Chùa Giác Lâm - Tìm Hiểu Ngôi Chùa 300 Tuổi Tại Sài Gòn

Kết quả 5.0/5 (8 đánh giá)

Chùa Giác Lâm hiện đang là một trong những ngôi chùa cổ nhất tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Là viên ngọc độc nhất vô nhị mà quý Phật tử không nên bỏ lỡ trong hành trình hành hương của mình khi có dịp ghé thăm thành phố. Đây là ngôi chùa có niên đại hàng trăm năm tuổi, nổi bật với sự yên bình, thanh tịnh, đem đến sự an yên cho những ai ghé thăm. Nếu quý Phật tử muốn tìm hiểu kỹ hơn về ngôi chùa này hãy cùng chúng tôi khám phá thông tin thông qua bài viết sau. 

Chùa Giác Lâm ở đâu?

Chùa Giác Lâm, hay còn được gọi là Giác Lâm Tự, là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất tại Việt Nam. Với lịch sử hình thành phát triển lâu đời gần 300 năm lịch sử, chùa Giác Lâm gần như chứng kiến mọi sự biến hóa thăng trầm của mảnh đất này. Ngoài ra, đây còn được xem là Tổ đình của Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam. Năm 1988, Giác Lâm Tự được Bộ Văn hoá – Thông tin  công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia và trở thành điểm hành hương nổi tiếng của Phật tử thập phương.

chua-giac-lam-1 

Một số thông tin chi tiết về chùa Giác Lâm:

  • Địa chỉ: số 565 Lạc Long Quân, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 028 3865 3933
  • Giờ mở cửa tham khảo: 7h00 – 21h00

Lịch sử chùa Giác Lâm

Theo sử sách ghi chép lại, vào mùa xuân năm Giáp Tý 1744, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát có một vị cư sĩ là Lý Thụy Long. Ông đã cho xây dựng nên chùa Giác Lâm, lấy tên là Sơn Can (sơn là núi, cang là gò nông). Về sau, vì lý do địa hình, chùa nằm trên gò Cẩm Sơn nên nó đã được đổi tên thành chùa Cẩm Sơn. 

Đặc biệt, cư sĩ Lý Thụy Long có tên riêng là Cẩm, ông làm nghề đan đệm để sinh sống nên người dân gọi ông là Cẩm Đệm. Cũng chính vì thế mà vào thời đó chùa Giác Lâm còn có tên gọi là Cẩm Đệm.

Sau đó, Thiền sư Phật Ý – Linh Nhạc, bấy giờ là trụ trì tại Chùa Từ Ân đã cử đệ tử của mình là Thiền sư Tổ Tông – Viên Quang  tới và trụ trì ngôi chùa Cẩm Sơn này, đồng thời chính thức đổi tên chùa thành Giác Lâm. Từ khi thành lập cho đến khi có Thiền sư Viên Quang về trụ trì, chùa Giác Lâm dù trải qua hơn 30 năm tồn tại nhưng chỉ là chỗ dựa tinh thần cho lưu dần, không mang một ý nghĩa hoằng pháp nào. Tuy nhiên, dưới thời thiền sư Viên Quang, Giác Lâm Tự đã trở thành trung tâm Phật giáo hàng đầu tại khu vực, thu hút số lượng lớn Phật tử tham gia. 

chua-giac-lam-9 

Ngày 3 tháng Chạp năm Đinh Hợi (1827), thiền sư Viên Quang qua đời, thiền sư Hải Tịnh lên kế vị. Khoảng năm 1844, thiền sư Hải Tịnh đẩy mạnh đào tạo tăng chúng bằng cách  mở các trường hương, trường kỳ để dạy kinh luật luận, ứng phú đạo tràng cho tăng chúng, tạo nên một hào khí mạnh mẽ trong ngôi nhà Phật pháp.

Đến năm 1873, dưới thời Thiền sư Hoằng Ân – Minh Khiêm, Giác Lâm bên cạnh là nơi tu tập còn là nơi in ấn, sao chép kinh sách, khắc bản gỗ kinh, luật và diễn Nôm một số sách Phật giáo.

