Tìm hiểu về chùa Phật Tích Bắc Ninh

Kết quả 5.0/5 (5 đánh giá)

Chùa Phật Tích là một trong những ngôi chùa cổ có lịch sử lâu đời tại xứ Kinh Bắc. Tọa lạc trên đỉnh núi Lạn Kha, chùa Phật Tích nổi tiếng bởi phong cảnh hữu tình, lịch sử hình thành lâu đời với lối kiến trúc mang đậm dấu ấn thời Lý. Mời quý vị cùng chúng tôi tìm hiểu chùa Phật Tích thông qua bài viết dưới đây.

Giới thiệu về chùa Phật Tích

Chùa Phật Tích nằm ở đâu?

Chùa Phật Tích hay còn được gọi là chùa Vạn Phúc. Đây là một ngôi chùa nằm ở mạn sườn núi phía Nam của núi Phật Tích (còn gọi là núi Lạn Kha hay Non Tiên). Cách Hà Nội 20km về phía Đông, Phật Tích là một trong những điểm đến mà quý vị không nên bỏ lỡ. Trong suốt hơn 1.000 năm lịch sử ra đời, Phật Tích tự trải qua nhiều biến cố, thăng trầm, gắn liền với sự phát triển của lịch sử Phật giáo Việt Nam. 

chua-phat-tich-bac-ninh-1 

  • Địa chỉ: xã Phật Tích, Tiên Du, Bắc Ninh.
  • Số điện thoại: 0898098828
  • Thời gian mở cửa: 7:00 AM - 6:00 PM

Lịch sử chùa Phật Tích?

Theo sách “Đại Việt Sử Ký toàn thư” và các dấu tích còn sót lại ở khu vực xung quanh chùa, thì Phật Tích tự (hay Vạn Phúc tự) được xây dựng và tồn tại từ thời Lý (1009 - 1225), khoảng giai đoạn thế kỷ thứ VII - X. Được khởi dựng vào thời Lý (1057), Lý Thánh Tông đã cho xây dựng một tòa tháp được trang trí bằng đá, đồng thời cũng khởi công pho tượng Phật. Chùa Phật Tích lúc bấy giờ được xây dựng để trở thành nơi thờ Phật cầu phúc cho Hoàng gia, được biết đến như một Đại danh lam của đất nước. Ngoài ra đây cũng là hành cung để Đức vua dừng chân nghỉ ngơi trong những dịp du ngoạn nơi cố hương.

Ngôi chùa được xem là một trong những công trình kiến trúc Phật giáo lớn nhất lúc bấy giờ với “cây tháp quý cao ngàn trượng, tạc pho tượng mình vàng cao 6 thước”. Tính theo mét hệ thì pho tượng này cao 1,86m; thêm phần bệ thì đạt 2,69m.

chua-phat-tich-bac-ninh-6 

Đến thời Trần, chùa Phật Tích vẫn là một trong những trung tâm Phật giáo nổi tiếng trong vùng. Các vị vua dưới thời nhà Trần thường lui tới chùa thăm cảnh, lễ phật, dự hội và đề thơ. Năm Xương Phù thứ 8 (1384): Mùa xuân tháng Hai, Thượng Hoàng cho thi Thái học sinh ở chùa Vạn Phúc.

Vào thời nhà Lê, năm Chính Hòa thứ bảy đời vua Lê Hy Tông (năm 1686), chùa Phật Tích được xây dựng lại với quy mô rất lớn, mang giá trị nghệ thuật cao. Người có công trong việc xây dựng này chính là Bà Chúa Trần Ngọc Am - người được mệnh danh là đệ nhất cung tần của Chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng.

Do chiến tranh tàn phá, thực dân Pháp chiếm đóng, toàn bộ kiến trúc ngôi chùa bị phá hủy, chỉ còn lại nền móng và một số cổ vật như tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích, 10 linh thú, bia đá, vượt tháp.

Mãi cho đến năm 1991, nhờ sự hảo tâm của khách thập phương cùng nhân dân trong vùng, chùa Phật Tích được xây dựng lại nhưng có quy mô nhỏ gồm các tòa như:  Tam Bảo, Hậu đường, nhà tổ, nhà mẫu. Vào năm 2008, chùa được tu bổ, phục hồi với quy mô như ngày nay.

chua-phat-tich-bac-ninh-5 

Ngôi chùa cổ kính với hơn 1.000 năm tuổi là xuất phát điểm của rất nhiều câu chuyện cổ tích, huyền thoại về mối lương duyên giữa nàng tiên Giáng Hương cùng vị viên quan Tri huyện Từ Thức, hay truyền thuyết về Vương Chất mải mê xem 2 tiên ông đến mà mà mục cả cán rìu,...

