Cách Thỉnh và thờ Phật Bà Quan Âm

Kết quả 4.7/5 (13 đánh giá)

Phật  Bà Quan Âm trở thành một tín ngưỡng văn hóa lâu đời của chúng ta nên kể cả những người theo đạo Phật lẫn những người không theo đạo đều thờ Ngài. Nhưng thờ như thế nào cho đúng và những điều lưu ý xung quanh việc thờ cúng mẹ không phải ai cũng biết.

Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người càng chạy theo những hào nhoáng bên ngoài. Điều này đẩy họ vào hố sâu hơn của thống khổ. Khi quá thống khổ bởi những vô thường của đời người từ sinh lão bệnh tử, danh vọng, con người thường tìm về với đức tin. Lúc này, Phật Bà Quan Âm như một người mẹ hiền  từ gần gũi được nhiều người tin kính. Nhưng, cách thỉnh và thờ Phật Bà Quan Âm như thế nào để bày tỏ lòng thành kính sâu sắc nhất? Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung sau.

Bao nhiêu tuổi mới thờ mẹ Quan Âm

Cuộc sống vốn dĩ rất vô thường. Ông bà ta thường nói “Đừng đợi tuổi già mới học đạo, mồ hoang lắm kẻ tuổi xuân xanh”. Người tu đạo không kể tuổi tác, giàu nghèo. Chỉ cần có lòng thành và đủ duyên thì bất kể độ tuổi nào cũng có thể thờ mẹ Quan Âm được. 

ban-tho-phat-quan-am-gom-nhung-gi-4 

Phật Bà Quan Âm độ mạng là gì?

Phật Bà Quan Âm là vị Phật có lòng từ bi độ lượng. Ngài yêu thương hết thảy chúng sinh trong trời đất. Vì thế nên ngài độ mạng cho tất cả chúng sinh, không phân biệt mạng gì hay tuổi gì. Dù quý vị có thuộc mệnh Hỏa, Thủy, Kim, Thổ, Mộc thì đều nhận được sự phổ độ của Ngài.

Bất cứ ai thỉnh và thờ tượng Phật Quan Âm đều sẽ được Phật Bà Quan Âm Độ Mạng. Đức Phật sẽ giúp quý vị vượt qua bệnh tật, khổ đau, phiền não trong cuộc sống hữu hạn này. 

Thỉnh mẹ Quan Âm ngày nào tốt

Đạo Phật thường lấy ngày 1 hoặc 15 âm lịch làm ngày ăn chay chính thức mỗi tháng. Đức Phật Bà Quan Âm cùng với các Đức Phật khác đều là những vị quen thanh tịnh, sạch sẽ. Nên thỉnh mẹ Quan Âm vào những ngày này là ngày tốt. 

ban-tho-phat-quan-am-gom-nhung-gi-1 

Bàn thờ phật quan âm gồm những gì?

Bàn thờ Phật Quan Âm là một nơi tôn vinh và cúng dường Đức Quan Âm Bồ Tát trong Phật giáo. Trong các ngôi nhà Phật, bàn thờ Phật Quan Âm thường được trang trí và sắp xếp một cách trang nghiêm và tôn kính. Dưới đây là một số thành phần thường gặp trên bàn thờ Phật Quan Âm:

  1. Tượng Phật Quan Âm: Thường là một tượng bằng đồng, gỗ, hoặc các vật liệu khác, tượng Phật Quan Âm thường được đặt ở trung tâm bàn thờ. Tượng này thể hiện hình tượng của Đức Quan Âm với bàn tay nắm vòng ngọc và có mắt đặc biệt để cứu trợ chúng sinh.

  2. Nến và Đèn dầu: Nến và đèn dầu được sử dụng để chiếu sáng và tạo không gian linh thiêng. Đôi khi, người tôn thờ sẽ đốt nến hoặc đèn dầu để tạo một không gian yên bình.

  3. Hoa và Trái cây: Hoa và trái cây tươi thường được đặt lên bàn thờ làm lễ cúng. Chúng tượng trưng cho sự tươi mới và tinh tế.

  4. Hương thơm: Gia vị như nhang, viên thuốc lá thiêng, hoặc các loại hương thơm tỏa mùi thường được sử dụng trong lễ cúng. Hương thơm giúp tạo ra một không gian thúc đẩy tĩnh tâm.

  5. Bát đĩa và chén đựng nước: Bát đĩa và chén đựng nước thường được sử dụng để đặt hoa và trái cây, cũng như để làm lễ cúng bằng nước và thức ăn.

