Tổng hợp về Lời Phật dạy Quý Phật tử nên biết

Kết quả 0.0/5 (0 đánh giá)

Sự phát triển của tôn giáo không nằm ngoài mục đích hướng con người đến những điều tốt đẹp hơn. Nhưng đối với nhiều người Việt Nam thì tư tưởng của Phật Giáo dường như vô cùng gần gũi và thấm nhuần trong mọi ngóc ngách văn hóa Việt. Lời Phật dạy nếu được ứng dụng vào đời sống và tình yêu, thì có muôn vàn những bài học quý giá để mỗi người chúng ta cùng học hỏi. 

loi-phat-day-1

Lời Phật dạy chúng ta nên làm theo

Lời Phật dạy hay về đời sống

 1.Nguồn gốc mọi đau khổ của con người chính là luyến ái.

Luyến ái ở đây có thể là vật chất, tiền tài, danh vọng, kể cả tình yêu,... Nếu chúng ta còn chìm đắm, ngập lặn trong những ham muốn tột bậc này, hiển nhiên sẽ phát sinh những vọng động, tư tâm và lo lắng nhiều, chắc chắn không tránh khỏi khổ đau. 

Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại, con người thế hệ mới không thể không có những tư tâm này, nhờ đó mới có thể phát triển một cách mạnh mẽ. Cái chính ở đây là chúng ta cố gắng hết mình nhưng cần biết đủ, không tham luyến những thứ quá xa tầm với, chỉ vậy thôi thì cuộc sống cũng giảm bớt những khổ đau rồi.

2.Dứt bỏ nóng giận, diệt trừ tính kiêu căng, không luyến ái vật chất, không còn ham muốn dục vọng, sẽ giải thoát được mọi sự ràng buộc và không bao giờ bị phiền não.

Nóng giận sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy kể cả trong cuộc sống, công việc, tình yêu. Bớt nóng giận thì tâm mới an yên, làm việc gì cũng thuận buồm xuôi gió, mối quan hệ xung quanh cũng được cải thiện nhiều bạn ít kẻ thù hơn. 

Tất nhiên, phiền não là tâm mà ra, kiểm soát được cái tâm của bạn thì phiền não cũng theo đó mà tiêu tan. Khi bạn luyến ái, ham muốn dục vọng mãnh liệt chừng nào thì khó có hạnh phúc chừng ấy.

loi-phat-day-2

Lời Phật dạy trong đời sống

3.Trong sạch và nhơ bẩn cũng đều tùy thuộc nơi mình. Không ai có thể làm cho người khác trong sạch hay ô nhiễm.

Bạn nhìn thấy hoa sen không, dù sống trong bùn lầy nhơ bẩn, nó vẫn tỏa hương thơm ngát và tràn đầy sức sống. Con người cũng vậy, tu thân tu tâm thì dù ở đâu hiện trạng thế nào, chúng ta đều có thể khiến mình trong sạch và đẹp đẽ hơn. 

4.Cuộc sống của chúng ta được định hình bởi chính tâm trí của chúng ta. Chúng ta sẽ trở thành những gì chúng ta nghĩ.

Điều này không chỉ đúng đối với lời Phật dạy mà còn đúng đối với khoa học. Chúng ta suy nghĩ như thế nào thì sẽ hút về mình những điều như thế ấy. Bạn suy nghĩ tốt đẹp và tích cực thì cuộc sống, tương lai của bạn sẽ vận hành theo hướng như vậy.

5.Người chinh phục chính mình còn vĩ đại hơn một nghìn lần người chinh phục ngàn người trên chiến trường.

Lời dạy này của Phật vô cùng thâm thúy. Người có thể làm chủ được bản thân, chinh phục được mình, mỗi ngày sau đều tốt đẹp hơn hôm nay thì chắc chắn là người thành công. 

6.Nếu không tìm thấy ai để hỗ trợ trên con đường tâm linh, hãy đi một mình. Không ai đồng hành với người chưa trưởng thành cả.

Khi con người trưởng thành, thường trải qua rất nhiều những mất mát và khổ đau, lúc đó thế giới tâm linh trong tâm tưởng của họ liền trỗi dậy. Đã bước đi trên con đường này, hãy chọn lấy cho mình một người thầy xứng đáng, nhưng nếu không có, thì hãy bước đi một mình bằng trải nghiệm và cảm thấu, đừng đồng hành cùng với người tu nửa vời, bạn sẽ không tiến mà lùi thôi.

