Tìm hiểu về bảo vật quốc gia - tượng A Di Đà Chùa Phật Tích

Kết quả 0.0/5 (0 đánh giá)

Tượng A Di Đà của chùa Phật Tích là một tác phẩm điêu khắc bằng đá từ thời nhà Lý. Đây được xem là một bảo vật quốc gia với bức tượng Phật được sánh là kiệt tác mỹ thuật Việt Nam. Theo thông tin được ghi nhận từ một số nhà khảo cổ như Louis Bezacier thì tượng là hình thân của Phật A Di Đà nhưng với sử gia Trần Trọng Kim thì lại cho đây là tượng Phật Thế tôn Thích Ca Mâu Ni. Nếu quý Phật tử có mong muốn được tìm hiểu về pho tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích thì xin mời theo chân Buddhist Art để tìm hiểu thêm về pho tượng này.

Tìm hiểu về tượng Phật A Di Đà ở chùa Phật Tích Bắc Ninh

Đức Phật A Di Đà

A Di Đà Phật được xưng tụng là đức Phật Vô Lượng Thọ Vô Lượng Quang hoặc Tiếp Dẫn đạo sư (Vị thầy đạo tiếp đón chúng sinh). Người là một trong những vị Phật được chiêm bái trong Phật giáo Đại Thừa, ngụ ở tịnh độ của mình. Mục đích mà người đến thế gian này chính là cứu độ chúng sanh.

tuong-a-di-da-chua-phat-tich-1

Theo những kinh điển, điển tích trong Phật giáo Đại Thừa, A Di Đà Phật là một vị vua nhưng Người đã từ bỏ vương quốc của mình. Người lựa chọn từ bỏ chốn gấm vóc lụa là để trở thành một tu sĩ Phật giáo. Bấy giờ Người lấy tên là Dharmakara, nghĩa là “Kho Chứa Pháp”. Phật tử phái Tịnh Độ tin rằng việc niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” sẽ giúp bản thân mình được tựa thân vào Đức A Di Đà. Và Người sẽ xuất hiện đưa họ về cõi Tây Phương Cực Lạc sau khi chết.

Phật A Di Đà sở hữu công đức vô hạn, công đức này đến từ những điều thiện, điều tốt mà Người đã làm từ nhiều kiếp trước. “A Di Đà” có thể được dịch là “Ánh Sáng Vô Hạn”. Do đó A Di Đà Phật vẫn được Phật tử tôn kính gọi là “Đức Phật Ánh Sáng”.

Lịch sử hình thành của chùa Phật Tích và pho tượng A Di Đà

Xưa kia chùa Phật Tích vốn có tên chữ là Vạn Phúc Tự, tồn tại từ thời Lý (1009-1225), được dựng trên sườn núi Lạn Kha hay còn có tên gọi khác là Tiên Du. Chùa Phật Tích lúc bấy giờ vừa là nơi thờ Phật để cầu phúc cho Hoàng gia, vừa là hành cung để Đức vua dừng chân nghỉ ngơi những lúc du ngoạn nơi cố hương.

tuong-a-di-da-chua-phat-tich-2

Vào khoảng những năm 1057-1065, thời vua Lý Thánh Tông, ông đã cho xây dựng một tòa tháp được trang trí bằng đá, đồng thời cũng khởi công pho tượng Phật. Ngôi chùa được xem là một trong những công trình kiến trúc Phật giáo lớn nhất lúc bấy giờ với “cây tháp quý cao ngàn trượng, tạc pho tượng mình vàng cao 6 thước”. Tính theo mét hệ thì pho tượng này cao 1,86m; thêm phần bệ thì đạt 2,69m.

Sức sống mãnh liệt của pho tượng A Di Đà Phật chùa Phật Tích – Bảo vật quốc gia

Thời gian sau đó, khoảng thế kỷ XV, ngôi tháp bị đổ, pho tượng cũng theo đó mà bị vùi trong đống đổ nát. Đến mãi cuối thời Hậu Lê (1676-1705), chùa Phật Tích mới được sống lại, dựng lại thêm một lần nữa trên núi Tiên Du, lúc này pho tượng Phật mới được tìm thấy.

