Tế Công là ai? Tiểu sử của Ngài, có nên thờ Tế Công trong nhà?

Kết quả 5.0/5 (29 đánh giá)

Hình ảnh Tế Công thường được thấy rất nhiều qua phim ảnh, sách truyện Trung Hoa. Với phong thái luôn vui vẻ, yêu đời và tươi cười của mình, Ngài trở thành một vị thánh nhân trong mắt người đời. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về ngài, nội dung sau đây sẽ giúp quý vị thêm sáng tỏ. 

Tế công là ai?

Tế Công Hoạt Phật hay còn được gọi là Tế Điên, là nhân vật được dân gian lưu truyền nhiều đời qua cửa miệng. Tế Công có hình ảnh là ông Hòa Thượng đội mũ lệch, mắt láo liêng, tay cầm chiếc quạt rách. Tế Công là người chuyên cứu khốn phò nguy, là hình mẫu mà người dân hướng đến giữa thời loạn lạc, biết bao rối ren phát xuất từ lòng tham, hết cướp cạn đến cướp ngày, gây cho dân chúng khổ đau không ít. Tuy nhiên, quan niệm “giết người ác là một việc làm tốt” trong nhân gian, không phải là tinh thần của đạo Phật. Đạo Phật chỉ có hóa giải chứ không đối nghịch, lấy từ bi làm gốc. 

te-cong-la-ai-1

Tế Công là ai?

Nhưng nhìn chung, hình ảnh Tế Công cốt lõi xâu xa vẫn là nói lên cái ước muốn tránh ác làm lành sâu xa trong lòng dân chúng. Do vậy, hình ảnh của ông vẫn được người đời tôn trọng, kính ngưỡng như một bậc chân tu.

Tiểu sử của Tế công

Tế Công là người đời Nam Tống (1150-1209), nguyên quán thuộc huyện Thiên Thai, tỉnh Triết Giang. Ông học Lý tên là Tu Duyên, quy y tại chùa Linh Ẩn ở Tây Hồ thuộc Hàng Châu. Ông được đặt pháp danh là Đạo Tế.  

Cha Tế Công tên gọi Lý Mậu Xuân, mẹ ông là Vương Thị; hai ông bà khi tuổi ngoài 30 nhưng vẫn chưa có con trai tế tự, thế là ngày đêm cầu Thần khấn Phật. Một đêm, Vương Thị mơ thấy một vị La Hán tặng cho một đóa sen ngũ sắc; Vương Thị nhận bông sen rồi nuốt, không lâu sau có mang.

Ngày 2 tháng 2 năm Thiệu Hưng thứ 3 đời Nam Tống (năm 1133); quả nhiên bà hạ sinh một bé trai. Hai ông bà có con trai thì vô cùng mừng rỡ, khi đầy tháng làm cỗ linh đình đãi khách. Lúc đó có một cao tăng là Tính Không đến chúc mừng, ban cho đứa trẻ cái tên là “Tu Duyên”.

Vào năm 18 tuổi, ông xuất gia tại chùa Linh Ẩn lần lượt tham học với các vị: Pháp Không Nhất Bản ở chùa Quốc Thanh, Đạo Thanh chùa Kỳ Viên, Đạo Tịnh chùa Quán Âm. Sau, ông vào núi Hổ Khâu làm môn hạ ngài Hạt Đường Huệ Viễn và nối dòng pháp này. Sư lại đến ở chùa Tịnh Từ, chùa này bị thiêu hủy vì hỏa tai, Sư đi hành hóa ở Lăng Nghiêm trùng tu lại. Cư dân ở vùng Tần Hồ ăn ốc thường chặt đuôi ốc để ăn. Sư xin những con ốc này thả lại trong nước, ốc phần lớn sống lại mà không có đuôi. Điều này là biểu hiện của lòng từ bi vô lượng đối với chúng sanh. 

te-cong-la-ai-2

Tiểu sử của Tế Công

Bình sinh, tánh tình ông cuồng phóng, thích rượu thịt, nên người đời gọi Sư là Tế Điên. Năm 1209, Ông thị tịch, thọ 60 tuổi, nhục thân của ông nhập tháp tại Hổ Bào. Cuộc sống khá lạ lẫm nhưng lại mang nhiều cống hiến cho đời của ông, dưới con mắt của người phàm tục, trở thành một bậc thánh nhân. Vì thế, trong nhiều tác phẩm văn chương, và truyền miệng của người dân, hình ảnh của ông trở nên vô cùng sống động, đầy quyền phép và tài năng. 

Xem thêm: Phân biệt Phật giáo Nam tông và Bắc tông

Có nên đặt tượng Tế công trong nhà?

Với hình ảnh rất đời như vậy, tượng Tế công luôn được nhiều gia chủ lựa chọn thờ cúng. Theo ý nghĩa tâm linh phong thủy, thờ tượng Tế Công giúp yểm trừ tà ma ngoại đạo. Đặc biệt, những ngôi nhà có đất dữ gần các khu vực nghĩa trang, thường có vong ma tới lui quấy nhiễu làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của các thành viên trong nhà thì thờ tượng ngài Tế Công vô cùng phù hợp. 