Từ năm 1939 - 1945, chùa được tiếp tục trùng tu. Thời gian này, Giác Lâm đã trở thành địa điểm trú ẩn của nhiều chiến sĩ cách mạng. Năm 1953, chùa tiếp nhận cây bồ đề và viên xá lợi Phật do Đại đức Narada Maha Thera từ Sri Lanka trao tặng cho Giáo hội Phật giáo cổ truyền Việt Nam. Cho đến năm 1988, ngôi chùa đã được công nhận là một Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

Năm 1992, Thượng tọa Thích Huệ Sanh cho đại trùng tu di tích Tổ đình Giác Lâm, kéo dài trong 6 năm, cho đến năm 1999 thì hoàn thành.

chua-giac-lam-12 

Các đời trụ trì chùa Giác Lâm

Chùa Giác Lâm từ khi thành lập cho đến giai đoạn phát triển bên cạnh việc trải qua nhiều lần đổi tên, trùng tu thì cũng trải qua nhiều đời trụ trì:

  • Thiền sư Tổ Tông - Viên Quang (đời thứ 36, trụ trì: 1774 - 1827)
  • Tiên Giác - Hải Tịnh (đời thứ 37, trụ trì: 1827 - 1869)
  • Minh Vi - Mật Hạnh (đời thứ 38, trụ trì: 1869 - 1873)
  • Minh Khiêm - Hoằng Ân (đời thứ 38, trụ trì: 1873 - 1903)
  • Như Lợi (đời thứ 39, trụ trì: 1903 - 1910)
  • Hồng Hưng - Thạnh Đạo (đời thứ 40, trụ trì: 1910 - 1949)
  • Nhựt Dần - Thiện Thuận (đời thứ 41, trụ trì: 1949 -1 974)
  • Lệ Sành - Huệ Sanh (đời thứ 42, trụ trì: 1974 - 1998)

Viện chủ chùa Giác Lâm hiện nay là Thượng tọa Thích Huệ Trung, trụ trì là Đại đức Thích Từ Tánh, phó trụ trì là Đại đức Thích Từ Trí.

chua-giac-lam-4 

Kiến trúc chùa Giác Lâm

Không chỉ là ngôi chùa có lịch sử hình thành lâu đợi, chùa Giác Lâm còn thu hút du khách gần xa bởi lối kiến trúc độc đáo, đặc trưng. Trở thành một trong những địa điểm nổi tiếng tại Sài Gòn, được nhiều du khách lựa chọn ghé thăm, tham quan.

Theo sử liệu ghi chép được, trước khi lập chùa, vùng đất này là một gò tròn, phong cảnh rất đẹp. Được nhiều người ghé thăm để thưởng ngoạn và ngâm vịnh. Trịnh Hoài Đức trong quyển Gia Định thành thông chí đã miêu tả cảnh chùa như sau: "Chùa tọa lạc trên gò Cẩm Sơn, cách phía Tây lũy Bán Bích ba dặm..., cây cao như rừng, hoa nở tựa gấm, sáng chiều mây khói nổi bay quanh quất, địa thế tuy nhỏ mà nhã thú!...". Trải qua nhiều lần trùng tu, tuy bề ngoài có sửa đổi nhiều, nhưng cơ bản chùa vẫn giữ được kiểu kiến trúc ban đầu, đặc biệt là 98 cây cột cổ đứng dọc từ ngoài vào trong, chia thành ba lớp nhà bằng nhau. Nhìn tổng thể, chùa Giác Lâm được xây theo bố cục hình chữ Tam - 三, kiến trúc mang đậm phong cách phương Đông, đó là sự phối hợp giữa những nét cơ bản của văn hoá Nam Bộ, pha lẫn dáng dấp văn hoá Ấn Độ, Khmer.

Lối kiến trúc đặc trưng của các chùa Nam Bộ

Đặc điểm chùa chiền vùng Nam Bộ chính là chùa thường được thiết kế theo kiến trúc hình chữ Tam. Giác Lâm Tự chính là ngôi chùa sở hữu nét đặc trưng kiến trúc này. Ba dãy nhà của chùa được thiết kế nối liền nhau, bố cục trên mặt hình chữ nhật, bao gồm: chính điện, giảng đường và nhà trai.  Đối với mỗi dãy nhà sẽ mang những nét đẹp riêng biệt.

chua-giac-lam-2 

Cổng nhị quan chùa Giác Lâm được thiết kế đồ sộ, bề thế

Cổng nhị quan trước chùa được xây dựng vào năm 1945. Biểu tượng của nó bao gồm hai con sư tử chầu hai góc cổng, mang nét đặc trưng của văn hóa Ấn Độ. Đầu rắn Naga cách điệu được trang trí lại mang yếu tố của Phật giáo Khmer. Chân cổng nhị quan là dạng chân quỳ, họa tiết hoa văn chạm nổi, hình học,... tinh tế và kỹ xảo. Trên cổng nhị quan còn được chạm khắc dòng chữ Hán về truyền thuyết Ô quan Thái tử đời Đường. Do thời xưa người ta vẫn quan niệm quỷ thần thường hay đi theo đường thẳng nên cưa nhị quan có lá chắn bình phong ở giữa và hai bên, không có cổng chỉ thẳng vào chánh điện của chùa. 

