Tìm hiểu về Cõi Tịnh độ

Kết quả 0.0/5 (0 đánh giá)

Tịnh độ tông là một pháp môn được dựa trên đại nguyện ban đầu của Đức Phật A Di Đà mà thành. Vậy pháp môn đó là gì? Cõi Tịnh độ mà chúng ta vẫn hay được nghe rốt cuộc là nằm ở đâu? Bài viết sau đây mà Buddhist Art cung cấp sẽ giúp quý vị trả lời được những thắc mắc của mình.

1.Cõi Tịnh độ là gì?

Tịnh độ được xem là cõi "hoá thân" của thế giới hoàn toàn thanh tịnh và an vui. Đây chính là cõi mà bất kỳ người tu hành nào cũng muốn được tái sinh. Tịnh độ là nơi không có phiền não hay khổ đau, được hình thành dựa trên hạnh nguyện của Đức Phật. Bằng bốn năng lực “Từ, Bi, Hỷ, Xả” đi cùng với nhân duyên thù thắng cũng như quả vị viên mãn mà tạo lập nên được cõi này, để tiếp dẫn chúng sinh vãng sanh về nơi đây tu tập. Theo Phật học thì tất cả các cõi Phật đều được xem là cõi tịnh độ, nhưng thuật ngữ tịnh độ thường được dùng để chỉ cõi của Phật A Di Đà.

coi-tinh-do-1

Ảnh: Cõi Tịnh Độ

Tuy nhiên, để đạt được cõi này, hành giả không phải chỉ trau dồi thiện nghiệp, công đức phước lành mà còn phải nguyện cầu cho chư Phật của các cõi đó cứu độ được tái sinh. Nhân gian vẫn lưu truyền Tịnh độ là  nơi có vị trí địa lý nhất định. Thế nhưng, Tịnh độ lại là một dạng của tâm thức giác ngộ. Bởi lẽ thế giới này vốn là ảo kể cả Ta Bà, do đó thế giới này sẽ không bị ô nhiễm và những phương hướng như Đông, Tây, Nam, Bắc thì chỉ có tính chất hình tượng.

Ngoài ra, theo Phật pháp Đại thừa, mỗi vị Phật chính là một cõi Tịnh độ. Trong mỗi một thế giới đều sẽ có hằng hà sa số chư Phật. Do đó cũng sẽ có hằng hà sa số cõi Tịnh độ.

2.Tịnh độ tông là gì?

Tịnh độ tông còn có tên gọi khác là Tịnh thổ tông. Hay đôi khi còn được gọi là Liên tông. Đây là một pháp môn quyền khai, tu hành của Phật giáo. Người tu hành sẽ dựa vào tha lực để đến được bờ giác ngộ. Quý vị có thể hiểu đơn giản, Phật tử nỗ lực tu hành, muốn đến được bến bờ giác ngộ thì phải bơi qua đại dương mênh mông. Người bơi qua đại dương bằng thực lực của chính mình, dám đương đầu khó khăn, nỗi sợ, nguy hiểm nhưng vẫn vượt qua thì sẽ được chứng vào cõi này.

coi-tinh-do-2

Tịnh độ tông là gì?

Trường phái này được lưu hành rộng rãi ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Trường phái này do Cao tăng Trung Quốc là Huệ Viễn (334-416) sáng lập và được thiền sư Pháp Nhiên phát triển tại Nhật.

Mục đích của Tịnh độ tông chính là tu học với mục đích cầu nguyện được tái sinh tại Tây phương Cực lạc Tịnh độ của Đức Phật A Di Đà.

3.Tìm hiểu về Phật giáo Tịnh độ tông

3.1.Những kinh điển của Pháp môn Tịnh độ tông

Phật giáo Tịnh độ tông cũng có những kinh điển riêng bao gồm những kinh luận như sau:

  1. Kinh Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác gồm 2 quyển.
  2. Kinh Đại Phật A Di Đà gồm 2 quyển.
  3. Kinh Vô Lượng Thọ gồm 2 quyển.
  4. Kinh Quán Vô Lượng Thọ gồm 2 quyển.
  5. Kinh Phật Thuyết A Di Đà gồm 1 quyển.
  6. Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ gồm 1 quyển.
  7. Kinh Cổ Âm Thanh Tán Đà La Ni gồm 1 quyển.
  8. Tịnh Độ Vãng Sanh luận do Bồ tát Thế thân trước tác.

Tuy nhiên, kinh luận chủ yếu và quan trọng nhất của Tịnh độ tông chính là Vô Thọ kinh, Phật Thuyết A Di Đà kinh, Quán Vô Lượng Thọ kinh và Tịnh Độ Vãng Sanh Luận.

coi-tinh-do-3

Tìm hiểu về phật giáo tịnh độ tông

3.2.Phật giáo có bao nhiêu cõi Tịnh độ?

Thông thường khi nghe đến Tịnh độ, quý Phật tử thường sẽ liên tưởng đến cảnh giới Tây phương Tịnh Độ, nơi mà có Đức A Di Đà và chư Thánh chúng. Nhưng theo Phật giáo Đại thừa thì có đến mười phương Tịnh độ và mười phương chư Phật. Tuy nhiên, sẽ có 4 cõi Tịnh độ kinh điển là: Tịnh độ Di Lặc, Tịnh độ Dược Sư, Tịnh độ A Súc Phật và Tịnh độ A Di Đà.