7.Không có nỗi sợ hãi với những ai tâm trí không ngập tràn ham muốn.

Quay lại cốt lõi của khổ đau đó chính là ham muốn, nếu tâm trí không có ham muốn quá nhiều thì làm gì còn có sợ hãi. Kẻ ham muốn tiền nhiều sẽ lo được lo mất, sợ hãi dòm ngó của người ngoài, sợ hãi sự thất bại tạm thời, sợ hãi ngày mai sẽ kiếm không được nhiều như hôm nay. Kẻ ham muốn quyền lực sẽ sợ hãi mất đi quyền lực,...

loi-phat-day-4

Lời Phật dạy những điều trong đời sống

8.Nếu có điều gì đáng làm, hãy làm nó bằng tất cả trái tim.

Việc gì làm từ trái tim sẽ đến với trái tim. Bạn cho đi mà không tính toán gì thì điều bạn nhận lại cũng như vậy thôi. Có thể hiểu câu này theo nghĩa khác là gây nhân nào thì nhận quả ấy. Người ích kỷ tính toán sẽ nhận lại tương tự, người làm việc hết mình bằng đam mê nhiệt huyết sẽ được bù đắp sau này. 

9.Chính bạn phải phấn đấu. Các chư Phật chỉ vạch ra con đường.

Dù Phật có từ bi hỷ xả thế nào, cũng sẽ không chở che cho người không hề tu tập và cố gắng. Trong mọi mặt của đời sống, chính bạn phải phấn đấu trước thì các chư Phật mới chỉ vạch ra con đường để bạn tiến lên. Đó là lý do mà bạn càng phấn đấu thì trí tuệ càng minh mẫn và cuộc sống ngày càng nhẹ nhõm an nhiên hơn.

>>> Tham khảo: Những mẫu tượng Phật đẹp

Lời dạy của Phật về tình yêu

1.Chấp nhất vì yêu, trầm mặc vì hận thì chỉ như vòng tròn luẩn quẩn; cho dù tu ba kiếp chung thuyền, chuyển 3 tấc kinh luân chung chăn gối thì chung quy lại vẫn không thoát khỏi hợp tan của nhân duyên.

Lời Phật dạy này đã ý ở ngoài lời. Ngài dạy rằng chúng ta hãy đón nhận mọi thứ một cách tự nhiên trong tình yêu, không nên cưỡng cầu đoạt lý, càng chớ hận thù sau những chia ly đổ vỡ.

2.Hứa hẹn là một loại chấp niệm, cả đời đa tình, là phúc hay họa đều khiến đôi bên đau khổ.

Kẻ đa tình tưởng rằng cuộc đời thật phong phú nhưng là chính họ đang chìm đắm trong vòng luẩn quẩn của khổ đau. Ngoài ra, trong tình yêu, càng tin vào hứa hẹn càng dễ rước lấy khổ đau hơn, hãy đối đãi chân thành với nhau còn chuyện gì đến sẽ đến. 

3.Thản nhiên, tùy tâm, tùy duyên nhất định gặp được đúng thời điểm khai hoa nở nhụy, gặp được người đúng hẹn, đúng duyên.

Lại quay về với chữ Duyên trong đạo Phật. Tình yêu cũng vậy, luôn bắt đầu bằng chữ duyên, không nên vì cô đơn mà chọn đại, hãy nghe theo con tim của mình và tùy duyên đến. 

4.Bởi yêu khắc cốt ghi tâm mà cảm thấy cuộc đời như mơ, kiếp trước ngoái đầu nhìn 500 lần mới đổi được 1 lần gặp mặt ở kiếp này, đừng bỏ lỡ.

Gặp đúng người đúng thời điểm mà bỏ lỡ thì sau này bạn chắc chắn sẽ hối hận, bởi cái duyên chẳng dễ gì có được. Đừng vì những so sánh vật chất, đuổi theo danh vọng hay tiền tài mà bỏ lỡ người mình phải cần đến ngoái đầu nhìn 500 lần của kiếp trước mới đổi được. 

loi-phat-day-3

Lời Phật dạy về tình yêu

5.Hữu duyên thì thời gian, không gian chẳng là khoảng cách; vô duyên có gặp cũng như không.

