Phật Dược Sư là ai? Tiểu sử cuộc đời của Ngài

Kết quả 5.0/5 (16 đánh giá)

   Vào mỗi đầu năm mới, rất nhiều ngôi chùa và cơ sở tự viện tổ chức khai đàn Dược sư cầu quốc thái dân an. Hãy cùng BUDDHIST ART tìm hiểu thêm về vị Phật Dược Sư qua bài viết sau đây nhé

Phật Dược Sư là ai?

   Phật Dược Sư, theo tiếng Phạn là Bhaisajyaguru Buddha, dịch nghĩa sang Hán tự là Dược Sư Như Lai, Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Đại Y Vương Phật, Y Vương Thiện Thệ, Thập Nhị Nguyện Vương

phat-duoc-su-la-ai

Đức Phật dược sư là ai?

   Phật Dược sư là giáo chủ thế giới Tịnh Lưu Ly ở phương Đông. Ngài còn có tên là Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật. Theo kinh Dược Sư, trong quá trình tu hành Bồ tát đạo với sự giúp đỡ của chư Phật, Bồ Tát và 12 vị Hộ pháp và Thiên vương, Ngài đã phát 12 lời nguyện thệ cứu độ chúng sinh, tiêu trừ những thứ bệnh khổ như thân bệnh, tâm bệnh, nghiệp bệnh cho chính sinh do tham, sân, si gây ra.

Ý nghĩa danh hiệu Phật Dược sư

   Dược sư nghĩa là thầy thuốc, Lưu ly nghĩa là một ngọc màu xanh trong suốt. Dược Sư Lưu Ly Quang Phật nghĩa là vị Phật thông suốt tất cả y dược của thế gian và xuất thế gian, có thể chữa trị hết tất cả những thứ bệnh khổ của chúng sinh.

phat-duoc-su-la-ai-1

Ý nghĩa danh hiệu Phật Dược Sư

   Khi niệm danh hiệu Ngài Dược Sư Lưu Ly Quang Phật, với đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh và niệm đến nhất tâm, người niệm sẽ được phước báo vô lượng, tiêu trừ tất cả bệnh khổ, thân tâm an lạc, được Phật Dược Sư, chư Đại Bồ tát và 12 vị Dược Xoa đại tướng hộ trì.

12 đại nguyện của đức Phật Dược Sư

  1. Nguyện phát hào quang chiếu sáng và dùng thân tướng trang nghiêm đó hóa độ chúng sinh. 
  2. Nguyện cho chúng sinh biết đến Nhất thiết trí của mình. 
  3. Nguyện cho chúng sinh thực hiện được sở nguyện. 
  4. Nguyện giúp đỡ chúng sinh đi trên đường Đại thừa. 
  5. Nguyện hồ trì giúp chúng sinh giữ giới hạnh thanh tịnh, không phạm lỗi 
  6. Nguyện giúp chữa lành các thứ bệnh do sáu giác quan sinh ra, phát sinh trí tuệ, thân thể khỏe mạnh không còn tàn tật, chấm dứt mọi bệnh khổ,. 
  7. Nguyện chữa bệnh thuộc về thân tâm cho mọi chúng sinh.
  8. Nguyện cho những người phụ nữ phải chịu nhiều điều bất hạnh, mong muốn muốn chuyển sinh làm thân đàn ông sau khi tái sinh sẽ  trở thành nam giới.
  9. Nguyện độ thoát cho chúng sinh tránh khỏi rơi vào tà kiến và giúp trở về chính đạo. 
  10. Nguyện tránh cho chúng sinh sinh vào cõi ác và được sinh vào cõi lành.
  11. Nguyện giúp chúng sinh lâm vào đói khát sẽ được hóa độ.  
  12. Nguyện giúp đỡ chúng sinh nghèo túng có áo quần lành lặn đẹp đẽ.  

phat-duoc-su-la-ai-2

Tượng Dược Sư Phật

Những điển tích về Dược Sư Phật

Câu chuyện thứ nhất: 

   Theo Minh Chí ký, vào đời nhà Đường, ở miền Biên Châu, có cô gái mồ côi cha mẹ, tài sản đáng giá chỉ có 1 đồng tiền. Cô nghĩ: “Đồng tiền này không thể làm tư lương cho đời sống. Thôi, ta hãy đem cúng dường Phật để gieo phước đức về sau”. Liền sau đó, cô gái đã đảnh lễ, cúng dường trước tượng Phật Dược Sư 1 đồng tiền đó.

   Trong vùng có người đàn ông nhà giàu góa vợ cũng đến cầu nguyện mong tìm được người vợ hiền. Đêm về nằm mộng được mách bảo cưới cô gái nghèo kia làm vợ. Cả hai nên duyên vợ chồng sống trong hạnh phúc, giàu sang bên nhau đến cuối đời.