  • Di Lặc Tịnh Độ: Đây là cõi Tịnh độ của Đức Phật Di Lặc. Ngài là vị Phật tương lai của thế giới loài người, hiện Ngài đang ở cõi trời Đâu Suất. Ngài là người sáng lập ra trường phái Duy thức học của Phật giáo. 
  • Dược Sư Tịnh Độ: Đây là cõi của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. Khi Ngài còn là Bồ Tát đã phát mười hai lời nguyện để cứu khổ chúng sinh. Những chúng sinh đang bệnh tật, khổ đau hay gặp hoạn nạn chỉ cần biết niệm danh hiệu của Ngài thì sẽ được Ngài phù hộ cho tai qua nạn khỏi, đời sống an ổn. Vì lẽ đó mà các Phật tử thường trì tụng kinh Dược Sư để cầu an, giải khổ. 
  • A Súc Phật Tịnh Độ: Cõi này được nhắc đến trong kinh Duy Ma Cật. Cõi Tịnh độ theo nghĩa này chính là pháp tu thực tiễn, được tông phái Phật giáo Đại Thừa chú trọng. Tư tưởng này tương ứng với tư tưởng Bát Nhã. Đề cao việc hành Bồ tát hạnh và kiến lập Tịnh độ ngay tại tâm. Duy Ma Cật Kinh đã nhấn mạnh việc thanh tịnh hóa thân tâm tức là tịnh độ cõi Phật
  • Tây Phương Tịnh Độ: Đây còn được gọi là Cực lạc thế giới, An dưỡng, Lạc bang v.v… Đức A Di Đà là chính báo còn cảnh Tây phương cực lạc là y báo. Nếu chúng sinh chuyên tâm niệm danh hiệu của Ngài, tăng cường tu tập thiện pháp thì đến lúc lâm chung sẽ được vãng sinh về Tây phương Tịnh Độ. Đức Phật khuyên chúng ta rằng phải tự mình nỗ lực bằng chính bản thân mới tiếp nhận được năng lực của Ngài. Bên cạnh đó, niệm Phật còn có thể phát sinh công đức, giúp tiêu trừ vọng nghiệp và thành tựu thiền định.

3.3.Một số đặc điểm của Phật giáo Tịnh độ tông

Tu Tịnh độ là việc tu lấy niềm tin làm trọng. Người tu Tịnh độ phải là người có đủ Tín Hạnh Nguyện. Với tín là lòng tin, tin về cõi Cực Lạc, tin về công đức bản thân sẽ nhận khi niệm Phật. Từ tin đó sẽ chuyển sang khởi hành, ngày đêm chăm chỉ niệm Phật, gọi là Hạnh. Niệm Phật không thì chưa đủ, phải phát nguyện được sanh về cõi Cực Lạc. Có như vậy mới đủ Tín Hạnh Nguyện.

coi-tinh-do-4

Đặc điểm của Phật giáo tịnh độ tông

Kinh sách ghi lại Cực Lạc tọa lạc ở phương Tây, cách cõi Ta Bà năm mười muôn ức thế giới. Do đó, nếu Phật không đến đón thì Phật tử sẽ không biết đường đâu mà đi? Vì thế, Phật tử phải niệm Phật và nguyện Phật đón tiếp bản thân, khi nhắm mắt sẽ được về cõi Cực lạc. 

Đến nay Phật giáo Tịnh Độ tông đã được phát triển khắp đất nước. Càng ngày càng nhiều khóa tu Phật thất và khóa tu xuất hiện làm phát triển Pháp môn Tịnh Độ.Kinh văn nói rõ ràng rằng: “…người mê niệm Phật hy vọng vãng sanh Tây phương, người ngộ chỉ thanh tịnh tâm mình”, cho nên Phật nói: “Tùy tâm mình tịnh, là Phật độ tịnh”. Kinh Tịnh Danh nói: “Chơn tâm là đạo tràng, chơn tâm là Tịnh độ”.

Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin liên quan đến cõi Tịnh độ cũng như Phật giáo Tịnh độ tông. Với châm ngôn "Muốn tạc tượng Phật trong lòng phải có Phật", Trung tâm sáng tác mỹ thuật Phật giáo Buddhist Art tự hào là cơ sở điêu khắc mang nét văn hóa và linh hồn Việt. Hy vọng thông qua bài viết này Trung tâm sáng tác mỹ thuật Phật giáo Buddhist Art đã giúp quý vị trả lời các câu hỏi về Cõi Tịnh độ.

Xem thêm: Kinh Phật là gì? Đọc kinh phật như thế nào là đúng?

Bài viết liên quan

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Dưới đây là top 100 hình Phật, ảnh Phật đẹp nhất với chất lượng cao có thể tải về làm hình nền, hình đại diện, hình video... mà Buddhist Art đã thiết kế khá tỷ mỷ muốn chia sẻ cho cộng đồng.

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Công Ty TNHH Buddhist Art đã hoàn thành dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên đất sét. Và sẽ hoàn thành trên chất liệu composite, sau đó có thể chuyển sang các chất liệu phổ biến khác như đồng, đá, xi măng, gỗ....

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Xin chào và rất cảm ơn bạn đã ghé thăm trang web của công ty TNHH Buddhist Art và cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp về tượng Phật Thích Ca. Buddhist Art với kho hình nền Đức Phật Thích Ca đa dạng và được thực hiện tỉ mỉ, rất mong được sự đón nhận của quý Phật Tử, Sư Thầy, Sư Cô.

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau, có phải là cùng 1 vị Phật không? Làm sao để phân biệt được tượng Phật Thích Ca và tượng Phật A Di Đà để khỏi nhầm lẫn, phật a di đà có thật không? Hãy cùng BUDDHIST ART tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Đức Phật A Di Đà (Adida) hay còn được gọi là Amida là vị Phật xuất hiện trong Phật Giáo và được tôn kính, thờ Phụng phổ biến. Hãy cùng Buddhist Art tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật thích ca mâu ni là ai và tiểu sử cuộc đời của ngài như thế nào? tất cả điều này sẽ được chúng tôi làm rõ ngay trong bài viết này cho các bạn nhé