Người có duyên thì kiểu gì cũng có thể gặp nhau, còn người đã vô duyên thì có cưỡng cầu cũng không thể bên nhau được.

6.Nhân duyên trăm năm, sai trong một phút, quay đầu tìm lại, tình đã thành không.

Có những thứ khi đã mất đi rồi mới hối tiếc. Tình yêu, vợ chồng, con cái cũng vậy. Chỉ vì sai trong một phút bồng bột, chúng ta vô tình đánh mất thứ quan trọng nhất đời mình. Bỏ lỡ chính là bỏ lỡ. Khi quay đầu lại thì chắc gì người ta vẫn còn ở đó!

7.Yêu rồi biệt ly, oán rồi hội hợp, buông tay về trời, tất cả đều thành hư vô.

Hợp với chữ Vô thường trong đạo Phật. Mọi thứ trong cuộc đời này đều chỉ là hư vô, ngay cả thân xác cũng là vay mượn thì có gì là mãi mãi. Nên là hãy cứ tùy duyên thôi!

Lời Phật dạy về nhân quả

Nhân quả là gì?

Trong Phật giáo, nhân quả có thể được hiểu đơn giản rằng: ta làm việc thiện thì ta được quả báo thiện, gieo ác thì gặp quả báo ác. Báo ứng ắt sẽ đến dù sớm dù muộn. Thậm chí không dừng lại ở một kiếp mà kéo dài ở những đời sau, dẫn dắt đến cả kiếp sau. Có lẽ vì nhân quả thường đến muộn mà người đời đã nghiễm nhiên coi thường, bỏ mặc nó, coi nó như không hề tồn tại, coi nó chỉ là thứ lý thuyết suông, họ bỏ ngoài tai và thản nhiên làm những điều trái ngược với luân thường đạo lý. Lời Phật dạy về nhân quả báo ứng không chỉ dừng lại ở lý thuyết, mà nó còn là kim chỉ nam để con người hướng thiện, sống có ý nghĩa hơn.

Lời Phật dạy về nhân quả

Con người luôn có hai trạng thái tồn tại song song với nhau là thể xác và tinh thần. Nếu chúng ta biết nhìn lại, sống với tâm Phật sáng suốt thì mọi khổ đau, bệnh tật sẽ được tiêu trừ. Luật nhân quả dù đến sớm hay muộn cũng sẽ không chừa bất cứ một ai, nó sẽ đến khi nhân duyên chín mùi.

Lời Phật dạy về luật nhân quả xuất hiện ở nhiều khía cạnh như: Nhân quả giàu nghèo, nhân quả trong tình yêu, nhân quả trong đời sống. Chẳng hạn như:

  • Sát sinh: Khi quý vị sát sinh quả báo kéo đến sẽ là bệnh tật, chết yểu, cốt nhục chia lìa, kiếp sau bị đầu thai trong kiếp súc sinh mặc cho người ta định đoạt sống chết.
  • Trộm cắp: con người khi trộm cắp sẽ gặp quả báo nghèo khổ, tài sản cũng theo đó bị người khác chiếm đoạt.
  • Tà dâm: với tội tà dâm, quả báo là gặp vợ hoặc chồng hung dữ, vợ con bị người khác cưỡng hiếp.
  • Nói dối: quả báo nhân quả sẽ bị người đời phỉ báng, khinh khi, quyến thuộc chia lìa, thân tộc xấu ác.
  • Tham dục: quả báo chính là tâm không biết đủ, tham dục không chán.

Mỗi người chúng ta đều sẽ có hai mặt thiện ác. Và ranh giới giữa thiện ác rất đỗi mong manh. Người bản lĩnh sẽ tự biết tích cực làm thiện, gạt bỏ tham sân si nảy sinh trong tâm hồn mình. Sống một đời thanh bạch, gieo nhân lành quả ngọt cho đời sau. Phật tử mà thấu suốt những lời Phật dạy về nhân quả chính là biết gieo nhân. Đi lễ chùa, cúng chùa chiền, bố thí rộng khắp nơi, nhưng tâm không lành, đồng tiền gian dối, chỉ biết cúng mà không biết gieo nhân thì cũng sẽ không được Phật chứng nhận.

