Nam tả nữ hữu là gì?

Kết quả 0.0/5 (0 đánh giá)

Quý vị vẫn thường nghe ông bà ta, những người xung quanh ta luôn nhắc về một nguyên tắc có vẻ khá dễ hiểu đó là nam tả nữ hữu. Nhưng liệu chúng ta đã am hiểu hết về cụm từ này chưa, về ý nghĩa của nó cũng như cụm từ này được áp dụng như thế nào vào những khía cạnh khác nhau của đời sống? Vậy thì hãy tìm hiểu qua nội dung sau. 

Nam tả nữ hữu là gì?

Tả và hữu là những từ Hán Việt khi dịch sang tiếng Việt có nghĩa là trái (tả) và phải (hữu). Nam tả nữ hữu là nam bên trái và nữ bên phải. Nguồn gốc của nam tả nữ hữu bắt nguồn từ Trung Quốc. Truyền thuyết kể lại rằng thủy tổ Bàn Cổ của người Trung Hoa đã biến thành tiên, khi đó mắt trái của Ngài hóa thành Thần Mặt Trời còn mắt phải thì hóa thành Thần Mặt Trăng. Mặt Trời được xem là dương còn Mặt Trăng là âm. Truyền thuyết này một phần giải thích cho nam tả nữ hữu. 

nam-ta-nu-huu-la-gi-1

Ý nghĩa của nam tả nữ hữu

Cũng giống như một quan niệm về tâm linh, nam tả nữ hữu bổ sung vào thuyết âm dương mà người Á Đông vô cùng để ý. Sự hài hòa giữa âm và dương là sự hài hòa giữa hai mặt đối lập nhưng bổ sung cho nhau. Nếu trật tự này bị phá vỡ thì sẽ mất đi sự cân bằng và hài hòa mà bản chất của tự nhiên đã an bày sẵn.

Vì thế, nguyên tắc về nam tả nữ hữu vô hình chung được chấp nhận từ đời này sang đời khác và trở thành một điều thấm nhuần vào mọi ngóc ngách của đời sống, xã hội,... 

Nguyên tắc nam tả nữ hữu áp dụng trong đời sống

Mặc dù đây chỉ là một sự việc tâm linh được truyền từ đời này sang đời khác nhưng lại có ý nghĩa khá lớn tác động đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống. Vì vậy, nguyên tắc về nam tả nữ hữu được áp dụng rất lớn ở nhiều phương diện, chẳng hạn như:

Trong cách bày trí bàn thờ gia tiên

Quý vị để ý kỹ sẽ thấy rất rõ ràng trong văn hóa thờ cúng phương Đông vô cùng chú trọng đến nguyên tắc nam tả nữ hữu. Ảnh thờ ông luôn nằm bên trái còn ảnh thờ bà thì nằm bên phải, nhưng khi đứng nhìn thì sẽ thấy ngược lại ảnh ông ở bên phải còn ảnh bà bên trái. Đó là vì hai hướng ở đối lập nhau như đang soi vào một chiếc gương soi.

nam-ta-nu-huu-la-gi-3

Sự hài hòa cân đối âm dương trong việc thờ cúng vô cùng quan trọng. Nó tạo nên sự cân đối, rõ ràng về tôn ti trật tự và đó cũng là điều thể hiện sự tôn kính của con cháu dành cho những người đã khuất, đấng tối cao.

Trong cuộc sống vợ chồng

Nam ở bên trái nữ ở bên phải hợp theo nguyên tắc của nam tả nữ hữu là điều đúng đắn. Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà lúc ngủ chồng nằm bên trái vợ nằm bên phải thì hô hấp sẽ thông suốt hơn. Đồng thời việc tiêu hóa thức ăn cũng trở nên dễ dàng hơn. Có những thứ mà khoa học cũng khó mà giải thích cho tường tận nhưng vẫn được ứng dụng thường xuyên trong cuộc sống như là một chân lý. 

