Những điều cần biết về cúng dường trong đạo Phật

Kết quả 5.0/5 (90 đánh giá)

Chúng ta thường nghe về cúng dường trong đạo Phật nhưng không phải ai cũng thật sự am hiểu hết về cúng dường là gì. Để hiểu đúng về ý nghĩa của từ này, chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung dưới đây.

Cúng dường là gì?

Cúng dường hiểu theo nghĩa đen là cung cấp, dưỡng nuôi những bậc tôn kính như ông bà, cha mẹ, những người có công truyền giảng đạo lý đúng đắn và những điều hay lẽ phải như ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng.

Cha mẹ, là những đấng sinh thành, cho ta sự sống, nuôi ta khôn lớn nên ta phải có trách nhiệm yêu quý và phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già, bệnh tật, ốm đau. 

Còn cúng dường dành cho Tam Bảo (Phật, Pháp, Tặng) là hành động để nuôi dưỡng Tam Bảo được trường tồn làm lợi ích cho chúng sinh. 

cung-duong-1

Tìm hiểu cúng dường là gì?

Ý nghĩa của cúng dường trong Phật giáo

Như đã được đề cập ở trên, cúng dường trong Phật Giáo chính là cúng dường Tam Bảo. Tam Bảo gồm có Phật Pháp Tăng. Cúng dường cho Tam Bảo là hành động góp phần duy trì ngôi Tam bảo được tồn tại để tiếp tục giáo hóa chúng sanh. Bên cạnh đó, phát triển ngôi Tam bảo cho phù hợp với thời đại mới, không bị mai một, lạc hậu. Và bảo vệ Tam bảo khỏi những thế lực quấy phá, mưu hại.

Các cách cúng dường Tam Bảo

Cúng dường Tam bảo gồm có: Cúng dường Phật bảo, Cúng dường Pháp bảo, Cúng dường Tăng bảo.

 Cúng dường Phật bảo

Phật tuy rằng đã nhập diệt nhưng việc cúng dường chư Phật là việc làm thể hiện sự tôn kính đối với Ngài. Cúng dường những món đồ ăn thức uống để hình dung đức Phật vẫn còn sống và dạy dỗ chúng ta tu học. 

Đồ cúng dường không nhất thiết phải bày biện hoang phí. Những món cúng Phật đúng nghĩa có thể kể đến như: 

  • Hương thơm
  • Đèn sáng 
  • Hoa tươi
  • Trái cây
  • Nước trong
  • Đôi khi thêm cơm trắng là đủ.

Có thể cúng dường đức Phật 5 món diệu hương như là:

  • Giới hương: Để trở thành người con của Phật chúng ta cần giữ gìn 5 giới cấm
  • Định hương: Tập cho tâm hồn mình định tĩnh thì đó là con Phật
  • Huệ hương: Học hỏi giáo pháp của Phật, suy xét nghiền ngẫm và quyết tâm thực hành.
  • Giải thoát hương: phá trừ ngã chấp, luôn quán vô ngã, tứ đại là không, nghiệp thức phân biệt cũng là không.
  • Giải thoát tri kiến hương: phá trừ luôn pháp chấp, không thấy đất, nước, gió, lửa là thật, vui buồn, sướng khổ là thật.

Cúng dường Pháp bảo

Trước khi cúng dường Pháp bảo, trước hết quý vị phải nghiên cứu và học tập theo giáo pháp của Đức Phật để hiểu rõ hơn sự cao quý của giáo pháp ấy. Sau đó, nếu quý vị có trình độ học thức thì nên diễn giảng giáo pháp cho mọi người cùng am hiểu. Hoặc nếu có năng lực cao về tài chính, có thể xuất tiền ấn tông kinh điển, phổ biến ra nhiều nơi. 

cung-duong-2

Cách cúng dường trong Phật Giáo

Cúng dường Tăng bảo

Tăng ni là những vị thay thế Đức Phật truyền giảng giáo pháp cho chúng ta. vì thế chúng ta phải cung cấp và nuôi dưỡng các chư Tăng. Đồng thời, cần phải thành kính trân trọng tuyệt đối khi cúng dường. Quý vị càng không nên phân biệt vị Tăng ở chùa nào, xứ nào cả; vị nào ở trong hàng ngũ Tăng đoàn thì chúng ta cứ cúng dường.

