Nguồn gốc và Ý nghĩa của đại lễ Phật Đản

Kết quả 5.0/5 (31 đánh giá)

Lễ Phật Đản chính là ngày lễ lớn trong năm đối với Phật tử nói riêng và những ai theo đạo Phật nói chung. Vậy, nguồn gốc ra đời của Lễ Phật Đản là gì? Nên làm gì vào ngày này? Mời quý vị cùng theo dõi bài viết dưới đây của Buddhist Art để hiểu rõ hơn về Lễ Phật Đản cũng như những điều nên làm trong ngày Phật đản.

Nguồn gốc ra đời ngày lễ Phật Đản

Đức Phật Thích Ca xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm. Ngài được cho là đản sinh vào năm 624 TCN (theo lý giải của phái Nam tông). Ngài nhập Niết Bàn vào năm 554 TCN. Tiền thân của Ngài chính là Bồ Tát Hộ Minh, vị Bồ Tát Nhất Sanh Bổ Xứ tại cung trời Đâu Suất. Có nghĩa là chỉ còn một kiếp cuối cùng ở thế gian nữa là Ngài sẽ chứng đạo trở thành một vị Phật Toàn Giác.

dai-le-phat-dang-1 

Theo truyền thống xa xưa của Phật giáo Bắc Tông, vào mùng 08 tháng 04 âm lịch lễ Phật Đản sẽ được tổ chức tại vườn Lâm Tỳ Ni - nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal. Từ năm 1950, theo truyền thống mới nhất, Đại hội Phật giáo Quốc tế đã thống nhất lấy ngày rằm tháng tư âm lịch làm ngày kỷ niệm Đức Phật đản sinh. Giải thích cho điều này chính là Thái tử Tất Đạt Đa ra đời vào ngày trăng tròn tháng Vesak (kinh điển Nguyên Thủy). Mà tháng Vesak chính là tháng tư âm lịch, còn ngày trăng tròn thì chỉ rơi vào rằm hoặc ngày 16. Vì lẽ đó, Đại hội Phật giáo Quốc tế đã thống nhất lấy ngày giữa tháng tư âm lịch (tức ngày 15/4) làm ngày lễ Phật Đản chính thức. 

Đến năm 1999, Liên Hợp Quốc đã đưa ra quyết định công nhận ngày lễ Vesak chính là ngày lễ Tam hợp (hợp ba lễ vào làm một). Ba lễ này chính là lễ Đức Phật đản sinh, lễ Đức Phật thành đạo và lễ Đức Phật nhập Niết Bàn. Chính vì thế, lễ Phật Đản được tổ chức vào ngày rằm tháng tư hàng năm.

Ý nghĩa của đại lễ Phật Đản

Trong Vô Lượng Thọ kinh, ở phẩm thứ ba Đại giáo duyên khởi, Đức Phật có dạy: “Như Lai vì lòng đại bi vô tận thương xót ba cõi nên xuất hiện ở đời, tuyên dương giáo pháp là muốn cứu bạt quần sanh, đem lợi ích chân thật, khó gặp khó thấy, như hoa ưu đàm hiếm khi xuất hiện,...”

Thật vậy, sự kiện Đức Phật giáng sinh xuống trần thế chính là một sự kiện vô cùng hy hữu, như hoa ưu đàm ngàn năm mới nở một lần. Chúng sinh luôn trầm luân trong bể khổ, trong nỗi đau sinh lão bệnh tử. Nếu không có ánh sáng của Phật pháp thì không biết đường để đi, không biết ý nghĩa thật sự của cuộc đời. Có vậy mới thấy được quý Phật Pháp để tu tập rồi thoát khỏi kiếp sống đau khổ trầm luân, bởi ở đời nếu không học đạo thì quả thật là vô vị.

dai-le-phat-dang-2 

Vì Đức Phật là bậc cao quý nên khi Ngài đản sinh, chư Thiên từ các cung Trời đều hân hoan đón chào, muôn hoa nở rộ, chim hót líu lo nhằm đón mừng bậc đại Giác Ngộ ra đời. Cho đến nay, để tôn vinh sự kiện trọng đại ấy, người con Phật trên khắp năm châu lại cùng hân hoan và hạnh phúc đón mừng đại lễ Phật Đản.

Sự ra đời của Đức Phật Thích Ca mang một ý nghĩa lớn lao, trọn đại đối với toàn nhân loại. Bởi lẽ, Ngài chính là kết tinh của tất cả những điều cao quý trong vũ trụ. Ngài đã chỉ cho chúng sinh con đường đưa đến sự giác ngộ tối thượng nhất, giúp chúng sinh cõi trần gian tìm được “kho báu” Phật tính trong tâm mình.

dai-le-phat-dang-5 

Cho nên, đến tận ngày nay, để tôn vinh ngày trọng đại này, người con Phật trên khắp năm châu lại cùng nhau đón mừng ngày lễ Phật Đản. Ý nghĩa của đại lễ Phật Đản chính là một dịp để đệ tử Phật trên khắp thế gian được tưởng nhớ, dâng lòng thành kính tri ân đến bậc đại Giác ngộ, đến Cha lành của cõi trời, cõi người. Không những vậy, đại lễ Phật Đản cũng là lúc Phật tử có cơ hội ôn lại cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngoài ra, đây cũng là nhân duyên thù thắng để xương minh, phát triển cũng như là hoằng dương Phật Pháp.

