Ngồi thiền là gì? Tác dụng và cách ngồi thiền chính xác nhất

Kết quả 4.6/5 (26 đánh giá)

Thiền là một bộ môn không thể thiếu trong đạo Phật. Những người học Phật đều ít nhất phải biết một số phương pháp thiền cơ bản, còn thiền có hiệu quả hay không lại tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Để giúp bạn biết cách ngồi thiền sao cho đúng, Buddhist Art chia sẻ một số kiến thức dưới đây. 

Thiền là gì?

Thiền là một thuật ngữ phổ biến trong Phật giáo và các hệ thống tâm linh phương Đông khác. Nó thường được dùng để chỉ một phương pháp tập trung và luyện tâm, nhằm đạt được sự tĩnh lặng, sự tỉnh thức và trạng thái hài hòa tinh thần.

Thiền có thể được hiểu như một phương pháp tập trung và tu hành tinh thần, trong đó người thực hành cố gắng đưa tâm trí vào trạng thái tĩnh lặng và không gắn kết với những suy nghĩ, cảm xúc và khao khát hàng ngày. Khi thực hiện thiền, người tu hành tập trung vào một điểm tâm như hơi thở, âm thanh, hoặc một câu chữ (như "A Di Đà Phật") để giữ tâm trí tập trung và lắng đọng.

Thiền có nhiều hình thức và phương pháp khác nhau, bao gồm thiền ngồi, thiền đi, thiền đứng và thiền nằm. Mục đích chung của thiền là làm sáng tỏ tâm trí, giải phóng khỏi sự phiền não và xóa bỏ những gánh nặng tâm lý, từ đó mang lại sự thanh thản, tự do và sự hiểu biết sâu sắc về bản thân và thế giới xung quanh.

Thiền không chỉ tồn tại trong Phật giáo mà còn được thực hành trong nhiều tôn giáo và hệ thống triết học khác trên khắp thế giới. Nó là một công cụ quan trọng để tìm kiếm sự bình an và khám phá chiều sâu của tâm hồn con người.

Trong kinh Phật thì thiền là phương pháp thực hành nhằm rèn luyện tâm. Trong đó có 2 phương pháp thiền là thiền định và thiền quán. Còn ở góc độ của Yoga thì thiền là trạng thái tập trung cao độ và tinh khiết khi tâm trí hoàn toàn tĩnh lặng. Dù là theo cách định nghĩa nào thì về bản chất thiền vẫn là phương pháp để con người rèn luyện chú tâm mình vào một đối tượng hay tư duy một sự kiện, vấn đề nào đó. Khi tập trung cao độ như vậy, những xáo động của tâm sẽ trở nên lắng dịu lại, từ đó con người sẽ cảm thấy bình an sâu thẳm trong tâm mình.

ngoi-thien-1

Thiền là gì?

Ngồi thiền là gì?

 Ngồi thiền là việc ta thực hành ngồi và giữ cho tâm trí hoàn toàn tĩnh lặng, kiểm soát những vọng tưởng phát sinh và không chạy theo vọng tưởng. Khi đó, tâm tư của bạn sẽ hoàn toàn chìm đắm trong an ổn, và tĩnh lặng.

Ngồi thiền có tác dụng gì

Từ xưa đến nay, không phải ngẫu nhiên mà thiền lại được ứng dụng nhiều vào đời sống như vậy. Thiền dần trở thành không chỉ cho những người theo đạo Phật mà còn được ứng dụng trong yoga vì rất nhiều những tác dụng khác nhau:

Thiền làm giảm trầm cảm, giảm stress và lo lắng

Cuộc sống vốn dĩ có rất nhiều những điều chúng ta phải lo lắng mỗi ngày từ cơm áo gạo tiền, danh lợi, quyền lực,.. Và cuộc sống ngày càng hiện đại, chứng trầm cảm, stress và lo lắng của con người ngày càng có xu hướng gia tăng. Tìm đến thiền là cách giải tỏa tốt nhất không phải ai cũng biết. Ngồi thiền thường xuyên sẽ giúp bạn giải phóng những năng lượng tiêu cực, căng thẳng tích tụ trong người.

ngoi-thien-2

Ngồi thiền đúng cách

Ngồi thiền giúp cải thiện trí nhớ

Nguyên nhân chính của trí nhớ kém và mất trí nhớ ngắn hạn là do những căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng gây ra. Khi ngồi thiền nhiều sẽ cải thiện được điều này và giúp khả năng tập trung tăng cao hơn, nâng cao năng lực trí tuệ. 

Ngồi thiền giúp chữa mất ngủ

Những người thường bị mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ nên tìm đến với thiền. Vì đây là phương pháp cực tốt hỗ trợ cho bạn cải thiện điều này. Y học đông y cho rằng, giấc ngủ sẽ đến khi tâm tĩnh trước rồi thân mới ngủ sau. Nếu tâm không tịnh và chìm vào những suy nghĩ vọng động mông lung thì càng lúc càng khó ngủ. Cho nên, thiền trước khi ngủ sẽ giúp bạn dễ ngủ ngay sau đó. 