Đến năm 1816, dưới thời vua Thiệu Trị, chùa Phật Tích được trùng tu thêm một lần nữa. Ở giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp, toàn bộ những tinh túy kiến trúc “Nội công ngoại quốc” của ngôi chùa dựng vào thời Hậu Lê đã bị phá hủy hoàn toàn, pho tượng Phật thì bị gãy phần đầu, phần thân nham nhở đầy những vết đạn. 

tuong-a-di-da-chua-phat-tich-3

May mắn rằng một người dân làng lúc bấy giờ đã giữ lại phần đầu của pho tượng, mãi đến khi đất nước giải phóng, cụ đã mang phần đầu pho tượng trở về với thân tượng. Cho đến nay, vật có giá trị nhất mà vẫn còn được lưu giữ lại từ thời Lý chính là pho tượng Phật A Di Đà với biệt danh “Pho tượng Phật xưa nhất được xác định niên đại”. Sau này, trải qua các bản phục chế, pho tượng vẫn không thể giữ được nguyên vẹn hình dáng ban đầu.

Đặc điểm cấu trúc và ý nghĩa của tượng A Di Đà chùa Phật Tích thời Lý

Miêu tả hình dáng tượng Phật

Tượng A Di Đà

Vẻ mặt của pho tượng thể hiện nội tâm cân bằng giữa động và tĩnh. Với khuôn mặt được tạc theo hình trái xoan, mắt hé mở, tóc xoăn, tai dài, dái tai tròn mọng, cổ cao ba ngấn. Hình dáng tượng được thể hiện với vai rộng, thân dỏng, thế ngồi hơi rướn về phía trước trong tư thế ngồi kiết già. Đầu tượng có Nhục kế (hay còn gọi là Ushnisha), búi tóc dạng bát úp nổi cao. Hai bên má Người là sự đầy đặn toát lên vẻ phúc hậu, nhân ái. Sống mũi thẳng, nảy nở, thể hiện cho một sự bao dung rộng lượng.

Thân Phật mặc áo pháp rộng rãi, cách điệu kiểu lá sen, những nếp áo mảnh đồng thời cũng là gân lá sen, bàn tay trái đặt lên lòng bàn tay phải, tựa nhẹ đan điền tạo nên vẻ đẹp uyển chuyển. Thân Phật và đầu tượng được tạo hình cân đối theo sát tỷ lệ "tọa tứ lập thất" (đầu chiếm 1/4 thân ngồi và chiếm 1/7 thân đứng). Pho tượng toát lên một nét đẹp nữ tính đầy tính viên mãn và sự huyền bí. Bên cạnh đó, vẻ đẹp của thân tượng còn có những nét tương đồng với phong cách tạc tượng của người Champa lúc đương thời.

tuong-a-di-da-chua-phat-tich-4

Phần bệ đá tòa sen của pho tượng 

Bệ đá hoa sen là một đóa hoa nở rộ với hai tầng cánh. Mỗi cánh lại được tạc theo kiểu rồng cuốn. Tầng trên bệ đá được tạc theo lối đục nông, mỏng, trái lại  bệ bát giác được trang trí phủ kín bề mặt, với phong cách chạm nổi. Ở hai mặt bên của cả 2 tầng đều được thiết kế theo lối hình rồng nối đuôi nhau, trên một dây mây lửa.

Bên dưới tòa sen là một con sư tử đội lên, tượng trưng cho Phật lực quy phục được cả mãnh thú. Chân bệ được tạo bởi một khối hình chóp, được cắt thành bốn bậc, có bình đồ hình bát giác. Tượng được tạc bằng đá xanh nguyên khối, có kích thước tương đối lớn, pho tượng cao 1,86m, thêm phần bệ thì đạt 2,69 m.  

