Pho tượng Phật A Di Đà tại chùa Vĩnh Tràng

Kết quả 0.0/5 (0 đánh giá)

Vùng đất Tiền Giang vốn nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp mang đậm bản sắc sông nước trữ tình. Đặc biệt nơi đây còn có một công trình Phật giáo nổi tiếng mà du khách không nên bỏ qua khi ghé thăm. Đó chính là chùa Vĩnh Tràng – Một ngôi chùa độc đáo, là vẻ đẹp của sự giao thoa văn hóa phương Đông và phương Tây. Hãy cùng Buddhist Art tìm hiểu về pho tượng Phật A Di Đà khổng lồ và ngôi chùa với lối kiến trúc đẹp mắt này nhé!

Chùa Vĩnh Tràng - một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Mỹ Tho

Khái quát về chùa Vĩnh Tràng

Chùa Vĩnh Tràng hay còn có tên gọi khác là Tổ đình Vĩnh Tràng. Ngôi chùa tọa lạc ở ấp Mỹ An, phường 8, thành phố Mỹ Tho. Chùa được ông Bùi Công Đạt, một vị quan dưới thời vua Minh Mạng (1820-1840) xây dựng. Lối kiến trúc của chùa Vĩnh Tràng được xem là lối kiến trúc độc đáo bậc nhất ở vùng Nam Bộ nước ta. Lúc đầu nơi đây chỉ là một thảo am để ông bà Tri huyện dùng làm nơi tu tập những ngày về hưu.

tuong-phat-a-di-da-chua-vinh-trang-5

Chùa thuộc phái Bắc Tông, là ngôi tổ đình của dòng Lâm Tế - Trí Huệ với 9 vị Tăng chúng tu học dưới sự hướng dẫn của thượng tọa Thích Tuệ Minh - trưởng ban Trị sự tỉnh Tiền Giang và cũng là người đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban Quản trị chùa. Từ ngày 06/12/1989 chùa Vĩnh Tràng được Nhà nước công nhận là di tích văn hóa cấp quốc gia. 

Lịch sử hình thành

Lúc bấy giờ, chùa Vĩnh Trường mới chỉ là một cái am nhỏ được ông bà Huyện Bùi Công Đạt làm quan dưới triều vua Minh Mạng (1820-1840) dựng lên trong quang cảnh hoang vu, mái lá vách đất, quang cảnh hoang vu. Ngày ấy chùa chỉ được xây dựng theo dạng thảo am để hai ông bà dành làm nơi che nắng che mưa, nghỉ ngơi sau những ngày về hưu. Sau được trùng tu trở thành một địa điểm tâm linh. Dân gian lúc bấy giờ vẫn quen gọi là chùa ông Huyện.

Vào năm 1894, hòa thượng Thích Huệ Đăng ở chùa Giác Lâm (Gia Định) được mời về làm trụ trì. Sau một thời gian, bên cạnh việc lo kinh kệ, ông nhờ sự giúp đỡ của các đạo hữu đã gánh đất đắp nền, tạo nên một ngôi chùa khang trang và đặt tên là Vĩnh Trường (Vĩnh Tràng). Trải qua nhiều đời truyền thừa, chùa Vĩnh Tràng ngày càng được hoàn thiện, rộng lớn, uy nghiêm và thu hút hơn. Chùa Vĩnh Tràng cũng theo đó mà trở thành địa điểm tâm linh quen thuộc của người dân Tiền Giang nói riêng và cả nước nói chung đến hành hương hoặc tham quan.

tuong-phat-a-di-da-chua-vinh-trang-1

Theo thời gian người dân vùng lân cận đến nay vẫn theo thói quen gọi là chùa “Vĩnh Tràng”. Nhà thơ Xuân Thủy sau một lần đến thăm đã tặng chùa bốn câu thơ sau:

"Đức Phật giàu tình thương

Nên chùa tên Vĩnh Tràng

Nhà sư vốn yêu nước

Lòng như dòng Tiền Giang".