Có nhiều người cứ oán thán vì cuộc sống sao mãi đói nghèo. Nhưng họ không biết rằng đó là bởi vì kiếp trước họ gieo quá nhiều nhân ác, nên kiếp này họ phải gánh chịu những điều đó. Suy cho cùng, tiền bạc của cải chỉ là vật ngoài thân. Chết là hết. Ta chẳng thể nào mang theo được. Hạnh phúc chỉ đơn giản là gia đình hòa thuận, tâm an thân khỏe. Chỉ có cách sống thiện lương thì dần dần mới có thể hóa giải những phận kiếp của kiếp này hoặc kiếp sau mà thôi.

Nhân quả trùng trùng duyên khởi, thể hiện cụ thể ở hiện báo, sanh báo và hậu báo. Do đó, tạo việc lành không phải chỉ để hóa giải tội nghiệp kiếp trước mà còn là cách ta gieo duyên lành cho kiếp sau. Mỗi Phật tử nói riêng và mọi người nói chung nên ghi nhớ, để tâm để tự răn dạy bản thân, tự hoàn thiện chính mình.

Lời Phật dạy về chữ đức

Bàn về chữ Đức

Theo phép chiết tự (Hán tự), Đức là chữ hội ý, có nghĩa gốc là đi theo con đường đạo. Trong chữ Hán Việt, chữ Đức là kết hợp của bộ ba chữ: Sách, Trực, Tâm. Trong đó:

  • Chữ Sách: bước đi, hành động
  • Chữ Trực: có nghĩa là sự chính trực, ngay thẳng
  • Chữ Tâm: là sự suy tư, chiêm nghiệm

Chữ Đức chính là sự kết hợp giữa 3 ý nghĩa kể trên. Đơn giản để hiểu thì chữ Đức chính là sống thực với chính mình, với lương tâm, loại bỏ những điều xấu xa đi ngược luân thường đạo lý làm người.

Lời Phật dạy về chữ đức

Theo quan niệm của Phật giáo, Đức không đơn giản là đức suông. Mà đức ở đây còn bao gồm những hành động thiện lành, lời nói thiện lành, suy nghĩ thiện lành. Chữ Đức được Phật giáo chia làm 3 loại: Bi Đức, Trí Đức và Tịnh Đức.

  • Bi Đức là tình thương bao la, là lòng trắc ẩn trong mỗi con người.
  • Trí Đức là trí tuệ không gì sánh được, chẳng hạn là trí tuệ của Phật tổ.
  • Tịnh Đức là tâm sáng, dù là trước mặt hay sau lưng.

Đây là ba đức tánh của Phật cho nên những là ta lạy Phật, chiêm bái Phật chính là ta đang lạy, chiêm bái ba đức tánh này. Phật giáo coi Đức chính là hành động, việc làm, lời nói cũng như suy nghĩ thiện lành của con người. Từ đó, đúc kết được sự từ bi, hỷ xả, mang mọi điều tốt đẹp đến với con người. Hơn nữa, lời Phật dạy về chữ Đức cũng có sự kết nối, liên quan đến lời Phật dạy về nhân quả luân hồi. Nghĩa là sự luân hồi chính là tiếp nối của Đức từ tiền kiếp. Cuộc sống hiện tại quá tấp nập, con người bị cuốn quá sâu vào những ganh đua, ghen ghét mà coi nhẹ đạo đức, nhìn nhận đạo đức quá mức nông cạn. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng “đạo đức” chỉ là những lý thuyết suông, không có ý nghĩa. 

Mỗi người chúng ta đều cần tu tâm dưỡng tính, rèn cái đức của chính mình, bởi lẽ nó chính là năng lượng vật chất, tinh thần to lớn của mỗi người. Người có Đức sẽ có được thành công trong cuộc sống, phúc phận dồi dào, gặp được nhiều chuyện như ý nguyện.

Lời Phật dạy về chữ nhẫn

Nhẫn là gì?

Nhẫn ở đây có nghĩa là nhịn, là nhẫn nhục, là kiên nhẫn trong việc lắng nghe ý kiến từ mọi người xung quanh. Từ đó, điều chỉnh bản thân phát triển theo một hướng hoàn thiện và tốt hơn. Đây còn là lời khuyên, khuyên con người những lúc bực tức nên nhẫn nhịn để tránh làm ra những hành động sai lầm.