  6. Hình Phật và bức tranh: Hình ảnh và tranh vẽ về Phật Quan Âm hoặc các sự kiện liên quan đến Đức Phật thường được treo trên bức tường gần bàn thờ.

  7. Chuông và bát quả: Chuông và bát quả thường được sử dụng trong các nghi lễ để tạo âm thanh trong lúc cúng dường.

  8. Sách kinh điển: Các bản kinh điển Phật giáo, chẳng hạn như Kinh Đại Bát Niết Bàn (Avalokitesvara Sutra) hoặc các bản kinh khác, có thể được đặt trên bàn thờ và đọc trong các nghi lễ.

Những thành phần này có thể thay đổi tùy theo truyền thống Phật giáo cụ thể và quyết định của người tôn thờ. Việc duy trì bàn thờ Phật Quan Âm thường được thực hiện với lòng tôn kính và lòng thành kính đối với Đức Quan Âm Bồ Tát và tôn thờ Phật giáo.

ban-tho-phat-quan-am-gom-nhung-gi-3 

Ý nghĩa của bàn thờ Phật Bà Quan Âm

Người ta thường nói mẹ Quan Âm, nghĩa là Phật Bà Quan Âm như một người mẹ hiền từ đầy lòng từ bi đối với mọi người con. Nhắc đến mẹ Quan Âm là nhắc đến một hình ảnh thướt tha trong tà áo thoát tục, gương mặt phúc hậu và ánh mắt như nhìn thấu cả chúng sinh ba cõi. 

Phật Bà Quan Âm còn là đại biểu của đức hạnh nhẫn nhục. Điều này có thể thấy qua hình ảnh của nhành liễu và bình cam lồ. Khi người dùng nhành liễu lấy cam lồ đi rưới khắp thế gian, hay còn có nghĩa là muốn có được từ bi phải lấy chữ nhẫn làm đầu. Nếu không có tính nhẫn, tâm tư sẽ nổi lên muôn tầng oán hận, trách mắng, thì làm sao có được bao dung và từ bi? 

cach-tho-phat-ba-quan-am-2

Vậy nên, thờ Phật Bà Quan Âm là học theo đức hạnh của người, rèn lòng yêu thương trắc ẩn đối với mỗi người xung quanh. Có như vậy mới xứng đáng là những người con của Đạo.

Bên cạnh đó, với lòng từ bi hỷ xả của mình, mẹ Quan Âm nguyện chở che cho hết thảy những đứa con tôn kính người, mang họ đi ra khỏi vũng bùn của khổ đau và vô minh. Đồng thời thờ Phật Quan Âm cũng giúp chúng ta rước vào nhà những may mắn, thiện lành, hạnh phúc.

Nên thờ Phật Quan Âm đứng hay ngồi

Hình ảnh Phật Quan Âm dù đứng hay ngồi cũng đều mang thần thái trang nghiêm của đấng tối cao. Nếu là mẹ Quan Âm đứng thường được thờ ngoài trời, nơi có không gian rộng lớn như trên đỉnh núi của chùa, trong khuôn viên thanh tịnh tại gia, hoặc trên sân thượng của một số gia đình ở thành thị. Nếu là mẹ Quan Âm ngồi thì thường được thờ bên trong đền chùa, miếu mạo hoặc trên bàn thờ trong nhà của mỗi gia đình.

cach-tho-phat-ba-quan-am-3

Nói chung, thờ Phật Quan Âm đứng hay ngồi không phải là vấn đề, cái chính ở đây là không gian thờ như thế nào, phù hợp với tư thế nào của mẹ Quan Âm. Còn điều quan trọng nhất là cách thờ, quý vị có đủ lòng thành kính không, không gian có trang nghiêm không, mâm quả có tươi xanh không, hương hỏa có đầy đủ không,...

cach-tho-phat-ba-quan-am-4

Chỉ cần bạn đủ lòng tin vào mẹ Quan Âm, tu theo đạo hành của người, để bản thân có đủ dũng cảm vượt qua những sai trái lỗi lầm, học sự nhẫn nhục của người, nuôi dưỡng lòng từ bi. Lúc này, quý vị sẽ trở thành người con của mẹ Quan Âm và sẽ được người che chở, bảo vệ.