Lối kiến trúc của chùa Vĩnh Tràng

Chùa Vĩnh Tràng gây ấn tượng với Phật tử và du khách gần xa với lối kiến trúc tinh xảo, quy mô bề thế, là sự kết hợp giữa các lối kiến trúc Á-Âu (Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm). Những cây cột trụ và dọc hành lang phía bên tay trái chùa sẽ mang đến cho quý Phật tử cảm giác và khung cảnh như đang ở một hành lang ở Châu Âu. Tuy nhiên, lối kiến trúc điêu khắc truyền thống Việt Nam vẫn được khắc họa đậm nét với cách xây dựng theo hình dáng chữ Quốc của Hán tự, gồm 4 gian nối tiếp nhau là Tiền đường, Chánh điện, nhà Tổ và nhà Hậu. Diện tích chùa khoảng 2 hecta gồm nhiều khu vực như Phật đài A Di Đà, chánh điện chính, đài Quan Âm, Vườn tháp…

Phía trước chùa Vĩnh Tràng

Phía trước chùa là hai cổng tam quan kiểu võ được tạo lập một cách quy mô và tráng lệ, xây vào những năm 1933 theo kiểu cổ lầu do những nghệ nhân xứ Huế thực hiện. Nét độc đáo và đặc biệt của cổng tam quan này chính là nghệ thuật ghép những mảnh sành sứ có giá trị để minh họa cho lịch sử nhà Phật với đủ các loại hình dáng của long, lân, quy, phượng, vô cùng thu hút và đặc sắc. Trên cổ lầu còn nhiều câu đối trạm trổ công phu khác. Cổng giữa của tam quan được thiết kế làm bằng sắt theo kiểu Pháp tạo nên một quần thể kiến trúc đa màu sắc và nhiều góc cạnh. Không như những ngôi chùa khác ở Việt Nam là cổng tam quan giữa thường lớn và đồ sộ hơn hai cổng bên thì chùa Vĩnh Tràng lại có cổng rất nhỏ và chỉ mở vào những dịp lễ lớn của chùa và giáo hội nên ít được chú ý đến.

tuong-phat-a-di-da-chua-vinh-trang-4

Riêng ở phần trước phía bên ngoài của chánh điện, Phật tử đến tham quan sẽ thấy có những hoa văn theo kiểu thời Phục Hưng hay vòm cửa theo kiểu La Mã, bông sắt của Pháp, gạch men của Nhật Bản. Bên cạnh đó là những nét chữ Hán quen thuộc được viết theo lối chữ triện cổ kính, chữ quốc ngữ viết theo lối chữ Gô-tích. Theo lời người dân địa phương kể lại thì hòa thượng Minh Đàng cùng ông Huỳnh Trí Phú đã đến đất nước Chùa Tháp nên họ đã tiếp thu triệt để nét độc đáo ở nơi đây mà thiết kế xây dựng nên chùa Vĩnh Tràng. 

Phía sau chánh điện

Phía sau chánh điện chính là nhà tổ được nối với hành lang đông - tây liền nhau. Đây là nét kiến trúc của Trung Quốc, tuy nhiên được biến điệu nên vẫn giữ được phong cách của Việt Nam. Không gian trống của phía sau chánh điện và nhà tổ được tận dụng dựng một hòn non bộ phác họa cảnh núi non chùa tháp, thiên nhiên hữu tình mang đậm bản sắc quê hương. Từ phía trước nhà tổ nhìn về phía sau chánh điện chính là lối kiến trúc mang đậm nét Rôma châu Âu. Cột uy nghi, vòm cong và hoa văn của Pháp đầy màu sắc sặc sỡ.