Với những giá trị lịch sử - văn hóa to lớn, theo cùng thời đại và thăm tháng, năm 1962, bộ Văn hóa đã ban hành Quyết định công nhận Chùa Phật Tích là Di tích Lịch sử- Văn hóa. Là một trong 4 ngôi chùa, đình đầu tiên ở Bắc Ninh được xếp hạng.

Chùa Phật Tích thờ ai?

Chùa Phật Tích chính là chứng nhân tiêu biểu của lịch sử, của thời đại. Tuy đã tồn tại từ rất lâu đời nhưng nhiều người vẫn không thật sự biết được chùa Phật Tích thờ ai?

chua-phat-tich-bac-ninh-9 

Điện chính của chùa Phật Tích đang thờ tượng Phật tổ. Bên phải chùa là miếu thờ Đức Chúa (tức bà Trần Thị Ngọc Am – đệ nhất cung tần của chúa Trịnh Tráng). Bên trái chùa là pho tượng đại diện cho Thiền sư Chuyết Chuyết - vị thiền sư được vua Lê Chân Tông phong hiệu Minh Việt phổ giác quảng tế đại đức Thiền sư. Pho tượng này được dùng dây tạo dựng nên khung xương trong tư thế kết tỏa lúc ngồi thiền, phía bên ngoài là lớp phủ bằng sơn ta, mạt cưa và vải. 

Chùa Phật Tích có 7 gian tiền đường, được sử dụng cho việc đón tiếp du khách thập phương, 5 gian bảo thờ Phật, Đức A Di Đà cùng các vị Tam Thế Phật. Ngoài ra còn có 8 gian nhà Tổ và 7 gian nhà thờ Mẫu. 

Trụ trì chùa Phật Tích

Hiện tại, trụ trì chùa Phật Tích là Thượng tọa Thích Đức Thiện. Bên cạnh đó, Thượng tọa còn đảm nhận vị trí Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Trung ương.

chua-phat-tich-bac-ninh-10 

Ý nghĩa của chùa Phật Tích

Qua sử liệu cũng như các chứng tích vật thể văn hóa còn tồn tại cho đến hôm nay, chúng ta đã có thể khẳng định chùa Phật Tích xưa kia từng là một đại danh lam thắng cảnh, vừa thơ mộng linh thiêng, vừa trữ tình hài hòa. Núi Phật Tích như hạt châu ngời sáng với bao huyền tích kỳ thú cùng với những dấu vết, chứng nhân lịch sử rất đỗi tự hào. Phật Tích tự chính là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc bản địa đã biết kết hợp kết hài hòa với các loại hình văn hóa ngoại sinh, để lại nhiều dấu ấn văn hóa đậm nét về không gian văn hóa xứ Bắc.

chua-phat-tich-bac-ninh-7 

Dưới thời Lý, Trần, chùa Phật Tích chính là  trung tâm tín ngưỡng và văn hóa lớn bậc nhất của thời đại, là nơi du nhập các luồng tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng ở các vùng, các nước trong khu vực. Những tư tưởng, tín ngưỡng này hòa cùng văn hóa bản địa, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người Việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ xưa.  Cố GS Trần Quốc Vượng - người nhiều năm dày công nghiên cứu về văn hóa xứ Bắc đã từng khẳng định: “về pho tượng Phật bằng đá và những điêu khắc đá tuyệt vời ở chùa Phật Tích: Đấy là nghệ thuật Việt, cái đẹp Đại Việt đã biết hội nhập nhiều yếu tố ngoại sinh Hán, Đường, Chămpa…”

Nét kiến trúc chùa Phật Tích Bắc Ninh

Khu thờ chính

Chùa Phật Tích mang đậm nét kiến trúc của thời nhà Lý, rõ nét nhất ở ba bậc nền bạt vào sườn núi có kè bằng đá tảng dựng đứng, hệt như một bức tường, dài 58m, cao từ 3 - 5m. Ở khoảng giữa tường chính là lối đi bằng, rộng 5m và có 80 bậc.

chua-phat-tich-bac-ninh-8 

Chùa được kiến trúc theo lối “Nội công ngoại quốc”. Sân chùa Phật Tích là bậc nền thứ nhất. Nơi đây gắn liền với vườn hoa mẫu đơn lưu truyền mối lương duyên trong truyền kỳ “Từ Thức gặp tiên”. Bậc thứ hai của chùa là nơi chứa các kiến trúc cổ, tuy nhiên theo thời gian thì ngày nay không còn được thấy nữa. Khi khai quật ở đây, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều di vật điêu khắc từ thời nhà Lý và nền móng của một ngôi tháp gạch hình vuông, mỗi cạnh có chiều dài là 8,5m. Nền thứ ba ở vị trí cao nhất, có Long Trì - một cái ao hình chữ nhật đã cạn nước.