Tham khảo: Những mẫu tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát đẹp nhất

Cách bố trí bàn thờ Phật Bà Quan Âm

Khi bố trí bàn thờ Phật Bà Quan Âm, cần chú ý đến một số yếu tố như:

  • Đặt bàn thờ Phật Bà Quan Âm hướng ra cửa chính, cửa sổ hoặc ban công của gia đình. Tuyệt đối quý vị không nên đặt bàn thờ hướng vào phía trong nhà vệ sinh, nhà bếp hoặc phòng ngủ, nơi diễn ra sinh hoạt hằng ngày của chúng ta, thường phát sinh những ô uế, như vậy là có tội với thần linh.
  • Vị trí đặt bàn thờ nên có không gian tôn nghiêm riêng, có thể là ở giữa nhà, cao hơn chúng ta ít nhất một cái đầu. Còn nếu có điều kiện, quý vị nên xây một phòng riêng ở vị trí cao nhất và biệt lập với sinh hoạt chung để thờ phượng Phật Bà Quan Âm. 
  • Thường xuyên lau chùi, dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ và khu vực thờ. Không để bàn thờ Phật lạnh lẽo mà phải thường xuyên hương hỏa, mâm quả tươi mới, đầy đủ. Lòng thành kính không phải chỉ nói mà phải làm, những gì cần làm đơn giản nhất là những điều như vậy.
  • Nên thỉnh tượng Phật phù hợp với không gian thờ, không nên quá to hoặc quá nhỏ. Nếu nhà quý vị kinh doanh nhà hàng ăn uống đồ mặn thì không nên thờ tượng Phật Bà Quan Âm ngay không gian đón đãi khách. Vì như thế được xem là bất kính với người.
  • Đặc biệt, nên thỉnh tượng Phật ở nơi có uy tín, bởi vì những đơn vị này thường tạc tượng bằng tất cả sự chân thành của mình, ký thác sự trung thành với đạo vào từng tác phẩm tượng. Những bức tượng như vậy sẽ có giá trị thẩm mỹ rất cao và toát ra thần thái trang nghiêm vốn có của thân Phật. 

cach-tho-phat-ba-quan-am-1

Văn khấn Quan thế âm Bồ Tát

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương

Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quan Thế Âm Bồ Tát.

Con kính lạy Đức Viên Thông Giáo chủ thùy từ chứng giám.

Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm Canh Tý

Tín chủ con là: ……………………………………….

Ngụ tại: …………………………………………..

Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen hồng.

Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con, như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước.

Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Chú ý: Văn khấn chỉ mang tính chất tham khảo. 

cach-tho-phat-ba-quan-am-5

Hy vọng với những gì được viết trên đây thật sự sẽ mang lại cho quý vị nhiều kiến thức bổ ích. Tu là học, học từ lý thuyết cho đến thực hành, những gì liên quan đến tâm linh thì càng cẩn thận càng tốt. Nếu quý vị đã sẵn sàng để thờ Phật Bà Quan Tâm, thì hãy liên hệ với Buddhist Art để tham khảo các mẫu tượng phù hợp nhé!

Những điều cần biết khi thờ mẹ Quan  âm

Trước khi thỉnh mẹ Quan  âm về thờ gia chủ cần phải chuẩn bị bàn thờ Phật cần cao ráo, sạch sẽ, cần có chỗ dựa phía sau. Không được đặt bàn thờ cạnh phòng bếp, phòng ngủ, nhà vệ sinh. Hướng đặt của bàn thờ nên hướng ra cửa chính hoặc ban công. Tùy theo điều kiện của gia chủ mà chuẩn bị bàn thờ cho chu đáo, thành tâm.

Gia chủ cần phải vệ sinh thường xuyên để tủ thờ Mẹ Quan Âm không bám bụi hay lạnh lẽo. Đồng thời quý vị nên duy trì không khí ấm áp bằng cách thờ cúng đủ đầy, bày biện hoa tươi trái cây tươi thường xuyên. Trên bàn thờ có hai ly nước cần thường xuyên thay bằng nước sạch. Điều quan trọng nhất là cần tỏ lòng thành kính, tin tưởng nơi mẹ Quan Âm linh thiêng.

Tắm mẹ Quan Âm bằng nước gì

Cốt tượng đại diện cho Phật Quan Âm nơi tại thế. Nên là khi tắm mẹ Quan Âm thường sử dụng nước thơm và tinh khiết. Phật tử thường nấu nước với hoa lài, hoa cúc, quế…, chờ nước nguội đổ vào chậu và rải thêm hoa lài tươi vào nước tắm Phật. Có nơi giản tiện thì dùng nước mưa, nước lọc tinh sạch nấu chín (vì làm lễ xong có một vài người thọ dụng).

ban-tho-phat-quan-am-gom-nhung-gi-2 

Trái cây, hoa cúng Phật quan âm

Lòng thành kính đối với mẹ Quan Âm thường được thể hiện ở những chi tiết cơ bản như trái cây, hoa tươi cúng Phật. Dù là loại trái cây gì cũng được, nhưng nhất định phải là loại tươi mới. Hoa thì thường chọn Hoa Cúc, Thần Tài, Hoa Ly, Lay ơn,... miễn là hoa tươi và đẹp đẽ. 