Khi cúng dường, quý vị nên chọn những món cần thiết cho đời sống tu học của chư Tăng. Không nên chiều theo những sở thích riêng tư của vị tăng nào đó mà cúng dường những món không đúng chánh pháp, như vậy người cúng cũng không có phước báu mà người thọ nhận cũng mang tội.

Cách cúng dường tại nhà

Nhà mỗi người Phật tử thường có một bàn thờ để thờ Phật, các vị bồ tát, bên cạnh đó là ông bà. Cúng dường tại nhà bằng cách thường xuyên để ý chăm sóc bàn thờ với hoa quả tươi, nước sạch, lau dọn khu vực thờ sạch sẽ, hương đèn đầy đủ. Đó là cách thể hiện sự tôn kính đối với Đức Phật.

Vật phẩm cúng dường Phật

Vật phẩm cúng dường Phật thường là tùy tâm, nhưng tuyệt đối không được qua loa đại khái. Đặc biệt, quý vị cần phải chọn những gì tốt nhất đẹp nhất và đầy đủ nhất để cúng dường. Chẳng hạn như trái cây thì đừng mang cúng loại trái cây đã hỏng chính mình chê không ăn mà cúng dường Phật. Như vậy là phạm vào tội bất kính, vô tình quý vị còn gieo nhiều ác nghiệp. 

Bố thí cúng dường có ý nghĩa gì?

Bố thí trong Phật giáo mang một ý nghĩa rất khác, không phải kiểu bố thí của thế gian “một người có điều kiện ra ân thí cho kẻ nghèo cùng khốn khổ’. Bố thí trong Phật giáo có nghĩa là đáp lại vô điều kiện và không lưỡng lực đối với sự cầu xin của bất kỳ ai, trên mình hay dưới mình, khổ hơn mình hoặc sướng hơn mình. Hễ có xin là có cho, và đã xin gì là cho nấy thì gọi là bố thí. 

cung-duong-3

Bố thí cúng dường có ý nghĩa gì

Bố thí là nền tảng hay cơ sở cho con đường thành Phật. Bố thí cũng là cách để cho bản thân được hưởng sự giải thoát. mang lại sự an lạc trong tâm hồn. 

Tóm lại, cúng dường và bố thí đều là những việc làm quan trọng mà mỗi người Phật Tử cần phải am hiểu để tu hành ngày càng đắc đạo. Lòng thành nào cũng sẽ được đổi lại bằng những giá trị mà ngay khi chính quý vị không để ý tới, lại trở nên vô cùng phước báu. Vì thế, quý vị hãy cúng dường và bố thí nhiều hơn!

Bài viết cùng chuyên mục

Bài viết liên quan

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Dưới đây là top 100 hình Phật, ảnh Phật đẹp nhất với chất lượng cao có thể tải về làm hình nền, hình đại diện, hình video... mà Buddhist Art đã thiết kế khá tỷ mỷ muốn chia sẻ cho cộng đồng.

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Công Ty TNHH Buddhist Art đã hoàn thành dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên đất sét. Và sẽ hoàn thành trên chất liệu composite, sau đó có thể chuyển sang các chất liệu phổ biến khác như đồng, đá, xi măng, gỗ....

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Xin chào và rất cảm ơn bạn đã ghé thăm trang web của công ty TNHH Buddhist Art và cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp về tượng Phật Thích Ca. Buddhist Art với kho hình nền Đức Phật Thích Ca đa dạng và được thực hiện tỉ mỉ, rất mong được sự đón nhận của quý Phật Tử, Sư Thầy, Sư Cô.

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau, có phải là cùng 1 vị Phật không? Làm sao để phân biệt được tượng Phật Thích Ca và tượng Phật A Di Đà để khỏi nhầm lẫn, phật a di đà có thật không? Hãy cùng BUDDHIST ART tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Đức Phật A Di Đà (Adida) hay còn được gọi là Amida là vị Phật xuất hiện trong Phật Giáo và được tôn kính, thờ Phụng phổ biến. Hãy cùng Buddhist Art tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật thích ca mâu ni là ai và tiểu sử cuộc đời của ngài như thế nào? tất cả điều này sẽ được chúng tôi làm rõ ngay trong bài viết này cho các bạn nhé