Phật Di Lặc là ai? Tiểu sử cuộc đời của Ngài

Kết quả 0.0/5 (0 đánh giá)

Với thân hình mập mạp, hiền hòa, tự tại, miệng luôn tươi cười, bụng phơi ra, và luôn có trẻ con xung quanh, Phật Di Lặc xuất hiện như biểu tượng của hạnh phúc. Vậy Đức Phật Di Lặc là ai? Hình dạng của ngài có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng BUDDHISTART.VN tìm hiểu thêm về Vị Phật được xem là biểu tượng của hạnh phúc qua bài viết dưới đây nhé

Phật Di Lặc là ai?

Tên gọi Di Lặc là cách phiên âm  từ chữ Maitreya của tiếng Phạn, dịch nghĩa là Từ Thị. Trong đó Từ nghĩa là lòng từ bi, trắc ẩn, còn Thị ở đây là họ. Hiểu rộng ra Di Lặc có nghĩa là "người có lòng từ bi".

phat-di-lac-la-ai

Nhiều di tích khảo cổ phát hiện ra tượng Phật Di Lặc đã xuất hiện từ rất sớm ở nhiều nơi. Nhiều tượng được phát hiện tại khu vực thuộc thành phố Mathura có niên đại từ thế kỷ thứ 2. Một số mẫu khác được phát hiện ở Cam Túc vào thế kỷ thứ 5. Tại Khu vực phía Nam Sumatra thuộc Indonesia cũng phát hiện dấu tích các bức tượng Phật Di Lặc.   

Trong các tranh hay tượng vào thời kỳ ban đầu, Phật, Di lặc ngồi trên mặt đất, biểu tượng sẵn sàng đứng dậy đi giáo hóa chúng sinh với nhân dạng thanh mảnh, tuấn tú. Đến thế kỷ thứ 10 tại Trung Quốc, sau khi hòa thượng Bố Đại được người đời cho là hiện thân của Phật Di Lặc qua đời, Tượng Phật Di Lặc được thể hiện với với dáng vẻ mập mạp, miệng luôn nở nụ cười hoan hỉ. 

Phật Di Lặc được xem là vị Phật thứ 5, cũng là vị phật cuối cùng xuất hiện trên Trái Đất. Ngài sẽ là vị Phật kế tiếp Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện để giảng dạy Phật Pháp và giáo hóa chúng sinh, chứng ngộ thành Phật. 

Sự tích Phật Di Lặc

Sự tích về Phật Di Lặc được tìm thấy rất nhiều trong các tài liệu kinh điển của các tông phái Phật giáo như Phật Giáo Nguyên Thủy, Đại Thừa, Kim Cương thừa. Ngài đã hóa thân qua rất nhiều kiếp với nhiều nhân dạng khác nhau. Một trong những hóa thân của Ngài mà chúng ta hay nghe đến đó chính là hình tượng Bố Đại Hòa Thượng. 

phat-di-lac-la-ai-1

Theo chuyện xưa tích cũ, chuyện kể rằng Bố Đại Hòa Thượng quê ở Minh Châu, huyện Phụng Hóa, trong vùng Chiết Giang ngày nay. Hình dạng mập mạp, bụng to, tính tình vui vẻ, ngủ thì tùy chỗ, lại thường dùng một cây gậy, quảy một cái túi vải, hễ ai cúng cho món gì, Ngài bỏ cả vào trong túi. Do vậy dân gian mới đặt cho tên gọi là Bố Đại Hòa Thượng, nghĩa là Hòa Thượng Túi Vải. 

Ngài nổi tiếng với tài tiên tri về thời tiết. Nếu trời sắp mưa, người ta sẽ thấy Ngài mang đôi guốc gỗ. Ngược lại nếu thấy Ngài treo cao đôi guốc gỗ trên cầu, nằm co chân mà ngủ thì hôm đó trời sẽ nắng ráo. Cuộc đời Ngài để lại một số giai thoại đầy ẩn ngữ: 

Thấy một vị Tăng đi phía trước, Ngài chạy tới vỗ vào lưng. Vị Tăng quay đầu lại, Ngài nói:  Cho xin một đồng tiền. 

Vị Tăng trả lời: - Nếu trả lời được câu hỏi, Tôi sẽ đưa Ngài một đồng. Ngài liền bỏ túi xuống, khoanh tay đứng 

Lần nọ, Hòa thượng Bạch Lộc hỏi Ngài: - Túi Vải (Bố Đại) có ý nghĩa như thế nào? Ngài bỏ túi vải xuống. Hòa thượng Bạch Lộc lại hỏi nữa: Công dụng của túi vải ra sao? Ngài quẩy lên vai bước đi. 