Giá trị văn hóa của tượng A Di Đà chùa Phật Tích

Vẻ đẹp của thân tượng có những nét tương đồng với phong cách tạo tượng Champa đương thời với tướng thanh thoát, bờ vai nở, bụng thon mềm mại. Dù pho tượng là sản phẩm của sự tiếp thu những nét tạo hình của điêu khắc thời Đường (Trung Quốc) và Champa nhưng về cách thức mặc vận Pháp y, chi tiết nút thắt áo (lớp trong) ở phần bụng và phía sau lưng của pho tượng thì vẫn là nét tạo hình đặc trưng của điêu khắc Đại Việt. Nếu so với tượng Phật đương đại thời nhà Đường bên Trung Hoa thì tượng Phật Trung Hoa vạm vỡ hơn, trong khi đó tượng Phật thời Lý lại có dáng thanh thoát, thon gọn. 

Tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích không chỉ đóng vai trò là một hiện vật của tôn giáo mang ý nghĩa lịch sử quan trọng mà đó còn là một tuyệt tác trong điêu khắc tượng tại Việt Nam với những giá trị về mặt tạo hình độc đáo. Đây chính là một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo, một chuẩn mực về điêu khắc tượng tại Việt Nam từ xưa cho đến nay. 

tuong-a-di-da-chua-phat-tich-5

Theo nhà nghiên cứu Thái Bá Vân: Tượng A Di Đà có tư cách đại diện cho một nền nghệ thuật lớn, nền nghệ thuật Phật giáo thời Lý. Bức tượng đã đạt tới độ chín của một phong cách. Độ chín, sự cổ điển của Bảo vật quốc gia này được thể hiện qua đường viền trong trẻo, khớp kín, như không biết chỗ bắt đầu và chỗ kết thúc. Đường viền ấy gợi được khái niệm luân hồi trong biểu tượng và tạo được cái bóng hình trọn vẹn, yên ổn nơi cảm giác. “Đứng ở điểm nào cũng có thể ôm choán được khối hình toàn thể. Đó là chỉ tiêu của mọi nền điêu khắc cổ điển trên thế giới”.

Hy vọng thông qua bài viết của Buddhist Art quý Phật tử đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về tượng Phật A Di Đà - bảo vệ quốc gia tại chùa Phật Tích. Nếu Quý Phật tử có mong muốn tìm hiểu thêm về Phật giáo cũng như tìm kiếm một nơi lưu giữ nét văn hóa Phật giáo và linh hồn Việt hãy ghé đến Trung tâm sáng tác mỹ thuật Phật Giáo Buddhist Art. Chúng tôi tự hào là cơ sở điêu khắc tượng Phật đẹp nhất, chất lượng nhất với đội ngũ điêu khắc gia uy tín, chuyên nghiệp nhất.

Bài viết liên quan

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Dưới đây là top 100 hình Phật, ảnh Phật đẹp nhất với chất lượng cao có thể tải về làm hình nền, hình đại diện, hình video... mà Buddhist Art đã thiết kế khá tỷ mỷ muốn chia sẻ cho cộng đồng.

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Công Ty TNHH Buddhist Art đã hoàn thành dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên đất sét. Và sẽ hoàn thành trên chất liệu composite, sau đó có thể chuyển sang các chất liệu phổ biến khác như đồng, đá, xi măng, gỗ....

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Xin chào và rất cảm ơn bạn đã ghé thăm trang web của công ty TNHH Buddhist Art và cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp về tượng Phật Thích Ca. Buddhist Art với kho hình nền Đức Phật Thích Ca đa dạng và được thực hiện tỉ mỉ, rất mong được sự đón nhận của quý Phật Tử, Sư Thầy, Sư Cô.

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau, có phải là cùng 1 vị Phật không? Làm sao để phân biệt được tượng Phật Thích Ca và tượng Phật A Di Đà để khỏi nhầm lẫn, phật a di đà có thật không? Hãy cùng BUDDHIST ART tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Đức Phật A Di Đà (Adida) hay còn được gọi là Amida là vị Phật xuất hiện trong Phật Giáo và được tôn kính, thờ Phụng phổ biến. Hãy cùng Buddhist Art tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật thích ca mâu ni là ai và tiểu sử cuộc đời của ngài như thế nào? tất cả điều này sẽ được chúng tôi làm rõ ngay trong bài viết này cho các bạn nhé