Trong các nghi thức đám cưới

Quy tắc nam tả nữ hữu quý vị còn được nhìn thấy trong đám cưới, khi cô dâu cùng chú rể bước tới thành lễ thì chú rể luôn đứng bên trái còn cô dâu luôn đứng bên phải. Nếu là những người trẻ còn nhiều bỡ ngỡ thì người lớn sẽ nhắc họ ngay về quy tắc này. 

nam-ta-nu-huu-la-gi-2

Trong các nghi lễ hợp tác quốc gia

Không chỉ được áp dụng trong cuộc sống thường nhật mà nguyên tắc nam tả nữ hữu còn hiện hữu cả trong các nghi lễ hợp tác quốc gia. Nếu là nước chủ nhà thì các nguyên thủ, thủ tướng sẽ luôn đứng hoặc ngồi ở vị trí chủ nhà, tức là phía bên trái. Còn khách mời các nước khác thì đều ở vị trí bên phải. 

Trong các văn kiện và ký kết hợp đồng

Người sử dụng lao động luôn có chữ ký ở bên trái (tính từ tờ giấy ra) còn phía bên phải dành cho người lao động. Hoặc trong hợp đồng mua bán thì bên trái là chữ ký của người bán còn bên phải là chữ ký của người mua.  Như vậy nguyên tắc về nam tả nữ hữu có thể được diễn giải theo hướng bên có sức mạnh và thế lực hoặc làm chủ thường đặt ở bên trái còn bên yếu thế hơn thường về phía phải. Vô hình chung nguyên tắc này ăn sâu vào mọi ngóc ngách của đời sống mà chúng ta tinh ý sẽ dễ dàng nhận ra. 

Điềm báo mắt giật và nguyên tắc nam tả nữ hữu 

Chúng ta thường nghe dân gian truyền miệng những kiểu quan niệm như mắt giật bên trái hoặc bên phải là điềm báo tốt hoặc xấu nào đó. Thiết nghĩ rằng mọi thứ đều có điển cố hoặc lý do để hình thành nên một quan niệm, khi sự việc lặp đi lặp lại nhiều lần và được minh chứng đúng thì nghiễm nhiên sẽ được chấp nhận. Có tương truyền cho rằng con trai giật mắt phải là tốt và trái là xấu còn con gái thì ngược lại.

Hy vọng rằng với những gì được trình bày như trên sẽ giúp quý vị có thêm góc nhìn về nguyên tắc nam tả nữ hữu và linh hoạt áp dụng nó trong nhiều khía cạnh của cuộc sống. Tin rằng cũng như một quan niệm tâm linh, có tin thì có lành, áp dụng đúng sẽ mang lại cho chúng ta một cuộc đời nhiều suôn sẻ, thuận lợi.

Xem thêm: https://buddhistart.vn/tam-bao/

Bài viết liên quan

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Dưới đây là top 100 hình Phật, ảnh Phật đẹp nhất với chất lượng cao có thể tải về làm hình nền, hình đại diện, hình video... mà Buddhist Art đã thiết kế khá tỷ mỷ muốn chia sẻ cho cộng đồng.

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Công Ty TNHH Buddhist Art đã hoàn thành dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên đất sét. Và sẽ hoàn thành trên chất liệu composite, sau đó có thể chuyển sang các chất liệu phổ biến khác như đồng, đá, xi măng, gỗ....

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Xin chào và rất cảm ơn bạn đã ghé thăm trang web của công ty TNHH Buddhist Art và cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp về tượng Phật Thích Ca. Buddhist Art với kho hình nền Đức Phật Thích Ca đa dạng và được thực hiện tỉ mỉ, rất mong được sự đón nhận của quý Phật Tử, Sư Thầy, Sư Cô.

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau, có phải là cùng 1 vị Phật không? Làm sao để phân biệt được tượng Phật Thích Ca và tượng Phật A Di Đà để khỏi nhầm lẫn, phật a di đà có thật không? Hãy cùng BUDDHIST ART tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Đức Phật A Di Đà (Adida) hay còn được gọi là Amida là vị Phật xuất hiện trong Phật Giáo và được tôn kính, thờ Phụng phổ biến. Hãy cùng Buddhist Art tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật thích ca mâu ni là ai và tiểu sử cuộc đời của ngài như thế nào? tất cả điều này sẽ được chúng tôi làm rõ ngay trong bài viết này cho các bạn nhé