Đông có khả năng bảo hộ sinh linh, giữ gìn đất đai trong nước.
- Quảng Mục Thiên Vương bảo hộ phía Tây: có khả năng mở to mắt quan sát thế giới.
- Đa Văn Thiên Vương bảo vệ phía Bắc: có nhiệm vụ bảo vệ đạo trường của đức Như Lai, thường được nghe đức Như Lai thuyết pháp, vì vậy tên Ngài có nghĩa là nghe nhiều biết nhiều.
Cũng vào ngày 8 âm lịch mỗi tháng, các vị sẽ đi tuần ở cõi Ta Bà, quan sát mọi sự, ghi chép việc thiện, việc ác của con người để báo cáo lên vua trời Đế Thích. Trong kinh sách nhà Phật có ghi chép lại rằng, các vị Thiên vương chính là vị Cảnh vệ giúp bảo vệ chùa, nơi ở của các vị chính là đỉnh Thiền Đa La, nằm tại ngọn Tu Di. Tại các điện thờ Phật, điện thờ Thiên Vương đều sẽ được đặt ở những vị trí rất dễ thấy. Trang phục của các vị sẽ có nhiều khác biệt, nhưng tựu chung đều rất uy vũ.
Nguồn gốc và lịch sử của Tứ Đại Thiên Vương Phật Giáo
Trong kinh sách Phật giáo ghi chép lại, Tứ Đại Thiên Vương chính là bốn vị thần hộ pháp, có nhiệm vụ cai quản, canh gác bốn phương, bảo vệ Phật pháp và chúng sinh khỏi những tà ma ngoại đạo. Họ cũng có trách nhiệm duy trì sự ổn định xã hội, trông nom bốn phương cho mưa thuận gió hòa.
Tứ Đại Thiên Vương chính là Đông Thiên Vương Trì Quốc, Tây Thiên Vương Quảng Mục, Nam Thiên Vương Tăng Trưởng và Bắc Thiên Vương Đa Văn. Mỗi người trong số họ chính là vị vua lãnh đạo một quân đoàn với những sinh vật có sức mạnh siêu nhiên sống ở tầng trời Tứ Thiên Vương. Đây được cho là kết quả tạo thành từ những điều ước được thực hiện dưới thời Đức Phật Ca Diếp - Bốn vị thần hộ trì này đã được tái sinh vào thời Đức Phật Thích Ca và nhận giáo lý từ Ngài. Cũng chính 4 vị Thiên Vương này đã bảo vệ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khỏi những cuộc tấn công của Ma Vương Māra khi Ngài tu tập dưới cây Bồ Đề.
Theo một số nguồn, Tứ Đại Thiên Vương có nguồn gốc từ các vị thần của Ấn Độ cổ đại, được Phật giáo tiếp nhận và biến đổi theo quan niệm của mình. Theo kinh điển Phật giáo, Tứ Đại Thiên Vương cư ngụ trên cõi trời Cāturmahārājika, một sườn núi thấp của núi Tu Di (Sumeru), nơi thấp nhất trong sáu cảnh giới của các chư thiên trong Dục giới (Kāmadhātu).
Bộ tượng Tứ đại Thiên Vương trong Phật giáo
Tứ Đại Thiên Vương là những vị thần hộ pháp, bảo vệ cho Đế Thích Thiên, vị thần lãnh đạo trong cung trời Đao Lợi. Vào các ngày 8, 14 và 15 âm lịch hàng tháng, Tứ Đại Thiên Vương sẽ phái sứ giả hoặc tự mình đi kiểm tra tình hình người dân sinh sống trong phạm vi cai quản của mình. Sau đó, họ sẽ báo cáo tình hình công việc với hội đồng các vị thần Đao Lợi. Theo lệnh của Đế Thích Thiên, Tứ Đại Thiên Vương sẽ đứng canh gác để bảo vệ Đao Lợi Thiên Cung khỏi các cuộc tấn công của A-tu-la. Họ cũng phát nguyện bảo vệ Đức Phật, đạo Pháp và những người theo đạo Phật khỏi nguy hiểm.