chua-giac-lam-15 

Cổng tam quan

Chùa nguyên thuỷ không có cổng Tam quan (cổng tam quan chỉ mới được xây dựng vào năm 1955). Hiện nay, hai cổng tam quan được nằm sát đường Lạc Long Quân, xoay mặt về hướng Nam. Hai bên cột trụ Tam quan cũ có chạm khắc câu đối bằng tiếng Hán. Cổng giữa (trung quan) sẽ luôn được mở (thường các chùa khác sẽ đóng) để giúp cho Phật tử muốn hướng đạo thì chùa sẽ luôn chào đón.

chua-giac-lam-3 

Mái chùa hình bánh ít đặc trưng

Một trong những nét kiến trúc nổi bật của chùa Giác Lâm chính là mái chùa được thiết kế theo hình bánh ít thường thất trong kiến trúc Nam Bộ. Điều này sẽ giúp du khách cảm nhận được sự gần gũi, dân dã, thân thuộc trong quá trình tham quan. Phần mái có 4 vạt, sống thẳng và không có hình đầu đao như chùa chiền tại khu vực miền Bắc. Phần đỉnh mái có hình ảnh “Lưỡng Long Tranh Châu”, lột tả sự trang trọng, nghiêm túc và cung kính bậc nhất. 

chua-giac-lam-14 

Chính điện

Tổng thể phần chính điện chính là hệ thống hơn 56 cột to mang màu nâu sẫm, to hơn vòm tay người ôm. Các họa tiết hoa văn được chạm khắc trên cột rất tỉ mỉ, công phu. Giữa các hàng, cột và cửa võng được thếp vàng đa dạng chủ đề như hình ảnh Tứ Linh, Hoa Điểu, Tứ Quý,...

chua-giac-lam-7 

Chính điện chùa Giác Lâm chính là kiến trúc một gian có hai mái truyền thống. Bao gồm 4 cột chính (tứ trụ), được bài trí theo kiểu “Tiên Bái Phật, Hậu Bái Tổ”.

Điện thờ Phật được thiết kế tôn nghiêm, bố trí với 3 bàn theo thứ tự trong cao ngoài thấp, lần lượt là: bàn Di Đà, bàn Hội Đồng, bàn Tam Bảo. Mỗi bàn sẽ được thờ những tượng Phật khác nhau. 

Một điểm ấn tượng khác của chính điện Giác Lâm Tự chính là đỉnh tường với hơn 6000 đĩa trang trí. Những chiếc đĩa này đều có nguồn gốc từ lò nung gốm Lái Thiêu của tỉnh Bình Riêng. Bên cạnh đó cũng có những chiếc đĩa được nhập khẩu từ Nhật Bản và Trung Quốc. Với số lượng đĩa trang trí khổng lồ, Giác Lâm hiện sở hữu kỷ lục “ngôi chùa có số lượng đãi kiểu trang trí nhiều nhất Việt Nam”

Sau chính điện

Phần sau chính điện chính là nơi đặt bàn thờ nhà Tổ - nơi sẽ thờ tụng các vị hòa thượng trụ trì tại chùa Giác Lâm. Phía đối diện bàn thờ tổ chính là bàn thờ Phật Chuẩn Đề, Phật A Di Đà và Thập Điện Diêm Vương. 

chua-giac-lam-8 

Phía sau của gian thờ Tổ chính là khu giảng đường, được thiết kế theo kiểu mái chính điện. Đây chính là giảng đường, nơi các tăng sĩ sẽ đến tham dự những sự kiện quan trọng hay các dịp lễ lớn trong chùa. Ở thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giảng đường được sử dụng để nuôi cán bộ, những người làm công tác trinh sát nội thành.

Tham quan gì khi đến chùa Giác Lâm?