Nơi thờ chư vị tiền bối cũng như trai đường chính là nhà hậu tổ, còn phòng tiếp khách và nhà Tăng chúng thì ở hai bên. Mặt sau của nhà hậu tổ và mặt trước của nhà tịnh trù lại có lối kiến trúc mái ngói gạch của những ngôi nhà cổ Việt Nam nhưng được cách điệu với thiết kế vòm cong mang đậm hơi hướng kiến trúc của Pháp. Đây chính là nét độc đáo làm cho ngôi chùa vẫn rất Việt Nam  dù mang kiến trúc kết hợp Đông Tây.

Hòn non bộ trang trí

Hòn non bộ phía trước vườn tháp đã tạo nên một không cảnh hài hòa giữa thiên nhân và nhân tạo cho ngôi chùa. Phía sau bên phải của chánh điện là phòng phát hành kinh sách với nhiều kinh sách và vật phẩm của Phật giáo. Cách đó một hồ nước nhỏ là giảng đường Huệ Đăng bên phải chánh điện là giảng đường Chánh Hậu dùng để thuyết giảng pháp khi an cư kiết hạ và tổ chức đại giới đàn của tỉnh hội. Ngoài ra chùa Vĩnh Tràng còn lưu giữ gần 20 bức tranh sơn thủy khác nhau được vẽ nên từ rất lâu đời.

Do những nét Phương Tây hòa lẫn với phương Đông một cách tinh tế như vậy nên cho đến nay, ngôi chùa tuy đã trải qua sức nặng của thời gian nhưng vẫn giữ nét hiện đại xen lẫn cổ kính. Điều này chính là sự hấp dẫn đặc biệt của riêng Vĩnh Tràng mà không ngôi chùa nào ở miền Tây sánh bằng.

Các pho tượng khổng lồ tại chùa Vĩnh Tràng

Du lịch Tiền Giang, đến chùa Vĩnh Tràng hành hương, quý Phật tử còn được chiêm ngưỡng hơn 60 bức tượng Phật quý, được làm từ đồng, gỗ hoặc đất nung, tất cả đều được thếp vàng óng ánh. Nổi bật nhất trong đó là bộ tượng 18 vị La Hán nằm hai bên tường chánh điện được tạc bằng gỗ mít vào đầu thế kỷ 20.

Trong chùa còn có 3 pho tượng Phật lớn: Phật Di Đà (cao 98cm), Quan Âm và Thế Chí (cao 93 cm) và một chiếc chuông đồng lớn thường được gọi là Pháp Bảo Chuông với chiều cao 1,2m, cân nặng khoảng 150kg. Thân chuông có khắc chữ “Vĩnh Trường Tự” được đúc vào khoảng giữa thế kỷ 19.

tuong-phat-a-di-da-chua-vinh-trang-2

Tượng Phật A Di Đà trong công viên Vĩnh Tràng

Thời gian khởi công

Vào ngày 14/1/2008 (nhằm ngày 8 tháng 12 lễ thành đạo của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni), chùa Vĩnh Tràng đã khánh thành tượng Phật Di Đà và công viên chùa Vĩnh Tràng. Dự án được khởi công xây dựng vào 7/3/2007 (19 tháng giêng năm Đinh Hợi) và sau hơn một năm mới hoàn thành một cách mỹ mãn. Dự án do nhóm thợ và họa sĩ kiến trúc sư Thụy Lam thiết kế với sự khởi xướng của Thượng tọa Thích Huệ Minh. 

Về pho tượng Phật A Di Đà

Đây là bức tượng Phật khổng lồ được đặt đứng trước chánh điện, trong hoa viên của chùa. Pho tượng đứng có chiều cao tính từ chân đến đỉnh là 18m, bệ cao 7m, nặng 150 tấn. Đức Phật A Di Đà chính là Người tượng trưng của cõi Cực Lạc an vui. Việc chùa tạo dựng công viên A Di Đà đã đáp ứng một phần nào về nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của người dân. Có những người khi đi làm ngang qua công viên cũng xá lễ tượng Phật từ xa khi họ không có thời gian đi chùa. Còn có người muốn nghỉ ngơi thư giãn sau những ngày mệt nhọc cũng thì sẽ ngồi dưới ghế đá dưới chân Đức Phật để thầm cầu nguyện cho cuộc sống được bình yên. Vị trí Phật A Di Đà được đặt ở đây với ngụ ý rằng Phật đang đứng trông nom chúng sinh và sẽ phù hộ chúng sinh bình an. Đây cũng được xem là biểu tượng của chùa Vĩnh Tràng hiện nay.

