Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn

Kết quả 5.0/5 (29 đánh giá)

1.Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn là ai?

Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát danh xưng đầy đủ của ngài được gọi với cái tên Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát. Ngài được mọi Phật tử trong dân gian gọi với những danh xưng khác chẳng hạn như: Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm, Thiên Tý Quán Âm, Thiên Thủ Thiên Tý Quán Thế Âm, Thiên Thủ Thánh Quán Âm,…

Còn ở Việt Nam ta, danh xưng của Ngài được lưu truyền trong dân gian được mọi người gọi là Quán Âm Tự Tại Bồ Tát.Trong các tài liệu Phật Giáo, ngài Quán Thế Âm Bồ Tát là một trong những vị Bồ tát có vị trí quan trọng, được thờ phụng, cúng dường vô cùng phổ biến, nhất là trong trường phái Phật giáo Đại thừa. Theo Thiên Thủ Kinh, Thiên Quang Nhãn Kinh, Mẫu Đà La Ni Kinh, Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát chính là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát ở cõi Tây Phương cực lạc, nơi Đức Phật A Di Đà làm giáo chủ.

bo-tat-thien-thu-thien-nhan-1

Ảnh Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát

Ngài là đại diện cho sức Đại Từ, Đại Bi cứu khổ cứu nạn, là sự giác tha của Phật giáo Đại thừa. Trong số tài liệu khác thì cho rằng Ngài là Thân sở hóa của Đại Nhật Như Lai. Còn theo Thiên Thủ Thiên Nhãn Kinh thì Ngài là hậu thân của Chính Pháp Minh Như Lai. Vị bồ tát Thiên Thủ Thiên Nhãn thì Thiên được hiểu là nhiều, là vô số; thủ được hiểu là mắt, Quan được hiểu là thấu suốt; Thế được hiểu là trần gian; Âm được hiểu là âm thanh.

Như vậy, Quan Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn là vị Bồ tát có vô số tay, vô số mắt có thể cứu khổ, để lắng nghe tiếng kêu cứu của chúng sinh trần gian. Vị Bồ tát nghìn mắt nghìn tay, có thể soi thấu hết chốn sương thế, nghe thấu cả trăm ngàn lẽ đời, thấu đạt cùng những nỗi bi phẫn, khổ đa, ai oán của con người.

2.Sự tích về Bồ tát Thiên Thủ Thiên Nhãn

Thiên Thủ Quán Âm Đại Bồ Tát thường được hình dung có hình tướng gồm 40 cánh tay, mỗi tay mang một con mắt, mỗi cánh tay còn có 25 công dụng nên được gọi là nghìn tay. Hai tay chính của Ngài là ấn hiệp chưởng, 38 tay bên cầm các bảo vật và pháp khí nhà Phật như: búa, kiếm, tịnh bình, chày kim cang hay bánh xe pháp cùng vải lụa gấm vóc, tràng hoa, châu báu.

bo-tat-thien-thu-thien-nhan-4

Ảnh tượng Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn

Phần đầu của Ngài có 11 giác ngộ ứng với 5 tầng. Tầng trên cùng là Pháp thân, tầng tiếp theo chính là Báo thân và 3 tầng cuối cùng gọi là Hoá thân. Vị Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ tát có 9 khuôn mặt với 3 mặt ở bên trái biểu trưng cho bình đẳng tính trí cùng 3 mặt giữa biểu trưng cho Đại viên cảnh trí và 3 mặt bên phải là biểu trưng cho thuyết pháp quan sát. Thân Ngài mang sắc trắng, có 11 mặt hoặc 27 mặt, đầu đội bảo quân. Hình tượng của Ngài trong mỗi bàn tay có một con mắt trí tuệ, tay cầm nhiều pháp khí tượng trưng cho mọi ngành nghề trong cuộc sống. 

3.Thiên Thủ Thiên Nhãn hợp tuổi nào?

Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát thường được gọi là Phật Bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay. Ngài là vị Bồ Tát có khả năng nhìn thấu, nghe thấu trăm bề thế sự. Ngài dùng huệ nhãn soi tỏ khắp bốn phương tám hướng để thấu đạt hết thảy những khổ đau, bi phẫn của con người. Theo kinh Phật ghi lại, Thiên Thủ Thiên Nhãn là vị Phật bản mệnh của những người tuổi Tý. Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn sẽ hộ mệnh giúp những người tuổi Tý hóa giải được năng lượng xấu, tăng cường những mối quan hệ tốt đẹp cũng như tránh xa được những rắc rối tiềm ẩn.

Ngoài ra, Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát sẽ phù hộ người tuổi Tý, giúp họ lắng đọng tâm trí, tập trung phát triển trí tuệ. Ngoài ra Ngài còn giúp họ trừ đi tà ma ngoại đạo xung quanh, che chở và giảm nhẹ tai ương khi người tuổi Tý gặp năm hạn, bị sao xấu chiếu.