=> Xem thêm: Xưởng điêu khắc tượng Phật composite uy tín

Những việc nên làm trong ngày đại lễ Phật Đản

Ăn chay niệm Phật

Đây là một trong những nghi thức cần làm đầu tiên trong ngày đại lễ Phật Đản. Trong ngày này, những Phật tử nên ăn chay niệm Phật. Không làm những điều xấu xa, tàn ác, tổn hại đến người khác. Việc này sẽ giúp cho các Phật tử tích được nhiều đức cho bản thân mình và con cháu đời sau.

dai-le-phat-dang-3 

Lau dọn bàn thờ, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

Lễ Phật Đản là một đại lễ vô cùng quan trọng do đó quý vị cần phải lau dọn bàn thờ, vệ sinh nhà cửa thật sạch sẽ. Đây chính là cách để quý Phật tử thể hiện lòng thành kính của mình đối với Đức Phật. Hơn nữa, việc vệ sinh nhà cửa cũng giống như một cách giúp quý vị lột rửa đi những xấu xa, dơ bẩn, giúp bản thân cảm thấy thanh tịnh hơn.

Đi chùa nghe giảng, phụ giúp công quả

Trong ngày lễ Phật Đản, các Phật tử nên đi chùa để được các nghe các Chư Tăng giảng đạo. Điều này sẽ giúp tâm của quý vị cảm thấy được an nhiên, thanh tịnh hơn. Đồng thời, quý vị Phật tử cũng sẽ được nhìn nhận lại những việc chưa tốt của mình để sửa chữa, làm nhiều việc tốt hơn. Bên cạnh đó, khi tới chùa thì quý Phật tử cũng nên phụ giúp việc chuẩn bị lễ quả, dâng hoa hay một số việc khác.

Phóng sinh

Phóng sinh động vật (cá, chim,...) là một trong những hành động, việc tốt mà các Phật tử nên làm không chỉ riêng dịp lễ Phật đản. Nếu thấy chúng gặp hoạn nạn, hay sắp chết thì quý vị nên mở lòng từ bi, phóng sinh chúng. Đây chính là việc làm tốt, giúp giảm bớt sát sanh, tích nhiều phúc đức, có được cuộc sống an lạc và thanh tịnh hơn.

dai-le-phat-dang-4 

Làm việc thiện

Làm việc thiện không chỉ là cách giúp người khác mà còn giúp chính mình được thanh thản và nhẹ nhõm. Không chỉ trong ngày đại lễ Phật Đản mà ngày bình thường các Phật tử cũng nên làm nhiều việc thiện, giúp đỡ những mảnh đời khó khăn hơn mình.

Trên đây là những thông tin liên quan về lễ Phật Đản, nguồn gốc cũng như ý nghĩa của ngày này. Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với quý vị. Với châm ngôn "Muốn tạc tượng Phật trong lòng phải có Phật", Trung tâm sáng tác mỹ thuật Phật giáo Buddhist Art tự hào là cơ sở điêu khắc mang nét văn hóa và linh hồn Việt.

Có thể bạn quan tâm

Bài viết liên quan

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Dưới đây là top 100 hình Phật, ảnh Phật đẹp nhất với chất lượng cao có thể tải về làm hình nền, hình đại diện, hình video... mà Buddhist Art đã thiết kế khá tỷ mỷ muốn chia sẻ cho cộng đồng.

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Công Ty TNHH Buddhist Art đã hoàn thành dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên đất sét. Và sẽ hoàn thành trên chất liệu composite, sau đó có thể chuyển sang các chất liệu phổ biến khác như đồng, đá, xi măng, gỗ....

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Xin chào và rất cảm ơn bạn đã ghé thăm trang web của công ty TNHH Buddhist Art và cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp về tượng Phật Thích Ca. Buddhist Art với kho hình nền Đức Phật Thích Ca đa dạng và được thực hiện tỉ mỉ, rất mong được sự đón nhận của quý Phật Tử, Sư Thầy, Sư Cô.

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau, có phải là cùng 1 vị Phật không? Làm sao để phân biệt được tượng Phật Thích Ca và tượng Phật A Di Đà để khỏi nhầm lẫn, phật a di đà có thật không? Hãy cùng BUDDHIST ART tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Đức Phật A Di Đà (Adida) hay còn được gọi là Amida là vị Phật xuất hiện trong Phật Giáo và được tôn kính, thờ Phụng phổ biến. Hãy cùng Buddhist Art tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật thích ca mâu ni là ai và tiểu sử cuộc đời của ngài như thế nào? tất cả điều này sẽ được chúng tôi làm rõ ngay trong bài viết này cho các bạn nhé