Pho tượng A Di Đà tại chùa Vĩnh Tràng đã được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận là pho tượng Phật A Di Đà lộ thiên cao nhất Việt Nam. Ngoài ra, một điểm đặc biệt khác của pho tượng này chính là tượng được đặt trong một công viên mà người dân ở đây vẫn hay gọi là “Công viên Phật” - Công viên Vĩnh Tràng.

Về công viên Vĩnh Tràng

Công viên của chùa Vĩnh Tràng có hình tam giác được xây dựng trên diện tích 5.000m2, với các hạng mục như  hệ thống hòn non bộ, hệ thống chiếu sáng, cây cảnh, ghế đá …Tổng kinh phí của cả công trình là hơn 4,1 tỷ đồng với sự ủng hộ của chư Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước. Bên cạnh đó là sự hộ trì của người dân địa phương đã tạo nên một cảnh quan tôn nghiêm nơi này.

tuong-phat-a-di-da-chua-vinh-trang-3

Hy vọng thông qua bài viết của Buddhist Art quý Phật tử đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về tượng Phật A Di Đà cũng như là ngôi chùa cổ kính tuyệt đẹp Vĩnh Tràng. Nếu Quý Phật tử có mong muốn tìm hiểu thêm về Phật giáo cũng như tìm kiếm một nơi lưu giữ nét văn hóa Phật giáo và linh hồn Việt hãy ghé đến Trung tâm sáng tác mỹ thuật Phật Giáo Buddhist Art. Chúng tôi tự hào là cơ sở điêu khắc tượng Phật đẹp nhất, chất lượng nhất với đội ngũ điêu khắc gia uy tín, chuyên nghiệp nhất.

Tìm hiểu thêm về Tượng phật A Di Đà chùa Phật Tích

Bài viết liên quan

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Dưới đây là top 100 hình Phật, ảnh Phật đẹp nhất với chất lượng cao có thể tải về làm hình nền, hình đại diện, hình video... mà Buddhist Art đã thiết kế khá tỷ mỷ muốn chia sẻ cho cộng đồng.

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Công Ty TNHH Buddhist Art đã hoàn thành dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên đất sét. Và sẽ hoàn thành trên chất liệu composite, sau đó có thể chuyển sang các chất liệu phổ biến khác như đồng, đá, xi măng, gỗ....

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Xin chào và rất cảm ơn bạn đã ghé thăm trang web của công ty TNHH Buddhist Art và cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp về tượng Phật Thích Ca. Buddhist Art với kho hình nền Đức Phật Thích Ca đa dạng và được thực hiện tỉ mỉ, rất mong được sự đón nhận của quý Phật Tử, Sư Thầy, Sư Cô.

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau, có phải là cùng 1 vị Phật không? Làm sao để phân biệt được tượng Phật Thích Ca và tượng Phật A Di Đà để khỏi nhầm lẫn, phật a di đà có thật không? Hãy cùng BUDDHIST ART tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Đức Phật A Di Đà (Adida) hay còn được gọi là Amida là vị Phật xuất hiện trong Phật Giáo và được tôn kính, thờ Phụng phổ biến. Hãy cùng Buddhist Art tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật thích ca mâu ni là ai và tiểu sử cuộc đời của ngài như thế nào? tất cả điều này sẽ được chúng tôi làm rõ ngay trong bài viết này cho các bạn nhé