Lời dạy sâu sắc của Đức Phật về sự nhẫn nhịn

Phật giáo dạy rằng: “Trong sáu phép siêu độ (lục độ) và hàng vạn phương pháp tu hành (vạn hạnh) thì nhẫn là đệ nhất”. Theo đạo Phật, nhẫn chính là nhận mọi sự khinh khi, nhục mạ trong một tâm thế bình thản, không bực tức, không khó chịu. Nhẫn là đưa bản thân tránh khỏi những tranh cãi vô lý, lấy chánh niệm lấn át tà niệm, dùng sự yêu thương để cảm hóa những tham, sân, si, hận.

“Nhịn được cái tức một lúc

Tránh được mối lo trăm ngày

Muốn hòa thuận trên dưới

Nhẫn nhịn đứng hàng đầu

Cái gốc trăm nết

Nết nhẫn nhịn là cao

Cha con nhẫn nhịn nhau

Vẹn toàn đạo lý

Vợ chồng nhẫn nhịn nhau

Con cái khỏi bơ vơ

Anh em nhẫn nhịn nhau

Trong nhà thường yên ấm

Bạn bè nhẫn nhịn nhau

Tình nghĩa chẳng phai mờ

Tự mình nhẫn nhịn được

Ai ai cũng mến yêu

Người mà chưa biết nhẫn

Chưa phải là người hay.”

Con người nếu biết nhẫn nhịn thì sẽ có được sự bình tĩnh cũng như một trí tuệ thông suốt để luôn có những quyết định đúng đắn trong cuộc sống. Biết nhẫn, tức là chúng ta sẽ không dễ từ bỏ, không oán trách, không tức giận, oán người, oán mình trong những lúc gặp khó khăn. Người biết nhẫn đều là những người biết nhìn xa trông rộng, từ việc lớn tới việc nhỏ đều được họ hóa giải dễ dàng. Cũng dễ hiểu, bởi lẽ những người biết nhẫn sẽ biết cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân và luôn hướng về mục tiêu tương lai phía trước.

Ngược lại, người không biết nhẫn thường dễ rước họa vào thân. Con người thường khi tức giận sẽ không kiểm soát được cảm xúc cũng như hành vi của bản thân, dễ dàng buông ra những lời cay đắng, làm tổn thương người khác cũng như dễ đưa ra những quyết định sai lầm.

Lời Phật dạy về bình yên

Thế nào là bình yên?

Bình yên sẽ được cảm nhận theo nhiều cách khác nhau. Người thì nói bình yên là khi thấy mọi thứ xung quanh đều trầm lặng, yên ắng. Người thì cho rằng bình yên là cảm thấy vui vẻ, không cần lo âu, phiền toái về bất cứ điều gì. Hay bình yên đơn giản chỉ là người với người trao nhau những tình cảm chân thành. Mỗi người sẽ dựa vào quan niệm sống của bản thân mà sẽ có những định nghĩa về bình yên khác nhau.

Trong khi đó, Phật giáo lại có quan điểm về bình yên một cách nhẹ nhàng hơn. Người dạy mọi đau khổ, sung sướng, hạnh phúc, ganh ghét đều do tâm mà ra. Vì thế, muốn được bình yên thì con người cần cải biên tâm tính, buông bỏ tham, sân, si đời thường.

Lời Phật dạy về bình yên như thế nào?

Sự thanh tịnh nằm ở trong tâm

Chúng ta làm việc quầng quật ngày qua ngày suy cho cùng chỉ là muốn bản thân có cuộc sống an nhàn để hưởng thụ. Có nhiều người tìm kiếm cả đời người vẫn không kiếm được sự thanh tịnh thật sự. Tuy nhiên, điều thanh tịnh thật sự là nằm ở tâm của mỗi người. Nếu tâm của quý Phật tử bớt sân si, bớt ganh ghét, ganh đua,...thì bản thân của quý vị sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản, cuộc sống cũng theo đó mà bình yên.

Suy nghĩ sẽ ảnh hưởng đến tính cách, hành vi con người

Nếu bạn nghĩ mình vô dụng, bạn sẽ không bao giờ làm một việc gì thành công cả. Nhưng nếu bạn nghĩa mình làm được, mình có khả năng thì bạn sẽ sớm tìm được cách để hoàn thành mọi việc, sớm gặt hái thành công. Chỉ cần giữ cho bản thân một lối suy nghĩ tích cực thì mọi chuyện tự khắc tốt đẹp. Từ đó, cuộc sống cũng trở nên thanh thản, bớt những buồn phiền cũng như biến cố hơn.