Trường hợp trong nhà có trẻ nhỏ yểu mệnh, thường xuyên quấy khóc hay bệnh tật thì gia chủ nên bài trí thờ tượng Tế Công để hóa giải hung khí, tránh ma quỷ quấy rối át vía đứa trẻ. 

Hơn nữa, hình ảnh tượng Tế Công có khuôn mặt sảng khoái tươi cười, mang lại cho không gian nhà sự vui vẻ, thoải mái, mang lại vượng khí, may mắn cho các thành viên trong gia đình. 

Cách bài trí tượng Tế công theo phong thủy

Nên đặt tượng Tế Công ở những không gian trang trọng, sạch sẽ. Nên đặt tượng tại cửa chính, mặt hướng ra ngoài, mục đích là tượng sẽ phát huy hết hiệu quả trấn thạch, xua đuổi tà ma muốn xâm nhập vào nhà. 

Nếu nhà có hướng xấu, quý vị cũng nên đặt tượng Tế Công ở những hướng như vậy, để át đi các vận khí xấu, bệnh tật, xui rủi, tai họa cho gia đình. 

Thờ cúng Tế Công, có thể dùng cả đồ chay hoặc đồ mặn. Phải lau chùi và vệ sinh tượng thường xuyên, có như vậy mới phát huy hết hiệu quả phong thủy. Trước khi thờ tượng Tế Công, quý vị nên nhờ thầy xem ngày tốt để thỉnh tượng về nhà, làm lễ khai quang và hô thần nhập tượng. 

te-cong-la-ai-3

Tượng Tế Công bằng gỗ đặt trong nhà

Tuyệt đối không nên để tượng Tế Công ở phòng ngủ hoặc gầm cầu thang. Đồng thời, quý vị cũng cần lưu ý không nên thờ cùng lúc quá nhiều vị trong nhà như vừa thờ Quan Công, Bồ Đề Đạt Ma vừa thờ Tế Công. Chọn vị nào thì chọn 1 vị thôi. Những tượng này của các ngài đều có ý nghĩa trấn thạch, bảo hộ và trừ tà ma, khí xấu. Nhưng thờ cùng lúc nhiều vị ngược lại sẽ không tốt. Do vậy chỉ nên lựa chọn 1 vị mà đủ hiệu quả phong thủy là được rồi. 

Có thờ có thiêng có kiêng có lành, thờ thần Phật, các vị chân tu trong nhà luôn mang lại nhiều điều tốt cho gia đình. Vì thế, quý vị hãy chọn cho mình một vị phù hợp để thờ phượng. Buddhist Art hiện là đơn vị tạc tượng uy tín và chất lượng tại Việt Nam. Nếu bạn có nhu cầu thỉnh tượng Tế Công về thờ, hãy liên hệ với đơn vị để được tư vấn chi tiết nhất: 

CÔNG TY TNHH BUDDHIST ART

  • Địa chỉ: E5/57 đường Đa Phước, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0338.526.733
  • Email: mythuatbuddhismart@gmail.com
  • Fanpage: fb/congtyTNHHBuddhistArt/
  • Website: www.buddhistart.vn

Xem thêm các bài viết:

Bài viết liên quan

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Dưới đây là top 100 hình Phật, ảnh Phật đẹp nhất với chất lượng cao có thể tải về làm hình nền, hình đại diện, hình video... mà Buddhist Art đã thiết kế khá tỷ mỷ muốn chia sẻ cho cộng đồng.

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Công Ty TNHH Buddhist Art đã hoàn thành dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên đất sét. Và sẽ hoàn thành trên chất liệu composite, sau đó có thể chuyển sang các chất liệu phổ biến khác như đồng, đá, xi măng, gỗ....

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Xin chào và rất cảm ơn bạn đã ghé thăm trang web của công ty TNHH Buddhist Art và cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp về tượng Phật Thích Ca. Buddhist Art với kho hình nền Đức Phật Thích Ca đa dạng và được thực hiện tỉ mỉ, rất mong được sự đón nhận của quý Phật Tử, Sư Thầy, Sư Cô.

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau, có phải là cùng 1 vị Phật không? Làm sao để phân biệt được tượng Phật Thích Ca và tượng Phật A Di Đà để khỏi nhầm lẫn, phật a di đà có thật không? Hãy cùng BUDDHIST ART tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Đức Phật A Di Đà (Adida) hay còn được gọi là Amida là vị Phật xuất hiện trong Phật Giáo và được tôn kính, thờ Phụng phổ biến. Hãy cùng Buddhist Art tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật thích ca mâu ni là ai và tiểu sử cuộc đời của ngài như thế nào? tất cả điều này sẽ được chúng tôi làm rõ ngay trong bài viết này cho các bạn nhé