Câu chuyện thứ 2:

   Theo Tam Bảo ký, ở Thiên Trúc có một người do làm ăn thất bại dẫn đến tiêu tán sản nghiệp, phải xin ăn qua ngày. Thân hữu ban đầu còn giúp đỡ, về sau ngoảnh mặt làm lơ, đóng cửa chối từ. Đến độ người đời đặt biệt danh ông là Bế Môn (đóng cửa).

   Một lần nọ, ông đến trước tượng Phật Dược sư cầu nguyện sám hối và  chuyên niệm danh hiệu Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Vào đêm thứ 5, Dược Sư Phật hiện ra bảo: “Ngươi thành tâm sám hối và niệm danh hiệu Ta nên túc nghiệp đã dứt, nay sẽ lại được hưởng cảnh giàu sang. Về ngôi nhà cũ của cha mẹ ngươi, đào dưới nền nhà sẽ tìm được kho báu”.

   Tỉnh giấc, ông vội chắp tay lễ Phật và quay về lại ngôi nhà cũ của cha mẹ mình. Vừa dọn dẹp nhà cửa, vừa đào nền theo lời mách bảo của đức Phật Dược Sư, quả nhiên phát hiện rất nhiều của cải tổ tiên để lại. Cuộc sống lại giàu có, sung túc như xưa.

phat-duoc-su-la-ai-3

Sự tích về Phật Dược Sư

Câu chuyện thứ 3:

   Cũng theo Tam Bảo Ký, vào đời Đường có một nam nhân tên Trương Lý Thông lúc 27 tuổi, gặp thầy tướng bảo: “Số ông đoản mệnh, sợ không thọ quá 31 tuổi!”.

   Họ Trương buồn lo, bèn tìm đến viếng danh tăng Mật Công để nhờ giúp. Nghe được sự tình, Ngài Mật Công bảo: “ Nếu ông thành kính thọ trì hoặc viết chép Kinh Dược Sư, thì có thể được tăng thọ”.

   Lý Thông thưa: “Tôi việc quan bận rộn, sợ khó thường thọ trì, xin tạm biên chép kinh trước”. Mới chép được 1 quyển kinh thì công việc lại bận rộn, chưa kịp viết tiếp. Tình cờ vị thầy tướng cũ gặp Thông, bảo: “Ông có làm công đức chi mà tướng diện lại thay đổi, sống được thêm 30 năm nữa?”.

   Nhiều người nghe chuyện phát tâm hướng về Phật pháp. 

   Còn rất nhiều điển tích khác về sự linh ứng của Phật Dược sư dành cho chúng sinh được lưu truyền.   

Video sự tích Phật Dược Sư

Quý Phật tử có thể tham khảo thêm về các chủ đề Phật giáo cũng như những cung thỉnh các công trình mỹ thuật Phật giáo như Tượng Phật, Phù Điêu Phật, Tranh Phật và các công trình kiến trúc cảnh quan tại BUDDHIST ART.   

 Tham khảo:

https://buddhistart.vn/thinh-mua-tuong-phat-duoc-su-o-dau/

https://buddhistart.vn/tuong-phat-duoc-su/

Bài viết liên quan

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Dưới đây là top 100 hình Phật, ảnh Phật đẹp nhất với chất lượng cao có thể tải về làm hình nền, hình đại diện, hình video... mà Buddhist Art đã thiết kế khá tỷ mỷ muốn chia sẻ cho cộng đồng.

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Công Ty TNHH Buddhist Art đã hoàn thành dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên đất sét. Và sẽ hoàn thành trên chất liệu composite, sau đó có thể chuyển sang các chất liệu phổ biến khác như đồng, đá, xi măng, gỗ....

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Xin chào và rất cảm ơn bạn đã ghé thăm trang web của công ty TNHH Buddhist Art và cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp về tượng Phật Thích Ca. Buddhist Art với kho hình nền Đức Phật Thích Ca đa dạng và được thực hiện tỉ mỉ, rất mong được sự đón nhận của quý Phật Tử, Sư Thầy, Sư Cô.

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau, có phải là cùng 1 vị Phật không? Làm sao để phân biệt được tượng Phật Thích Ca và tượng Phật A Di Đà để khỏi nhầm lẫn, phật a di đà có thật không? Hãy cùng BUDDHIST ART tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Đức Phật A Di Đà (Adida) hay còn được gọi là Amida là vị Phật xuất hiện trong Phật Giáo và được tôn kính, thờ Phụng phổ biến. Hãy cùng Buddhist Art tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật thích ca mâu ni là ai và tiểu sử cuộc đời của ngài như thế nào? tất cả điều này sẽ được chúng tôi làm rõ ngay trong bài viết này cho các bạn nhé