Tìm hiểu về Phật Bà Chúa Xứ núi Sam

Kết quả 0.0/5 (0 đánh giá)

Tâm linh là một phần trong văn hóa đời sống của mỗi con người, dù là ở đâu trên thế giới này. Có thờ có thiêng có kiêng có lành, quý vị chọn tin tưởng vào vị thánh hay thần Phật nào và kính ngưỡng hết lòng thì sẽ được hồi đáp. Những ai chọn thờ bà Chúa Xứ Núi Sam đều được trải nghiệm những điều vi diệu đằng sau mỗi lần cầu khẩn, xin lộc. 

Bà Chúa Xứ núi Sam là ai?

Sự tích kể rằng cách đây gần 200 năm, có một cô gái trong làng Vĩnh Tế bỗng nhiên lên đồng và tự xưng là Bà Chúa Xứ đến với núi Sam để cứu dân độ thế. Bà còn báo rằng mình đang ngự trên núi cao, yêu cầu dân làng lên núi để thỉnh bà về thờ phụng. 

phat-ba-chua-xu-nui-sam-1

Từ đó, dân làng đã phái đi 40 chàng thanh niên lực lưỡng lên núi khiêng tượng nhưng lạ thay bức tượng không xê dịch chút nào. Cô gái lần trước lại lên đồng và mách bảo dân làng chỉ cần 9 cô gái đồng trinh là có thể khiêng được. Lời nói đó vô cùng linh nghiệm, 9 cô gái đã dễ dàng khiêng tượng Bà Chúa Xứ đi. Tuy nhiên, đến chân núi Sam dây khiêng tượng bị đứt, thế là dân làng hiểu ý của Bà và cho lập miếu thờ ngay tại vị trí đó.

Miếu Bà Chúa Xứ ở đâu?

Miếu bà chúa Xứ nằm tại núi Sam, Châu Đốc, An Giang; lưng miếu được xây tựa vào vách núi, chính điện hướng về phía những cánh đồng. Thiết kế kiến trúc của miếu thờ khá độc đáo với hình chữ “Quốc”, có hình dạng hình bông sen đang nở. Đặc biệt, kiến trúc còn vô cùng nổi bật ở chi tiết thiết kế theo kiểu tam cấp ba tầng có mái lợp màu xanh và góc mái cao vút lên giống như mũi thuyền.

phat-ba-chua-xu-nui-sam-3

Cách xin lộc Bà Chúa Xứ

Sự linh thiêng của miếu bà Chúa Xứ dần dần lan truyền rộng rãi trong nhân gian. Do đó, người dân ở tứ xứ thường đổ về núi Sam để được chiêm ngưỡng cũng như cúng bái bà Chúa Xứ. 

Lễ vật đến miếu bà Chúa Xứ thường bao gồm: mâm trái cây ngũ quả, hoa, hương, đèn cầy, hũ gạo, trầu cau, xôi chè, bánh bao, heo quay nguyên con, hũ muối, trà, rượu, bánh kẹo.

Trong số những đồ cúng này thì heo quay nguyên con là loại lễ vật trang trọng nhất được số đông người hành lễ dùng để dâng cúng. Theo phong tục tập quán thì heo quay dùng để cúng cần cắm một con dao nhỏ ngay sống lưng.  

Mâm cúng sau khi chuẩn bị xong, người hành lễ quỳ trước hương án của bà chúa Xứ và đọc bài văn khấn: 

Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Xứ.

Cúi xin được phù hộ độ trì. Hương tử con là: Ngụ tại:….

Ngày hôm nay là Ngày….. Tháng….. Năm.

Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được: gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý. ……. (Muốn gì cầu xin) Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Xứ, cúi xin được phù hộ độ trì.

phat-ba-chua-xu-nui-sam-2

Hầu hết mọi người khi hành lễ bà Chúa Xứ Châu Đốc đều xin về một bao lì xì, và đây chính là bao lộc mà bà ban cho, mang lại cho chủ nhân sở hữu nhiều may mắn. Cách sử dụng lộc Bà Chúa Xứ đúng cách như sau: 

  • Trước khi rước lộc về nhà, gia chủ cần phải tiến hành bước thỉnh lộc bà Chúa Xứ lên một cái đĩa.
  • Để 4 ly nước suối kế bên và cầm lên từng ly một lần lượt cầu khấn với mục đích cung nghinh bà về cư gia. 
  • Sau mỗi ly nước khấn xong, gia chủ đem đổ ra mỗi góc nhà, 4 ly nước là 4 góc.
  • Gia chủ nên đặt lộc này của bà Chúa Xứ lên bàn thờ Mẹ Quan Âm, lưu ý không nên đặt ở bàn thờ Ông Địa như các gia đình thường hay làm. Theo quan niệm thờ cúng tâm linh thì điều này có ý nghĩa thiếu tôn trọng đối với bà chúa Xứ Châu Đốc.
  • Quá trình thờ cúng thường là 9 ngày thay nước và 3 ngày thay trầu cau tươi 1 lần, không nên để quá lâu. 
  • Gia chủ cần thực hiện thường xuyên khấn bái bà Chúa Xứ để cầu xin bà phù hộ độ trì, che chở cho gia chủ cũng như các thành viên khác trong gia đình mình. 
  • Trường hợp gia chủ muốn hóa lộc của bà Chúa Xứ thì nên chọn hóa vào ngày 23 âm lịch. 

Thờ phượng và đặt tín ngưỡng của mình vào đấng linh thiêng là cách để bản thân luôn được các Ngài che chở, mang lại ấm yên giàu có. Tuy nhiên, cái gì cũng cần có cho đi và nhận lại, quý vị được lộc thì cũng phải chia sẻ thì lộc mới bền vững và ngày càng nhiều hơn. Đặc biệt, quý vị cũng lưu ý chăm sóc cho cái tâm tín ngưỡng của mình thêm vững vàng, tin tuyệt đối thay vì nửa vời sẽ bị phản phệ.

Xem thêm:

+ Tìm hiểu về lịch sử của Phật giáo

+ Tìm hiểu về đạo Hòa Hảo

Bài viết liên quan

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Dưới đây là top 100 hình Phật, ảnh Phật đẹp nhất với chất lượng cao có thể tải về làm hình nền, hình đại diện, hình video... mà Buddhist Art đã thiết kế khá tỷ mỷ muốn chia sẻ cho cộng đồng.

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Công Ty TNHH Buddhist Art đã hoàn thành dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên đất sét. Và sẽ hoàn thành trên chất liệu composite, sau đó có thể chuyển sang các chất liệu phổ biến khác như đồng, đá, xi măng, gỗ....

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Xin chào và rất cảm ơn bạn đã ghé thăm trang web của công ty TNHH Buddhist Art và cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp về tượng Phật Thích Ca. Buddhist Art với kho hình nền Đức Phật Thích Ca đa dạng và được thực hiện tỉ mỉ, rất mong được sự đón nhận của quý Phật Tử, Sư Thầy, Sư Cô.

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau, có phải là cùng 1 vị Phật không? Làm sao để phân biệt được tượng Phật Thích Ca và tượng Phật A Di Đà để khỏi nhầm lẫn, phật a di đà có thật không? Hãy cùng BUDDHIST ART tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Đức Phật A Di Đà (Adida) hay còn được gọi là Amida là vị Phật xuất hiện trong Phật Giáo và được tôn kính, thờ Phụng phổ biến. Hãy cùng Buddhist Art tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật thích ca mâu ni là ai và tiểu sử cuộc đời của ngài như thế nào? tất cả điều này sẽ được chúng tôi làm rõ ngay trong bài viết này cho các bạn nhé