Trong Phật giáo Đại thừa, Tứ Đại Thiên Vương được coi là những vị Bồ tát hộ trì Phật pháp. Họ được biểu hiện qua nhiều hình tượng và câu chuyện trong các kinh điển và văn hóa khác nhau. Trong Phật giáo Tây Tạng, Tứ Đại Thiên Vương được đặt ở bốn hướng của một khóa nhập thất khép kín để thiết lập ranh giới và bảo vệ các hành giả khỏi bị ma quỷ quấy phá trong thời gian tu tập. Họ cũng thường được nhìn thấy gần lối ra vào của các ngôi chùa Phật giáo Đại thừa. Trong Phật giáo Việt Nam, Tứ Đại Thiên Vương được tôn kính trong các ngày rằm và mùng một âm lịch, cũng như trong các dịp lễ hội.
Tìm hiểu chi tiết về Tứ Đại Thiên Vương Phật giáo
Đông Thiên Vương - Trì Quốc Thiên Vương
Đông Thiên Vương là vị Thiên Vương trấn giữ khu vực phía Đông núi Tu Di, một vùng đất được làm hoàn toàn bằng vàng. Tên của Ngài là Đa La Tra hay còn được biết đến là Trì Quốc Thiên Vương.
Đây là vị Thiên Vương mang trên mình trọng trách bảo vệ chúng sinh, gìn giữ đất nước, duy trì sự bình an cho dân chúng để dân chúng có thể yên ổn làm ăn, an cư lạc nghiệp. Giống như các vị Thiên Vương khác, Trì Quốc Thiên Vương đã tuyên thệ bảo vệ đức Phật Thích Ca và giáo lý của Ngài.
Ngoài ra, Trì Quốc Thiên Vương còn là thủ lĩnh của các nhạc công trên trời. Cũng vì vậy mà trong nghệ thuật Phật giáo, Đông Thiên Vương thường được mô tả trong hình dáng một vị tướng quân dũng mãnh, tay cầm cây đàn tỳ bà, thân mặc giáp trụ, đầu đội mũ trụ. Đặc biệt, cây đàn tỳ bà này vừa là binh khí, vừa là nhạc cụ của ông. Cây đàn chính là hình tượng biểu thị cho sự hòa bình, an lạc, âm nhạc của đàn tỳ bà có thể xua tan tà khí, mang lại niềm vui hạnh phúc cho chúng sinh.
Sau khi đạo Phật được phổ biến và lan truyền rộng rãi thì tên gọi của vị Thiên Vương này có chút thay đổi, như ở Tây Tạng thì tên ông là Yulkhorsung hay ở Thái Lan sẽ có tên là Thao Thatarot.
Tây Thiên Vương - Quảng Mục Thiên Vương
Quảng Mục Thiên Vương là tên gọi khác của Tây Thiên Vương. Ngài là vị Thiên Vương trấn giữ phương Tây, ngự ở vùng đất bằng bạc Trắng. tên của Tây Thiên Vương là Tỳ Lưu Bát Xoa, chữ Quảng Mục gắn liền với chữ “Thuận”, bởi khả năng của Ngài là quan sát tất cả mọi sự vật, sự việc trên khắp thế gian thông qua ánh mắt thanh tịnh của mình. Vị Thiên Vương này có nhiệm vụ quan sát và trừng trị cái ác, bảo vệ luật trời và đạo Pháp.
Trong văn hóa Ấn Độ ghi chép lại, Tây Thiên Vương chính là thủ lĩnh của các Nagas (rắn hổ mang), Ngài có con mặt hung tợn để đe dọa các thế lực cản phá việc thực hành Phật pháp. Người ta cho rằng, cái nhìn của Quảng Mục Thiên Vương có hại cho chúng sinh nên vị Thiên Vương này luôn tránh nhìn họ mà thay vào đó là nhìn chằm chằm vào bảo tháp mà ông mang theo. Bên cạnh đó, Tây Thiên Vương còn được mô tả là tay quấn xích long hoặc sợi dây màu đỏ, mang ý nghĩa thuần phục chúng ma, ngoại đạo, giúp chúng cải tà quy chánh.