Tham quan Bảo Tháp Xá Lợi 7 tầng

Đến chùa cổ Giác Lâm, Phật tử sẽ được chiêm ngưỡng Bảo Tháp Xá Lợi được đặt trước chùa. Bảo Tháp này gồm 7 tầng có hình lục giác được xây dựng lại năm 1970 theo bản thiết kế của kiến trúc sư Vĩnh Hoằng. Đến năm 1975 thì tạm dừng, mãi cho đến năm 1993 mới được tiếp tục xây dựng. Bảo Tháp chính thức hoàn thành vào năm 1994 với 7 tầng, hình lục giác, cao 32.7m, diện tích hơn 600m2, quay mặt về hướng Bắc. Mỗi tầng tháp đều có mái ngói, cửa vào. Đỉnh tháp có hình chóp dù, giữa đỉnh là tòa sen nở, trên đóa sen chính là bình tịnh thủy.

chua-giac-lam-6 

Tầng dưới cùng của Bảo Tháp Xá Lợi đặt bàn thờ tượng Di Đà Tam Tôn, các tầng tiếp theo đặt nhiều tượng Phật, Bồ Tát như: Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Dược Sư, Bồ Tát Quan Thế Âm, Bồ Tát Chuẩn Đề, Bồ Tát Di Lặc. Tầng thứ 7 của tháp được trang trí chùm đèn Cửu Long, giữa tháp là Xá Lợi Phật Thích Ca, được ngài Narada mang dâng cúng cho giáo hội Phật giáo Lục Hoà Tăng Việt Nam,trụ sở đặt ở chùa, vào 24-6-1953.

Xem thêm: Tìm hiểu về Xá Lợi Phật

Tham quan ba khu tháp mộ cổ

Được chia làm 3 khu. Một khu ở trước chùa chính, gồm 3 tháp mộ. Khu tháp mộ nằm bên phải đường vào chùa mang tên là Từ Vân (tên một vị Hòa thượng có tháp trong khu vực này), bao gồm 33 tháp mộ, được xây dựng vào đầu thế kỷ XX. Được sử dụng để thờ các thiền sư, hòa thượng và tu sĩ có nguyện vọng được chôn cất tại chùa. Khu tháp Tổ chính là khu tháp chính của chùa, gồm 8 tháp mộ các Thiền sư trụ trì chùa và 3 tháp mộ các hoà thượng ở các chùa khác, được xây dựng vào khoảng đầu thế kỉ XIX và đầu thế kỷ XX. Cạnh đó còn có miếu thờ Linh Sơn Thánh Mẫu.

chua-giac-lam-10 

Tham quan tượng cổ, công trình chạm khắc gỗ

Hiện nay, chùa có 119 pho tượng (trong đó là 113 pho tượng cổ), được tạo thành với nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, xi măng, thạch cao. Các pho tượng nổi tiếng là pho tượng Thích Ca bằng gỗ, tượng Thích Ca sơ sinh bằng đồng, hai bộ tượng Thập bát La Hán, bộ tượng Ngũ Hiền (đức Phật và bốn vị Bồ tát … Trong đó, bộ tượng Thập Bát La Hán chính là minh chứng rõ nét nhất về quá trình phát triển của Phật giáo tại Nam Bộ, từ chịu ảnh hưởng nặng nề của phái Lâm Tế ở Trung Quốc cho đến dần xác lập được một dòng phái mới mang những nét đặc điểm Phật giáo riêng biệt của người Việt. 

chua-giac-lam-5 

Ngoài ra, đến với chùa Giác Lâm, du khách còn được chiêm ngưỡng nhiều công trình chạm khắc gỗ quý như: bao lam chạm lộng, bức hoành phi, câu đối thếp vàng, bàn thờ và nhiều pháp khí, đồ thờ cổ khác,... Tất cả đều là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao.

Hoạt động phổ biến và hấp dẫn tại chùa Giác Lâm Tân Bình

Chùa Giác Lâm thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn để du khách ghé thăm có thể tham gia. Hằng năm, vào những dịp lễ như Rằm Tháng Giêng, Rằm Tháng Bảy, lễ Vu Lan, lễ Phật Đản… sẽ có rất nhiều tăng ni Phật tử cũng như du khách ghé thăm hành hương tại chùa. Đến thăm chùa vào dịp này, du khách sẽ được tham gia lễ Phật, cầu bình an, may mắn và được chiêm ngưỡng những nét cổ kính nhất tại chùa. 

chua-giac-lam-11 

Bên cạnh đó, chùa Giác Lâm còn tổ chức nhiều hoạt động tín ngưỡng đặc trưng khác như xem ngày cưới hỏi cho dân thường, lễ phật, xin chữ cầu may… Nếu Phật tử nào thành tâm hướng đạo thì cũng có thể tham gia vào các khóa tu tại chùa để nghe thuyết giảng về Phật pháp, tôi luyện đức tính kiên nhẫn. 