Tượng Phật A Di Đà

Chùa được đổi tên từ Vạn Phúc sang Phật Tích như ngày nay là do sự kiện phát hiện bảo vật của chùa trong một lần tháp chùa bị đổ. Đó chính là bức tượng Phật A Di Đà cao 27m nằm trên đỉnh núi. Bức tượng được làm bằng đá xanh nguyên khối, hết sức hoành tráng và hùng vĩ. Theo nghiên cứu bức tượng được điêu khắc từ thời nhà Lý, là bức tượng Phật có niên đại lâu nhất được xác định tại Việt Nam. 

chua-phat-tich-bac-ninh-4 

Bức tượng được coi là bức tượng Phật mẫu mực, là kiệt tác mỹ thuật của Việt Nam, đạt kỷ lục bức tượng cao nhất Đông Nam Á. Khi ghé thăm chùa, từ xa du khách đã dễ dàng nhìn thấy tượng Phật tôn nghiêm và tòa Bảo Tháp uy nghi trên nền núi non hùng vĩ, tất cả cùng nhau tạo nên một khung cảnh thiêng liêng và yên bình đến lạ kỳ. 

Vườn Tháp

Vườn Tháp của chùa Phật Tích là nơi có hơn 32 ngọn tháp, mang nhiệm vụ cất giữ xá lị của các vị sư trụ trì và nhục thân của Thiền sư Chuyết Chuyết. Hầu hết các ngọn tháp đều có tên và niên đại an tháp. Trong số đó, có một ngọn tháp rất cao, được gọi là tháp Phổ Quang. Với chiều cao hơn 5m, có 14 tầng nhỏ dần lên trên, công trình này nhằm tưởng nhớ sự hiện diện của tòa tháp cổ cao hơn 40m được vua Lý xây dựng xưa kia. Trên đỉnh tháp treo Đại Hồng Chung - một quả chuông lớn để đánh vào những sự kiện đặc biệt. 

chua-phat-tich-bac-ninh-3 

Tượng linh thú

Bên cạnh tượng Phật A Di Đà, chùa Phật Tích còn  sở hữu một Bảo vật quốc gia khác, đó chính là bộ tượng 10 linh thú có nguồn gốc từ thời Lý. 10 bức tượng này bao gồm 5 cặp ngựa, tê giác, trâu, voi, sư tử, được sắp xếp đối xứng nhau phía trước hành lang tòa Tam Bảo. Mỗi linh thú đều được khắc họa vô cùng sinh động với đa dạng tư thế, biểu cảm độc đáo. Theo truyền thuyết, các linh thú này gắn liền với cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, mang ý nghĩa bảo vệ và quy y Phật Pháp. Vào năm 2017, bộ tượng 10 linh thú được công nhận là Bảo vật Quốc gia. 

chua-phat-tich-bac-ninh-2 

Ngoài ra, ở chùa Phật Tích còn có bức tượng người chim đánh trống. Bức tượng này được tạo ra để thể hiện sự thoát tục và khát vọng vươn tới ước mơ của con người. 

Kinh nghiệm đi chùa Phật Tích Bắc Ninh

Cách di chuyển đến chùa Phật Tích

Chùa Phật Tích cách trung tâm thành phố khoảng 15 km. Để di chuyển từ trung tâm thành phố Bắc Ninh đến chùa Phật Tích, quý vị có thể đi theo lộ trình sau: Lý Thái Tổ - Nguyễn Trãi - Quốc Lộ 38 - đường 295 - đi thêm 7km nữa sẽ tới chùa Phật Tích.

Chùa nằm trên ngọn núi Lạn Kha. Nếu xuất phát từ trung tâm Hà Nội, để đến tham quan chùa, quý Phật tử có thể lựa chọn nhiều loại phương tiện khác nhau:

  • Xe bus: phương án này sẽ giúp quý vị tiết kiệm chi phí nhất. Quý vị có thể bắt xe bus tuyến 54, 203, 204 ở điểm trung chuyển Long Biên để đến TP. Bắc Ninh. Tại đây, quý vị tiếp tục bắt tuyến xe đến chùa Phật Tích. 
  • Xe máy hoặc ô tô cá nhân: quý vị lái xe di chuyển theo hướng cầu Vĩnh Tuy hoặc cầu Thanh Trì, cắt ngang đường số 5, rồi đi thẳng theo đường QL1A. Sau đó đi ra theo lối về hướng Từ Sơn/ Phật Tích. Từ đây, bạn đi thẳng khoảng 300m rồi rẽ phải tại Nhà Hàng Hoàn Sửu rồi sẽ thấy chùa Phật Tích.
  • Xe khách: du khách còn có thể lựa chọn phương tiện xe khách từ Hà Nội đi Bắc Ninh. Một số nhà xe chạy tuyến Hà Nội – Bắc Ninh uy tín là: Phúc Xuyên, Thọ Hải, Đức Phúc…

Nên đi chùa Phật Tích vào thời gian nào?