Nam Thiên Vương - Tăng Trưởng Thiên Vương
Nam Thiên Vương có tên gọi là Tỳ Lưu Ly, là vị Thiên Vương cai quản phía Nam của dãy Tu Di, một vùng đất làm bằng lưu ly. Bên cạnh đó, Nam Thiên Vương còn được biết đến là Tăng Trưởng Thiên Vương, mang trong mình trọng trách hộ trì cõi Ta Bà, giúp thế giới không ngừng phát triển. Ngài cũng chính là thủ lĩnh của các Kumbhandas, những sinh vật kỳ dị cư trú trên các cõi trời trong Dục giới.
Theo truyền thuyết, Nam Thiên Vương cùng các vị hộ pháp khác đã bảo vệ mẹ của Đức Phật Thích Ca trước khi hoàng tử được sinh ra, cùng nhau trợ giúp Ngài trong suốt hành trình truyền dạy đạo Phật. Cái tên “Tăng Trưởng” của ông cũng mang hàm ý là không ngừng phát triển, tăng trưởng, tiến lên và không có điểm dừng. Vì vậy, ông cũng mang trong mình tâm niệm và trọng trách nhắc nhở những người thuộc cảnh giới Ta Bà, nếu muốn an lạc, giải thoát thì bắt buộc, cần thiết và quan trọng nhất chính là tu hành.
Trong nghệ thuật Phật giáo, Tăng Trưởng Thiên Vương thường được mô tả trong hình tượng tay cầm bảo kiếm để tiêu trừ cái xấu. Tuy nhiên, một số ghi chép khác thì cho rằng sự đụng chạm của Nam Thiên Vương là gây hại cho chúng sinh, vì thế mà ông luôn mang theo một thanh kiếm để ngăn cản họ đến gần.
Bắc Thiên Vương - Đa Văn Thiên Vương
Vị Thiên Vương cuối cùng trong Tứ Đại Thiên Vương chính là Bắc Thiên Vương, hay còn được gọi là Đa Văn. Tên của Ngài là Tỳ Sa Môn, là vị thủ lĩnh ngự trị vùng đất làm hoàn toàn bằng thủy tinh ở vùng núi phía Bắc. Ngài cũng chính là thủ lĩnh của Tứ Đại Thiên Vương.
Sở dĩ có tên Đa Văn Thiên Vương vì Ngài luôn học hỏi, tìm hiểu, lắng nghe, hiểu nhiều, biết nhiều. Cũng nhờ việc hiểu nhiều, biết nhiều mà đạo đức và tiếng lành vang xa, chúng sinh thiên hạ cũng học hỏi theo Ngài luôn tìm hiểu làm theo những điều tốt đẹp.
Theo các học giả xưa, Đa Văn Thiên Vương được lấy cảm hứng từ thần Kubera trong đạo Hindu của Ấn Độ. Ông vốn được xem là con trai của nhà hiền triết Vishrava. Cũng theo truyền thuyết Ấn Độ ghi lại, Đa Văn Thiên Vương đã tu luyện ngàn năm, sau đó được Đấng sáng tạo Brahma ban cho sự bất tử, giàu có và là người nhận trách nhiệm canh giữ kho tàng nơi hạ giới.
Bắc Thiên Vương thường được miêu tả với khuôn mặt màu vàng. Mang theo một chiếc ô như một dấu hiệu thể hiện sức mạnh che chở của mình với chúng sinh. Thỉnh thoảng, ông cũng xuất hiện cùng một con cầy mangut, thường được thể hiện là đang phun ra những món đồ trang sức. Được biết cầy mangut chính là kẻ thù của loài rắn, biểu tượng của lòng tham hoặc thù hận.
Tổng kết lại, Tứ Đại Thiên Vương trong Phật giáo mang trong mình trách nhiệm hộ trì thế giới, duy trì sự an lạc, giúp xã hội phát triển không ngừng… Đây cũng chính là những điều cốt lõi tạo ra cảnh giới Cực Lạc và cũng là tâm nguyện to lớn của các Chư Phật.