Nên đến chùa Giác Lâm vào thời gian nào?

Giác Lâm Tự là địa điểm văn hóa Phật giáo lớn trong thành phố Hồ Chí Minh. Do đó mà nơi đây thường được lựa chọn làm điểm tổ chức các nghi lễ lớn của thành phố. Chính vì vậy, Phật tử nên lựa chọn ghé thăm chùa vào những dịp lễ lớn như lễ Phật Đản, lễ Phật Tử, lễ Vu Lan,… Vào những thời điểm này, Phật tử sẽ được tham gia tìm hiểu và mở rộng thêm nhiều kiến thức Phật học, cảm nhận rõ nét không khí lễ hội tấp nập nơi đây cũng như cầu an, cầu tài cho gia đình và người thân. 

chua-giac-lam-13 

Những lưu ý khi tham quan chùa Giác Lâm Sài Gòn

Khi tham quan chùa Giác Lâm Sài Gòn, quý vị nên lưu ý một số điều sau để chuyến tham quan trọn vẹn hơn:

  • Lựa chọn trang phục kín đáo, phù hợp: vì là địa điểm du lịch tâm linh nên quý Phật tử cần mặc quần áo dài tay, kín đáo, tối thiểu là váy dài qua gối. Cần tránh mặc những trang phục ngắn và chất liệu mỏng không phù hợp để đến tham quan chùa Giác Lâm.
  • Tôn trọng các tín đồ Phật giáo và luôn chấp hành sự hướng dẫn tham quan của ban quản lý chùa. Không nên chụp ảnh ở những nơi cấm chụp hoặc khi thấy các vị sư và tín đồ đang tu tập. 
  • Cần có ý thức giữ vệ sinh chung tại chùa, không vứt rác, không leo trèo, hạn chế cười đùa, tránh gây ồn ào ảnh hưởng đến bầu không khí trang nghiêm trong chùa.
  •  Có thể chuẩn bị lễ vật tùy tâm để cúng dường tại chùa. 

Chùa Giác Lâm là một trong những ngôi chùa nổi tiếng và cổ kính bậc nhất tại Sài Gòn. Mang trong mình nét kiến trúc độc đáo, pha trộn cùng nghệ thuật kiến trúc Chăm, Khmer, Trung Hoa và Việt Nam, Giác Lâm sớm trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều Phật tử. Giác Lâm còn là di tích lịch sử, chứng kiến những thăng trầm biến động của lịch sử xuyên suốt 300 năm. Nếu Phật tử có dịp đến Sài Gòn, đừng quên ghé thăm chùa Giác Lâm để hiểu hơn về lịch sử, văn hóa và nét đẹp tâm linh của nơi đây.

Tham khảo thêm bài viết:

Bài viết liên quan

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Dưới đây là top 100 hình Phật, ảnh Phật đẹp nhất với chất lượng cao có thể tải về làm hình nền, hình đại diện, hình video... mà Buddhist Art đã thiết kế khá tỷ mỷ muốn chia sẻ cho cộng đồng.

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Công Ty TNHH Buddhist Art đã hoàn thành dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên đất sét. Và sẽ hoàn thành trên chất liệu composite, sau đó có thể chuyển sang các chất liệu phổ biến khác như đồng, đá, xi măng, gỗ....

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Xin chào và rất cảm ơn bạn đã ghé thăm trang web của công ty TNHH Buddhist Art và cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp về tượng Phật Thích Ca. Buddhist Art với kho hình nền Đức Phật Thích Ca đa dạng và được thực hiện tỉ mỉ, rất mong được sự đón nhận của quý Phật Tử, Sư Thầy, Sư Cô.

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau, có phải là cùng 1 vị Phật không? Làm sao để phân biệt được tượng Phật Thích Ca và tượng Phật A Di Đà để khỏi nhầm lẫn, phật a di đà có thật không? Hãy cùng BUDDHIST ART tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Đức Phật A Di Đà (Adida) hay còn được gọi là Amida là vị Phật xuất hiện trong Phật Giáo và được tôn kính, thờ Phụng phổ biến. Hãy cùng Buddhist Art tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật thích ca mâu ni là ai và tiểu sử cuộc đời của ngài như thế nào? tất cả điều này sẽ được chúng tôi làm rõ ngay trong bài viết này cho các bạn nhé