Quý Phật tử có thể ghé thăm chùa Phật Tích vào bất cứ thời điểm nào trong năm, trong ngày. Tuy nhiên, phù hợp nhất vẫn là tháng Giêng. Lúc này thời tiết rất là mát mẻ, hoa cỏ sinh sôi, phát triển, rất phù hợp để vãn cảnh chùa, chìm đắm trong sự yên bình và thơ mộng nơi đây. 

chua-phat-tich-bac-ninh-11 

Hoặc quý Phật tử cũng có thể lựa chọn ghé thăm chùa vào dịp lễ hội. Không chỉ là nơi lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống mà chùa Phật Tích còn là nơi tổ chức lễ hội Khán hoa mẫu đơn nổi tiếng. Đây là một trong những lễ hội diễn ra sớm và có quy mô lớn nhất tỉnh Bắc Ninh. Lễ hội Khán hoa mẫu đơn gắn liền với điển tích tình cảm Từ Thức gặp tiên. 

Lễ hội chùa Phật Tích sẽ diễn ra trong ba ngày, từ mùng 3 đến mùng 5 Tết âm lịch hàng năm. Ngày lễ chính là mùng 4. Từ ngày mùng 3, chùa đã tiếp đón rất nhiều du khách ghé thăm lễ Phật, cầu may mắn, bình an. Đến với lễ hội Phật tích, du khách không chỉ được trải nghiệm tín ngưỡng mà còn được tham gia các hoạt động biểu diễn văn hóa, văn nghệ, các trò chơi dân gian đặc sắc. Một lưu ý nho nhỏ là khi đến vãn cảnh chùa khách du lịch nên ăn mặc lịch sự, kín đáo để thể hiện lòng tôn kính đối với đạo Phật.

Đi Chùa Phật Tích cầu gì?

Trong số các ngôi chùa nổi tiếng tại Bắc Ninh, chùa Phật Tích nổi danh là ngôi cổ tự linh thiêng, được nhiều người đặt biệt danh là “cầu gì được đó”. Khi có dịp ghé thăm chùa, quý Phật tử có thể cầu nguyện an lành, sức khỏe, công việc hanh thông, cầu cho gia đình an khang thịnh vượng. 

Quý Phật tử cũng có thể cầu nguyện những mong ước của mình lên Chư Phật, bày tỏ và tìm kiếm sự bình an từ chánh đạo. 

Chùa Phật Tích thật sự là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử truyền thống ngàn năm của dân tộc. Quý Phật tử khi đến đây không chỉ để hành hương bái Phật mà còn có thể chiêm nghiệm về những nét văn hóa cổ xưa của dân tộc. Bài viết trên đã giúp quý vị giải đáp những thắc về chùa Phật Tích, kinh nghiệm đi chùa Phật Tích. Hy vọng, quý vị đã có thêm cho mình những hiểu biết bổ ích. 

Tham khảo thêm các bài viết:

Bài viết liên quan

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Dưới đây là top 100 hình Phật, ảnh Phật đẹp nhất với chất lượng cao có thể tải về làm hình nền, hình đại diện, hình video... mà Buddhist Art đã thiết kế khá tỷ mỷ muốn chia sẻ cho cộng đồng.

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Công Ty TNHH Buddhist Art đã hoàn thành dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên đất sét. Và sẽ hoàn thành trên chất liệu composite, sau đó có thể chuyển sang các chất liệu phổ biến khác như đồng, đá, xi măng, gỗ....

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Xin chào và rất cảm ơn bạn đã ghé thăm trang web của công ty TNHH Buddhist Art và cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp về tượng Phật Thích Ca. Buddhist Art với kho hình nền Đức Phật Thích Ca đa dạng và được thực hiện tỉ mỉ, rất mong được sự đón nhận của quý Phật Tử, Sư Thầy, Sư Cô.

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau, có phải là cùng 1 vị Phật không? Làm sao để phân biệt được tượng Phật Thích Ca và tượng Phật A Di Đà để khỏi nhầm lẫn, phật a di đà có thật không? Hãy cùng BUDDHIST ART tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Đức Phật A Di Đà (Adida) hay còn được gọi là Amida là vị Phật xuất hiện trong Phật Giáo và được tôn kính, thờ Phụng phổ biến. Hãy cùng Buddhist Art tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật thích ca mâu ni là ai và tiểu sử cuộc đời của ngài như thế nào? tất cả điều này sẽ được chúng tôi làm rõ ngay trong bài viết này cho các bạn nhé