Chiến thắng bản thân còn mạnh mẽ hơn đánh thắng một trận đánh. Tự chinh phục tâm trí của bản thân chính là cửa ải khó khăn, gian nan nhất mà con người cần phải trải qua. Biết được bản thân thích gì, cần làm gì, biết đủ là đủ. Theo đó, bình yên cũng theo đó mà gõ cửa tâm hồn quý vị.

Thay vì đố kỵ chúng ta hãy ngưỡng mộ

Đố kỵ sẽ khiến tâm con người trở nên buồn phiền. Thay vì để nỗi buồn xâm chiếm, ta hãy đón nhận sự thành công của người khác trong một trạng thái ngưỡng mộ, lấy cái tốt của người khác làm mục tiêu, tấm gương để phấn đấu, hoàn thiện chính mình.

Ba điều không nói để luôn bình yên

 

  • Bản thân không nên nói lời ngông cuồng
  • Chúng ta không nên nói xấu người khác 
  • Bạn không nên phàn nàn, kêu than khi gặp chuyện

 

Lời Phật dạy về sắc dục

Sắc dục là gì? - Sự nguy hiểm khi tâm sắc dục

Thông thường, khi nói về sắc dục, người ta thường nhấn mạnh tới tình ái si mê, ân ái thâm tình. Bên cạnh đó, sắc dục cũng có thể là lòng ham muốn với cả thảy những gì vừa mắt và nhân sinh quan của người nhìn. 

Sắc dục chính là gông xiềng của cuộc đời, là bệnh nặng nhất trong cuộc sống, khiến con người khổ đến chết mà chẳng thể thoát được. Sắc dục làm bản thân ngày một tàn tạ, bệnh hoạn kèm theo đó là những âu lo, phiền não. Sắc dục khiến một người hiền lương trở thành phường trộm cướp, một đứa con hiếu thảo trở nên ngỗ nghịch, một người chồng tốt - vợ đảm trở nên hai lòng, đánh mất sự chung thủy.

Lời Phật dạy về sắc dục

Đức Phật ví những người đam mê sắc dục như một đứa bé khờ dại. Họ vì tham tiếc một chút mật trên lưỡi dao bén, le lưỡi liếm mà phải chịu hoạ đứt lưỡi. Họ giống như người ngu si, cầm đuốc bước đi ngược gió, ắt sẽ bị gió thổi ngược lửa cháy tay. Sắc dục đáng sợ hơn thú dữ, hơn nước lũ, nó khiến con người đê mê, chìm đắm trong việc xấu, tạo tai họa, chịu trầm luân trong bể khổ sợ chẳng thể nào thoát nổi.

Đức Phật dạy ai còn ham thích về sắc dục thì không thể nào tu hành giải thoát được. Sự ham thích sắc dục đã khiến con người làm ra những hành động ghê tởm và độc ác để phục vụ cho nó. Đức Phật khuyên mọi người đừng chạy theo tâm sắc dục, đừng có phục vụ nó. Đừng vì chút sắc dục mà đánh mất bản thân, đánh mất những người yêu thương mình