Thờ Phật Bà kiêng ăn gì

Phật Bà cùng với các vị Phật khác đều chú trọng đến sự thanh tịnh và sạch sẽ. Vì thế, khi thờ Phật Bà nhất định phải kiêng ăn thịt trâu thịt chó. Vì quan niệm xa xưa cho rằng trâu chó là những loài động vật gần gũi với con người “cái cày vốn nghiệp nông gia. Ta đây trâu đấy ai mà quản công”. Hoặc chó là động vật giữ nhà, trung thành, luôn bên cạnh con người ngay cả những lúc khó khăn hoạn nạn. Vì thế chúng ta cần kiêng ăn thịt trâu chó khi thờ Phật.

ban-tho-phat-quan-am-gom-nhung-gi-5 

Cách cúng mẹ Quan Âm

Hướng bàn thờ Phật Bà Quan Âm luôn chọn theo hướng cửa chính của ngôi nhà. Bên cạnh đó có thể đặt hướng bàn thờ mẹ Quan Âm theo hướng cửa sổ lớn hoặc hướng ra ban công của ngôi nhà.

Tại tư gia, việc thờ cúng mẹ Quan Âm được đặt ở vị trí cao nhất trong ngôi nhà. Nơi mà gia chủ dành để thờ cúng gia tiên và các vị thần. Thường mọi người sẽ sử dụng đến bàn thờ treo tường để thờ cúng mẹ Quan Âm.

Chính giữa bàn thờ là tượng Phật Bà Quan Âm, phía trước bức tượng là bát hương để gia chủ thắp hương mỗi ngày. Hai bên tượng Phật Bà Quan Âm là hai cây đèn, song đó là hai ly nước tinh khiết. Bên trái bàn thờ là 1 đĩa trái cây, bên phải bàn thờ là 1 bình hoa tươi.

Để cầu may mắn, tài lộc vào nhà, gia chủ nên thắp hương mẹ Quan Âm mỗi ngày 2 lần. Buổi sáng thì gia chủ thắp 1 nén hương rồi lạy 3 lạy. Riêng buổi tối thì gia chủ thắp 3 nén hương và đọc văn khấn cúng mẹ Quan Âm. 

Hy vọng rằng với những kiến thức trên đây sẽ giúp quý vị am hiểu sâu sắc hơn về việc thờ cúng mẹ Quan Âm. Từ đó, quý vị sẽ được Ngài chở che, tránh khỏi những khổ nạn của nhân gian, mang lại bình an hạnh phúc.

Xem thêm:

+ Mẫu tượng Địa Tạng Bồ Tát

+ Địa chỉ và chi phí để thỉnh Tượng Phật Bà Quan Âm

Bài viết liên quan

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Dưới đây là top 100 hình Phật, ảnh Phật đẹp nhất với chất lượng cao có thể tải về làm hình nền, hình đại diện, hình video... mà Buddhist Art đã thiết kế khá tỷ mỷ muốn chia sẻ cho cộng đồng.

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Công Ty TNHH Buddhist Art đã hoàn thành dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên đất sét. Và sẽ hoàn thành trên chất liệu composite, sau đó có thể chuyển sang các chất liệu phổ biến khác như đồng, đá, xi măng, gỗ....

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Xin chào và rất cảm ơn bạn đã ghé thăm trang web của công ty TNHH Buddhist Art và cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp về tượng Phật Thích Ca. Buddhist Art với kho hình nền Đức Phật Thích Ca đa dạng và được thực hiện tỉ mỉ, rất mong được sự đón nhận của quý Phật Tử, Sư Thầy, Sư Cô.

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau, có phải là cùng 1 vị Phật không? Làm sao để phân biệt được tượng Phật Thích Ca và tượng Phật A Di Đà để khỏi nhầm lẫn, phật a di đà có thật không? Hãy cùng BUDDHIST ART tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Đức Phật A Di Đà (Adida) hay còn được gọi là Amida là vị Phật xuất hiện trong Phật Giáo và được tôn kính, thờ Phụng phổ biến. Hãy cùng Buddhist Art tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật thích ca mâu ni là ai và tiểu sử cuộc đời của ngài như thế nào? tất cả điều này sẽ được chúng tôi làm rõ ngay trong bài viết này cho các bạn nhé