Ngồi thiền giúp kiểm soát cảm xúc

Người nóng tánh, bồng bột, dễ mất kiểm soát hãy thay đổi bằng cách thiền định mỗi ngày. Thiền định là phương pháp giúp bạn kiểm soát và kiềm chế được cảm xúc của mình thay vì nổi nóng và bộc phát, mà đây chính là nguyên nhân sâu xa của việc lão hóa sớm và ảnh hưởng sức khỏe. Tâm an vui nhẹ nhõm thì thân mới mạnh khỏe. 

ngoi-thien-4

Ngồi thiền có tác dụng gì

Ngồi thiền giúp cải thiện khả năng miễn dịch

Thiền thường chú trọng vào hơi thở, khi thiền thường xuyên chúng ta biết cách thở sâu và nhận được nhiều oxy hơn. Hít thở đều đặn là cách để giúp cơ thể khỏe mạnh, từ đó giúp cải thiện khả năng miễn dịch, phòng chống nhiều bệnh tật tấn công. 

Ngồi thiền giúp giảm sự căng cơ, chuột rút

Nếu bạn hay bị căng cơ hoặc chuột rút. Thiền có thể giải phóng các cơ, làm giảm nhẹ sự căng cơ và chuột rút cơ bắp. Càng có vấn đề về sự căng cơ, bạn càng nên ngồi thiền nhiều hơn.

Hướng dẫn cách ngồi thiền niệm Phật

Ngồi thiền niệm Phật muốn cho hiệu quả thì cần phải thực hiện đúng cách, cụ thể như sau: 

Tư thế ngồi

  • Nếu bạn ngồi thiền ở tư thế Kim Cang Tọa, thì tư thế ngồi là đặt chân trái lên đùi phải và chân phải lên đùi trái, sau đó kéo hai chân sát vào người. 
  • Nếu bạn ngồi thiền ở tư thế bán kiết già thì đặt chân trái lên đùi phải hoặc đặt chân phải lên đùi trái tùy bạn chọn. 
  • Bàn tay thì để ngửa, tay phải để trên tay trái một cách nhẹ nhàng, 2 ngón tay cái thì đan sát vào nhau.

Cách hít thở

Đối với ngồi thiền niệm Phật, khi thân đã yên thì bạn cần chú ý nhiều đến hơi thở. Mọi thứ phải thật trình tự và nhẹ nhàng kể cả hít vào và thở ra. Bạn hít vào thật sâu và nhẹ, chậm để mang hết tất cả sự thanh khiết từ bên ngoài vào cơ thể. 

ngoi-thien-3

Cách ngồi thiền niệm phật

Tâm phải thanh tịnh

Giữ cho tâm hoàn toàn sạch sẽ, không vướng những vọng tưởng, không bị những ý niệm xấu tấn công, càng không nên suy nghĩ mông lung những chuyện đâu đâu. Hãy cố giữ tâm mình trong lành và êm dịu như dòng nước, chỉ tập trung vào hơi thở mà thôi. 

Xả thiền

Khi thiền đủ và xả thiền, bạn hãy bước ra khỏi sự tĩnh lặng của tâm mình, hướng suy nghĩ về những điều tốt đẹp, thở ra một hơi thật dài để đẩy toàn bộ những khí nóng ra khỏi cơ thể. Sau đó, thả lỏng bản thân, duỗi tay, xoay đầu, thả lỏng mắt. Cuối cùng, bạn sẽ thấy vô cùng dễ chịu và thư thái sau khi đã hành thiền niệm Phật xong. 

Vậy, qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về cách ngồi thiền chưa? Hãy áp dụng ngay và luôn, bạn sẽ thấy tâm sinh lý của mình thay đổi một cách vô cùng tích cực.

Tham khảo thêm các bài viết hay

Bài viết liên quan

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Dưới đây là top 100 hình Phật, ảnh Phật đẹp nhất với chất lượng cao có thể tải về làm hình nền, hình đại diện, hình video... mà Buddhist Art đã thiết kế khá tỷ mỷ muốn chia sẻ cho cộng đồng.

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Công Ty TNHH Buddhist Art đã hoàn thành dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên đất sét. Và sẽ hoàn thành trên chất liệu composite, sau đó có thể chuyển sang các chất liệu phổ biến khác như đồng, đá, xi măng, gỗ....

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Xin chào và rất cảm ơn bạn đã ghé thăm trang web của công ty TNHH Buddhist Art và cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp về tượng Phật Thích Ca. Buddhist Art với kho hình nền Đức Phật Thích Ca đa dạng và được thực hiện tỉ mỉ, rất mong được sự đón nhận của quý Phật Tử, Sư Thầy, Sư Cô.

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau, có phải là cùng 1 vị Phật không? Làm sao để phân biệt được tượng Phật Thích Ca và tượng Phật A Di Đà để khỏi nhầm lẫn, phật a di đà có thật không? Hãy cùng BUDDHIST ART tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Đức Phật A Di Đà (Adida) hay còn được gọi là Amida là vị Phật xuất hiện trong Phật Giáo và được tôn kính, thờ Phụng phổ biến. Hãy cùng Buddhist Art tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật thích ca mâu ni là ai và tiểu sử cuộc đời của ngài như thế nào? tất cả điều này sẽ được chúng tôi làm rõ ngay trong bài viết này cho các bạn nhé