Lời Phật dạy về đạo làm người

Không nên hành 6 nghề ác

  • Không làm nghề săn bắn: Đây là một nghề vô cùng ác độc, nó không chỉ giết hại muôn thú, chim chóc mà nó còn đang tận diệt giống nòi của muôn loài đang phát triển trong vũ trụ này.
  • Không làm nghề chài lưới: Cũng giống như săn bắn, nghề chài lưới cũng giết hại các sinh vật dưới nước, ngăn chặn chúng phát triển theo quy luật tự nhiên vốn có của mình.
  • Không làm nghề buôn bán thịt sống: Nghề này là nghề sát sinh trâu, bò, lợn, gà, chó,... Dân gian vẫn hay gọi đây là nghề đồ tể, nghề cướp đoạt đi mạng sống của loài vật để mang đến thịt và thức ăn cho người khác. Phật giáo quan niệm, mỗi loài sinh vật tồn tại trên thế giới này đều có vai trò như nhau trong vũ trụ. Không ai được trao quyền cướp đi sinh mạng của người khác, loài khác. Phạm vào tội này là phạm vào tội sát sanh, khiến cho người phạm tội khó mà có được cuộc sống hạnh phúc sau này.
  • Không làm nghề buôn bán thịt chín: Nghề buôn bán thịt chín được bắt đầu tạo nghiệp bởi việc giết mổ các loài động vật khác rồi đến nghiệp chế biến chúng, biến chúng thành đồ ăn cho con người. Người làm nghề này cũng đã đánh mất từ bi hỉ xả khi buôn bán thông qua thân xác động vật.
  • Không làm nghề sản xuất và buôn bán rượu: Rượu vốn là chất kích thích gây nghiện, làm cho con người chìm trong cơn say, ảo giác, không giữ được tỉnh táo, minh mẫn. Dễ thấy nữa là những người say thường sẽ có những hành vi gây rối, ảnh hưởng cũng như gây hại đến người khác, từ người thân trong gia đình đến những người lạ trong cộng đồng.
  • Không làm nghề buôn bán người: Đây được xem là một nghề mang tội ác hủy diệt đồng loại. Những kẻ hành nghề này chính là những kẻ táng tận lương tâm, bị giá trị vật chất che mù lý trí, gây ra khổ đau cho con người, người thân cũng như xã hội.

4 trường hợp ác

Bốn tội ác trong đạo Phật là tham – sân – si – hận.

  • Tham: Lòng tham khiến con người mù quáng, sẵn sàng buông bỏ thiện lành. Tham tiền, bạc, quyền lực, địa vị, tài, danh, thực, sắc,...
  • Sân: Sự giận dữ khiến con người mất đi lý trí, không thể kiểm soát hành vi của bản thân.
  • Si: Sự si mê, mê muội, suy nghĩ không còn đúng đắn.
  • Hận: Hận thù cũng như suy nghĩ tiêu cực tồn tại trong tâm trí con người.

Buông bỏ được tham - sân - si - hận sẽ giúp chúng ta được an nhiên, hạnh phúc. Tiến đến gần hơn với thiện lành, hỉ xả.

4 nghiệp kết

Sát sinh, trộm cắp, dâm dật, vọng ngữ là 4 điều đại kỵ vô cùng xấu xa mà con người cần tránh. Đừng để những ham muốn vật chất chiếm lấy linh hồn của chúng ta. Hãy hướng bản thân phát triển theo một vẻ đẹp chân thiện mỹ để bản thân có thể an yên, tự tại hơn.

Bạn có thấy những lời Phật dạy vô cùng thâm thúy không? Trên đây chỉ là một số lời ít ỏi mà Buddhist Art có thể gửi đến bạn, muốn thấu trọn sự vi diệu của đạo thì bạn nên tìm đến với Đạo và học hỏi nhé!

>>> Xem thêm: Ngồi thiền là gì? Hướng dẫn ngồi thiền niệm phật

Bài viết liên quan

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Dưới đây là top 100 hình Phật, ảnh Phật đẹp nhất với chất lượng cao có thể tải về làm hình nền, hình đại diện, hình video... mà Buddhist Art đã thiết kế khá tỷ mỷ muốn chia sẻ cho cộng đồng.

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Công Ty TNHH Buddhist Art đã hoàn thành dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên đất sét. Và sẽ hoàn thành trên chất liệu composite, sau đó có thể chuyển sang các chất liệu phổ biến khác như đồng, đá, xi măng, gỗ....

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Xin chào và rất cảm ơn bạn đã ghé thăm trang web của công ty TNHH Buddhist Art và cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp về tượng Phật Thích Ca. Buddhist Art với kho hình nền Đức Phật Thích Ca đa dạng và được thực hiện tỉ mỉ, rất mong được sự đón nhận của quý Phật Tử, Sư Thầy, Sư Cô.

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau, có phải là cùng 1 vị Phật không? Làm sao để phân biệt được tượng Phật Thích Ca và tượng Phật A Di Đà để khỏi nhầm lẫn, phật a di đà có thật không? Hãy cùng BUDDHIST ART tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Đức Phật A Di Đà (Adida) hay còn được gọi là Amida là vị Phật xuất hiện trong Phật Giáo và được tôn kính, thờ Phụng phổ biến. Hãy cùng Buddhist Art tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật thích ca mâu ni là ai và tiểu sử cuộc đời của ngài như thế nào? tất cả điều này sẽ được chúng tôi làm rõ ngay trong bài viết này cho các bạn nhé