4.Ý nghĩa của tượng Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn

Ngài Đại Bồ tát Thiên Thủ Thiên Nhãn còn được Phật tử chúng sinh gọi là Ngài Quán Thế Âm Bồ tát. Theo chiết tự từng tiếng: Quán là thấu suốt, Thế là trần gian, Âm là âm thanh, Quán Thế Âm chính là cứu khổ, lắng nghe nơi nào có tiếng kêu cứu của chúng sanh trần gian là Ngài ứng hiện để cứu độ.

bo-tat-thien-thu-thien-nhan-2

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát bằng đồng

Ngài mong muốn đem đến sự an vui, bình yên cho tất cả chúng sinh, làm cho chúng sinh được thọ mệnh dài lâu, diệt trừ tất cả ác nghiệp, tội nặng, tiêu trừ cả bệnh tật, xa lìa chướng nạn u mê và làm tăng trưởng công đức pháp lành, được thành tựu các thiện căn sáng đồng tiêu tan sợ hãi. 

5.Cách thờ cúng Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn

Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bồ Tát là đại diện cho sự bao dung, bác ái, từ bi, hỉ xả của nhà Phật, Ngài giúp chúng sanh tai qua nạn khỏi, giác ngộ chân lý của đạo Phật, xoa dịu những đau khổ phiền não của con người chốn nhân gian và mang đến sự an lạc, bình tâm trong cuộc sống.

Khi thờ tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát gia chủ cần đặc biệt để tâm đến những lưu ý những điều sau: Khi thực hiện xây dựng bàn thờ bồ tát thì nên đặt ở những vị trí phù hợp, nên đặt ở vị trí chính giữa không gian, phòng thờ hoặc phòng khách, nơi trang trọng nhất của ngôi nhà gia chủ.

Sau tượng Phật không nên để cửa sổ mà bàn thờ nên đối diện cửa sổ để có đầy đủ ánh sáng, tang them nhuận khí. Đặt bàn thờ ở vị trí trung tâm để phát huy tối đa tác dụng cảm hoá an lạc cho cả gia đình. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của thầy phong thuỷ để có vị trí đặt tượng đẹp nhất và hợp phong thuỷ với gia chủ nhất.

bo-tat-thien-thu-thien-nhan-3

Phù điêu Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát

Tuyệt đối các phật tử không được đặt bàn thờ phật ở những nơi sinh hoạt đông đúc. Trong đạo Phật thường không quan niệm ngày tốt ngày xấu mà chủ yếu là sự thành tâm thành kính của gia chủ với Tam Bảo. Tuy nhiên các Phật tử đều muốn chọn ngày tốt lành hoàng đạo để thỉnh tượng.

Những ngày thỉnh tượng đẹp là mùng 1, ngày rằm ( âm lịch) hay ngày vía Đức Quán Thế Âm như ngày 19/2 âm lịch ( còn gọi là ngày đảng sinh), ngày 19/6  là ngày Phật đắc đạo,  ngày 19/9, ngày Phật xuất gia. Khi thỉnh tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát, gia chủ nên chuẩn bị bàn thờ phật trang nghiêm, ấm cúng, chu đáo sao cho khi rước tượng về nhà thì lập tức thượng an lên bàn thờ, nên nhớ tuyệt đối không dừng ghé nơi khác hay đặt tượng lên bàn ghế trước rồi mới đặt lên bàn thờ. 

Phật tại tâm, lòng lành hướng thiện Phật ở trong tâm!

Xem thêm bài viết cùng chủ đề :

Bài viết liên quan

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Dưới đây là top 100 hình Phật, ảnh Phật đẹp nhất với chất lượng cao có thể tải về làm hình nền, hình đại diện, hình video... mà Buddhist Art đã thiết kế khá tỷ mỷ muốn chia sẻ cho cộng đồng.

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Công Ty TNHH Buddhist Art đã hoàn thành dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên đất sét. Và sẽ hoàn thành trên chất liệu composite, sau đó có thể chuyển sang các chất liệu phổ biến khác như đồng, đá, xi măng, gỗ....

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau, có phải là cùng 1 vị Phật không? Làm sao để phân biệt được tượng Phật Thích Ca và tượng Phật A Di Đà để khỏi nhầm lẫn, phật a di đà có thật không? Hãy cùng BUDDHIST ART tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Đức Phật A Di Đà (Adida) hay còn được gọi là Amida là vị Phật xuất hiện trong Phật Giáo và được tôn kính, thờ Phụng phổ biến. Hãy cùng Buddhist Art tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật thích ca mâu ni là ai và tiểu sử cuộc đời của ngài như thế nào? tất cả điều này sẽ được chúng tôi làm rõ ngay trong bài viết này cho các bạn nhé

Tượng Phật Thích Ca lớn nhất Việt Nam ở đâu?

Tượng Phật Thích Ca lớn nhất Việt Nam ở đâu?

Việt Nam chúng ta có rất nhiều tượng phật lớn đứng top thế giới và trong số đó có Tượng Phật Thích Ca. Vậy Tượng Phật Thích Ca lớn nhất Việt Nam nằm ở đâu?