Lần khác, Hòa thượng Tiên Bảo Phúc hỏi: Chỗ cốt yếu của Phật pháp là thế nào? Ngài bỏ túi vải xuống, khoanh tay đứng. Bảo Phúc nói: Chỉ có vậy, hay có ý nghĩa khác hơn? Ngài bèn quẩy lên vai mà đi. 

Có một lần Ngài đứng giữa ngã tư, một vị Tăng hỏi: Ngài làm gì ở đó? - Ngài đáp: Đợi một người. 

- Đến rồi! Đến rồi!; - Ông không phải là người đó; - Ngài đó thế nào?; - Cho Tôi xin một quan tiền. 

Ngài có làm bài ca như sau: 

Chính đó tâm tâm tâm là Phật

Mười phương thế giới nó linh nhất

Dọc ngang diệu dụng có gì đâu

Nhất thiết sao bằng tâm chân thật

Ngời ngời tự tại chẳng làm chi

Phới phới rồi xa xuất gia thấy

Nếu thấy trước mắt đạo lớn thật

Không thấy tơ hào mới quá kỳ

Vạn pháp y nhiên tâm vẫn vậy

Nhọc gì mà phải tìm nghĩa kinh

Tâm vương vốn đã biết cùng khắp

Người trí chỉ cần cái không học

Chẳng phàm, chẳng Thánh, kể mà chi

Chớ gượng phân biệt thì rõ Thánh

Tâm châu vô giá vốn tròn sáng

Phàm là dị tướng tạm gọi không

Người nay hoằng đạo, đạo phân minh

Vô lượng thanh cao xứng đạo tình

Quảy gánh bước lên đường cố quốc

Lo gì khắp chốn chẳng nghe danh

phat-di-lac-la-ai-2

Ngài còn làm thêm bài kệ khác nữa:  

Chiếc bát cơm ngàn nhà

Thân côi muôn dặm xa

Mắt xanh nào ai có

Hỏi đường mây trắng qua

Đời Lương, niên hiệu Triệu Minh thứ hai, năm Bính Tý, tháng Ba , khi sắp thị tịch, Ngài có nói bài kệ:  

Di lặc thiệt Di lặc

Hóa thân trăm nghìn ức

Thường hiện cho người đời

Người đời không ai biết

Sau khi viên tịch, thỉnh thoảng vẫn có người thấy Bố Đại ở châu khác. Tin rằng ông chính là hóa thân của Di Lặc, người đời về sau tạo hình thể hiện hình ảnh Phật Di Lặc dưới dạng Bố Đại Hòa Thượng.

Tham khảo: https://buddhistart.vn/tuong-phat-di-lac-hop-tuoi-gi/

Bài viết liên quan

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Dưới đây là top 100 hình Phật, ảnh Phật đẹp nhất với chất lượng cao có thể tải về làm hình nền, hình đại diện, hình video... mà Buddhist Art đã thiết kế khá tỷ mỷ muốn chia sẻ cho cộng đồng.

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Công Ty TNHH Buddhist Art đã hoàn thành dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên đất sét. Và sẽ hoàn thành trên chất liệu composite, sau đó có thể chuyển sang các chất liệu phổ biến khác như đồng, đá, xi măng, gỗ....

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Xin chào và rất cảm ơn bạn đã ghé thăm trang web của công ty TNHH Buddhist Art và cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp về tượng Phật Thích Ca. Buddhist Art với kho hình nền Đức Phật Thích Ca đa dạng và được thực hiện tỉ mỉ, rất mong được sự đón nhận của quý Phật Tử, Sư Thầy, Sư Cô.

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau, có phải là cùng 1 vị Phật không? Làm sao để phân biệt được tượng Phật Thích Ca và tượng Phật A Di Đà để khỏi nhầm lẫn, phật a di đà có thật không? Hãy cùng BUDDHIST ART tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Đức Phật A Di Đà (Adida) hay còn được gọi là Amida là vị Phật xuất hiện trong Phật Giáo và được tôn kính, thờ Phụng phổ biến. Hãy cùng Buddhist Art tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật thích ca mâu ni là ai và tiểu sử cuộc đời của ngài như thế nào? tất cả điều này sẽ được chúng tôi làm rõ ngay trong bài viết này cho các bạn nhé