Ý nghĩa của tượng Tứ Đại Thiên Vương
Tượng Tứ Đại Thiên Vương thường xuất hiện ở đại đa số các chùa, được xem là một biểu tượng của văn hóa Phật giáo. Bốn vị Thiên Vương sẽ cùng nhau bảo vệ Phật pháp và chúng sinh khỏi những thế lực tà ác.
Với quyền năng cũng như sức mạnh của mình, Tứ Đại Thiên Vương sẽ bảo vệ chùa luôn thanh tịnh, chúng sinh luôn tránh được những tai ương, khổ nạn. Tượng Tứ Đại Thiên Vương sẽ thường được đặt ở những khu vực thờ tự như chùa, đền thờ, nhà riêng trấn giữ bốn phương mưa thuận gió hòa, soi đường cho những người Phật tử đến với con đường tu tập Phật Học.
Ý nghĩa của tượng Tứ Đại Thiên Vương:
- Bảo vệ con người khỏi những tổn hại sức khỏe: Tứ Đại Thiên Vương sẽ phù hộ, thâu tóm những nguy hiểm xung quanh con người. Đặc biệt, khi đặt 4 pho tượng quay về 4 hướng khác nhau có thể giúp ngăn cản bệnh tật, tai nạn cho gia đình.
- Trừ tà, trừ yêu: Vì các Ngài là hộ pháp của Phật giáo nên mỗi pho tượng đều mang trong mình sự linh thiêng vốn có. Và dĩ nhiên, không một thế lực ma quỷ, tà khí, yêu mà nào có thể làm hại gia đình quý Phật tử khi được tượng Tứ Đại Thiên Vương bảo vệ.
- Mang đến sự may mắn và tài lộc: Ý nghĩa của tượng Tứ Đại Thiên Vương còn là mang lại may mắn cho Phật tử và gia đình. Vì tượng có thể ngăn cản các luồng khí xấu nên có thể kích thích vượng khí phát triển. Từ đó đem đến nhiều may mắn cho quý vị và gia đình.
Ngoài ra, tượng Tứ Đại Thiên Vương còn được xem là một tác phẩm nghệ thuật vô cùng hoàn mỹ. Những bức tượng của các Ngài luôn được chạm khắc tỉ mỉ, thể hiện rõ nét thần thái uy nghiêm cũng như quyền năng của các vị Thiên Vương.
Cách đặt tượng Tứ Đại Thiên Vương
Đối với việc thờ tượng Phật nói chung và Tứ Đại Thiên Vương nói riêng, quý Phật tử cũng cần lưu ý về cách đặt tượng Tứ Đại Thiên Vương. Cần phải đặt sao cho đúng, cho phù hợp với gia đình.
Thứ nhất, nên đặt đúng hướng bức tượng. Quý vị cần đặt tượng đúng hướng của mỗi vị thần vì mỗi vị thần sẽ quay mặt hoặc tọa thủ về hướng tương ứng với vùng trời mà họ bảo vệ. Chẳng hạn như Đông Thiên Vương sẽ quay về phía Đông.
Thứ hai là đặt tượng trong nhà và tốt nhất là bên cạnh bàn thờ. Thật ra không có quy định nào quá khắt khe là phải đặt tượng Tứ Đại Thiên Vương trong nhà hay ngoài trời, thế nhưng tốt hơn hết nên đặt trong nhà và bên cạnh bàn thờ. Bởi lẽ, đặt ở vị trí này, tượng sẽ được các thành viên tôn kính, thờ phụng đúng theo tín ngưỡng niềm tin của mình. Bên cạnh đó vì Tứ Đại Thiên Vương là bảo vệ Tam bảo (Phật – Pháp – Tăng), cho nên quý Phật tử nên đặt tượng 4 vị ở trong nhà và trên bàn thờ Phật, theo 4 hướng tương ứng với mỗi vị.
Từ những thông tin mà Buddhist Art chia sẻ ở trên, quý Sư Thầy, Cô, quý Phật tử chắc đã hiểu Tứ Đại Thiên Vương là bao gồm những ai và có ý nghĩa gì trong Phật giáo rồi phải không! Hy vọng những thông tin về Tứ Đại Thiên Vương là hữu ích đối với quý vị.
Tham khảo thêm các bài viết khác: