Tìm hiểu về kinh Phật

Kết quả 0.0/5 (0 đánh giá)

Kinh Phật được hiểu nôm na là những lời dạy từ Đức Phật, được các vị đệ tử của Ngài truyền thừa lại thông qua việc tụng đọc thuộc lòng rồi truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Và khi có hệ thống chữ viết thì mới ghi chép lại thành dạng văn bản để giúp đời sau dễ dàng tiếp cận Phật Pháp. Vậy quý Phật tử có thật sự hiểu về kinh Phật cũng như cách đọc kinh để hiểu sâu hơn về Phật Pháp? Hãy cùng theo chân  Trung tâm sáng tác mỹ thuật Phật Giáo Buddhist Art để tìm hiểu.

Kinh Phật là gì?

Định nghĩa

Kinh mang nghĩa là lời Phật dạy bằng tiếng Phạn, tên đầy đủ là Tu Đa La, dịch ra là Khế Kinh. Theo nghĩa đen, kinh là sợi tơ thẳng, xuyên suốt. Sách Phật cũng theo đó mà gọi là kinh vì nó xuyên suốt lời dạy của Phật, rõ ràng và mạch lạc. Người ta gọi kinh Phật là Khế Kinh vì nó khế hợp với những đạo lý mà Đức Phật chỉ dạy cũng như khế hợp với căn cơ của người tu tập.

kinh-phat-3

Nếu quý vị là tín đồ của Phật Pháp thì quý vị sẽ thấy được rằng đa số những bài kinh đều bắt đầu bằng “Như vậy tôi nghe” (Như thị ngã văn). Danh xưng tôi được sử dụng ở đây ý chỉ tôn giả An Nan - được biết đến là người trực tiếp nghe lời Phật và thuật lại. Nghĩa là câu nói ấy chính là sự xác nhận lời trong kinh chính là lời Phật nói.

Kinh Phật là do Phật dạy. Vậy Phật ở đây là ai? Phật ở đây chính là Phật đà, tức là những người đã giác ngộ, thông suốt, có được sự hiểu biết về mọi sự trên trần tục.

Vậy, kinh Phật là từ ngữ được dùng để chỉ những lời Phật dạy dưới hình thức văn bản, chữ viết hay truyền miệng. Kinh Phật có ý nghĩa giúp con người khởi phát sự yêu thương, phát triển đạo đức, nuôi dưỡng thiền định, giúp người tu tập, đọc kinh đạt được sự an lạc và hạnh phúc.

Lịch sử

Giáo pháp của Đức Phật ban hành nhìn chung được phân chia theo ba thời kỳ. Việc phân chia này giúp Phật tử, người tu tập được hiểu sâu hơn về căn khí của chúng sinh cũng như cách tu hành để được đắc đạo.

Thời kỳ Chánh pháp

Chánh pháp trong sạch và cao trỗi tồn tại với hai phần Lý và Thể. Lý ở đây là giáo pháp nhà Phật không tà ngụy. Đạo lý lúc sơ khai cho đến cuối cùng đều mang tính trong sạch, thuần khiết, vì mục đích giúp chúng sinh giải thoát khỏi kiếp luân hồi.

Phần thể chính là nền bảo pháp trong Tam bảo. Dạng Thể của chánh pháp được gom trong bốn nguyên tắc:

  • Giáo mang nghĩa là tiếng nói hay là câu văn của chư Phật.
  • Hạnh mang nghĩa là sự dựa theo nghĩa lý giáo pháp của Phật mà tu hành.
  • Lý mang nghĩa là những nghĩa lý được truyền tụng trong pháp giáo.
  • Quả mang nghĩa là nhờ vào tu hành chuyên tâm mà người tu tạo thành chính quả.

Giáo pháp nhà Phật giúp tiêu trừ thân khẩu để người tu tập có thể bước vào thế giới của nhà Phật. Ở thời kỳ này, chư tăng gần Phật, được nghe pháp, tu hành và chứng đạo lời Phật dạy hằng ngày.

Thời kỳ tượng pháp

Ở thời kỳ này Phật pháp đã được biết đến và mở rộng phạm vị. Thời kỳ Chánh pháp cũng như Tượng pháp sẽ có những nét tương đồng nhau. Người tu tập, theo đuổi Phật pháp ngày càng đông nhưng lại rất ít người có thể thành đạo. Người nghe Phật pháp ngày càng nhiều nhưng lại rất ít người có được sự giác ngộ.

Nếu có giác ngộ thì cũng chỉ là sự giác ngộ nông cạn, không được như thời kỳ Chánh pháp. Thời kỳ Tượng pháp là thời kỳ mà các dòng tôn giáo hội nhập vào đời sống con người. Việc tu hành ở giai đoạn này đã bị cắt giảm bớt, thay vào đó là dành thời gian cho công đức và truyền bá giáo pháp. Nhìn chung, ở thời kỳ này, người tu hành chỉ hiểu ý Phật nhưng không làm được như Phật nên thay vì đắc đạo, mọi thứ chỉ dừng lại ở mức mường tượng.

Thời kỳ Mạt pháp

Mạt pháp ở đây chính là thời kỳ suy tàn. Đạo pháp trong thời đại này không còn được thâm sâu như hai thời kỳ đầu. Chúng sinh bấy giờ đã cách Phật quá xa, kẻ ác thì đầy rẫy mà người trong sạch lại quá ít. Thời kỳ Mạt pháp có rất ít người tu hành được đắc đạo. Ngoài ra, thời kỳ này việc tu hành trở nên khó khăn do chúng sinh có quá nhiều mối lo, không thể chuyên tâm để nghiên cứu Phật pháp.

Nhiều người chi tiền để xây dựng chùa chiền nhưng lại đấu tranh quyền lợi, tàn sát lẫn nhau ở thương trường. Có rất ít người lựa chọn chỗ thanh cảnh để tu hành đắc đạo. Đa số mọi người vẫn coi trọng vật chất, đặt nhu cầu phục vụ bản thân lên hàng đầu, ham hư vinh. Điều này khiến chốn chùa chiền trở nên náo loạn.

kinh-phat-4

Tại thời kỳ Mạt pháp, vẫn tồn tại người đọc kinh niệm Phật và nghiên cứu Phật pháp nhưng ngộ đạo thì không nhiều. Người ta chỉ hiểu Phật pháp ở phần nổi và truyền đạo chứ đừng nói đến việc tu hành đắc đạo trước khi truyền đạo như các thời đại trước. Không tồn tại người tu chứng, càng không tồn tại người tu đắc đạo mà chỉ có người phát nguyện để giữ đạo và truyền bá đạo Phật.

Đọc kinh như thế nào để hiểu sâu về Phật pháp?

Người tu hành trước tiên cần biết đọc kinh Phật

Nghe kinh Phật thì dĩ nhiên là rất tốt nhưng đôi khi việc nghe kinh ấy chỉ dừng lại ở sự khát vọng nhằm thỏa mãn nhu cầu tri thức. Điều này vô hình chung đã khiến cho sự thật Phật pháp trở nên bớt hấp dẫn, bớt giá trị. Do đó, một cuốn kinh mà người tu hành cần đọc trước khi bắt đầu tu tập chính là thân tâm và thấu hiểu hoàn cảnh của chính mình.

“Chuyển đọc” được hiểu như sự chuyển cảnh giới của chúng sinh. Đây là ngôn ngữ trong nhà Phật. Đa số những người mới bắt đầu tu tập đều chỉ biết đọc mà chưa biết chuyển. Quý vị có thể hiểu đơn giản, quý vị sẽ có nhiều cách nhìn nhận, cách hiểu khác nhau trước khi quý vị đọc một bộ kinh Phật. Khi quý vị bắt đầu thẩm thấu được triết lý ở cuốn kinh đó, quý vị sẽ thấy những điều ta nói, ta nhìn, ta nghĩ đều là sai cả, những cái sai đó gọi là “hoát nhiên đại ngộ”. Nếu quý Phật tử đem được những sai lầm của bản thân quay trở lại cái đúng như lời Phật dạy thì đó chính là chuyển.

Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng để áp dụng được nó thì không phải điều dễ dàng. Nếu quý Phật tử biết cách chuyển trong kinh Phật thì chắc chắn công đức của quý vị sẽ lớn và đặc biệt tốt cho quá trình tu hành của bản thân. Trong kinh Phật có câu: “Đọc tụng đại thừa” dịch nghĩa nôm na chính là đọc mỗi ngày sao cho thuộc lòng thì sẽ khởi được tâm động niệm và biến chuyển cho mọi sự tốt lành.

kinh-phat-2

Người không biết đọc kinh khi mở một bộ kinh Phật chỉ đơn thuần là đọc cho Phật nghe, người biết đọc mới là người đang đọc cho chính mình. Nếu quý Phật tử đã đạt được cảnh giới trên, thì xin chúc mừng, quý vị đã lĩnh hội được một phần không nhỏ trong kinh Phật.

Chọn đọc đúng sách kinh phù hợp với khả năng

Hiện nay có hàng trăm, hàng nghìn quyển kinh Phật với những học pháp được phân bổ từ cao đến thấp. Với những Phật tử mới bước chân vào hành trình tu tập thì hãy bắt đầu bằng những cuốn sơ cấp như “Phật học sơ đẳng giáo khoa thư”, “Phật học Tinh yếu” hay “Lịch sử Phật Thích Ca” cùng một số loại sách về lịch sử hình thành và phát triển đạo Phật để có thể hiểu hơn về con đường tu hành của Phật Pháp.

Những cuốn sách như Niết Bàn luận, Duy Thức, Kim Cang Bát Nhã hay Hoa Nghiêm luận thì thật sự không dành cho những người mới bắt đầu. Không phải bàn đến sự hay dở mà phải bàn về tính uyên thâm của từng cuốn sách. Để có thể hiểu thấu được các loại sách kinh Phật kể trên thì quý vị cần hiểu được nền tảng trước, tránh trường hợp mất cân đối về tâm trí và dễ nản lòng trong con đường tu hành.

Đừng hành quá nhiều pháp

Hành nhiều pháp hay có thể gọi là tạp pháp. Việc hành nhiều pháp sẽ dễ dẫn đến tình trạng người tu hành mất tập trung dẫn đến mất chánh niệm và không hiểu sâu từng pháp. Quý Phật tử nên căn cứ thời khóa công phu trong chùa chiền để có thể đảm tu sao cho đúng pháp.

Chùa hệ Bắc tông, đa số các tăng ni thường tụng Lăng Nghiêm thần chú buổi sáng, A Di Đà, Hồng Danh bửu sám tụng vào buổi chiều, và buổi tối là tụng kinh Phổ Môn. Ngoài ra, theo định kỳ thì chùa có thể tổ chức khai khóa tụng kinh Dược Sư, lễ tụng kinh Pháp Hoa và kinh Địa Tạng.

Với những ngôi chùa tu Tịnh độ thì thường vào lúc 23 giờ sẽ niệm danh hiệu Phật. Còn chùa Thiền tông thì ngược lại, chỉ ngồi thiền không tịnh niệm hay chùa Mật tông thì tụng mật chú. 

Tóm lại, hiện nay có 3 kiểu pháp tu tại các ngôi chùa là thiền, tu niệm Phật và tu mật ngữ. Đa số các phật tử thường phát tâm tụng kinh như những chùa tụng niệm. Ngoài ra, Phật tử nên trung thành với một pháp nhất định. Tránh trường hợp nay hành pháp này mai hành pháp kia. Chọn một pháp và tu đến ngưỡng chín chắn là điều cần thiết để giúp tâm ý thanh tịnh, phát sinh điềm lành.

Tụng đọc nhiều Kinh

Việc đọc kinh Phật nhiều sẽ mang đến rất nhiều lợi ích trong hành trình tu hành. Tụng nhiều là một phương pháp giúp làm nhuần nhuyễn pháp tu cũng như làm sạch nghiệp chướng trần gian cho người tụng. Bên cạnh đó, việc tụng đọc kinh nhiều còn có tác dụng khai sinh trí tuệ, đem đến sự thanh thoát cho tâm hồn. Tuy nhiên, vạn vật, vạn việc đều tồn tại hai mặt lợi hại.

kinh-phat-1

Xem kinh nhiều chưa hẳn đã là một người tu hành giỏi. Cho dù là kinh Phật hay pháp Phật dạy thì vẫn có thể xuất hiện những sai sót do quá trình truyền miệng và ghi chép lại lời Phật. Do đó, quý vị cần nghiền ngẫm và hiểu sâu vấn đề. Điều này sẽ tránh được những hiểm họa gây ra do hiểu nông, hiểu sai lời Phật dạy. Ngoài đọc tụng nhiều kinh, quý Phật tử hãy dành thêm thời gian nghiền ngẫm và nghiên cứu những kiến thức trong kinh Phật để những kiến thức ấy có cơ hội được hiểu một cách sâu sắc.

Là Phật tử, quý vị cần trang bị sự vững vàng khi tụng niệm kinh Phật. Một là phải cúng dường, hai là phải siêng năng tu hành và ba là phải lập hạnh phật tử làm tấm gương cho mọi người. Hãy khuyến khích chúng sinh hướng về cõi Phật và quy y làm đệ tử của đức Phật. Việc này sẽ góp phần truyền bá đạo Phật đầy đủ nhất đến các thế hệ sau này. Trung tâm sáng tác mỹ thuật Phật Giáo Buddhist Art hân hạnh được đồng hành cùng quý vị trong hành trình tu hành của mình.

Bài viết xem thêm:

+ Phật Pháp là gì? Ý nghĩa

+ Tìm hiểu về Chú Chuẩn Đề

Bài viết liên quan

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Dưới đây là top 100 hình Phật, ảnh Phật đẹp nhất với chất lượng cao có thể tải về làm hình nền, hình đại diện, hình video... mà Buddhist Art đã thiết kế khá tỷ mỷ muốn chia sẻ cho cộng đồng.

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Công Ty TNHH Buddhist Art đã hoàn thành dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên đất sét. Và sẽ hoàn thành trên chất liệu composite, sau đó có thể chuyển sang các chất liệu phổ biến khác như đồng, đá, xi măng, gỗ....

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau, có phải là cùng 1 vị Phật không? Làm sao để phân biệt được tượng Phật Thích Ca và tượng Phật A Di Đà để khỏi nhầm lẫn, phật a di đà có thật không? Hãy cùng BUDDHIST ART tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Đức Phật A Di Đà (Adida) hay còn được gọi là Amida là vị Phật xuất hiện trong Phật Giáo và được tôn kính, thờ Phụng phổ biến. Hãy cùng Buddhist Art tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật thích ca mâu ni là ai và tiểu sử cuộc đời của ngài như thế nào? tất cả điều này sẽ được chúng tôi làm rõ ngay trong bài viết này cho các bạn nhé

Tượng Phật Thích Ca lớn nhất Việt Nam ở đâu?

Tượng Phật Thích Ca lớn nhất Việt Nam ở đâu?

Việt Nam chúng ta có rất nhiều tượng phật lớn đứng top thế giới và trong số đó có Tượng Phật Thích Ca. Vậy Tượng Phật Thích Ca lớn nhất Việt Nam nằm ở đâu?