Tìm hiểu kinh cầu siêu

Kết quả 0.0/5 (0 đánh giá)

Kinh cầu siêu là một nghi thức quan trọng của nhà Phật, khi con người rời khỏi cõi tạm thế gian, gia đình mong linh hồn của họ được thanh thản siêu thoát nơi miền cực lạc nên đã làm lễ cầu siêu. Nguồn gốc của lễ cầu siêu từ đâu? Và cách tụng kinh cầu siêu của nhà Phật như thế nào? Kính mời các Phật tử chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Tìm hiểu kinh cầu siêu

 Kinh cầu siêu là hoạt động khấn cầu thành tâm để mong tìm đến những ý nghĩ tốt đẹp, mong muốn người mất sẽ sớm được siêu thoát, được nhẹ nhàng rời khỏi thế gian. Với những gia đình có ý định nương nhờ tro cốt của người đã mất về với cửa Phật với mong muốn linh hồn người đã khuất sớm đi đầu thai. Các bài kinh thường được tụng là kinh Địa Tạng, kinh A Di Đà hoặc là kinh Vu Lan.

kinh-cau-sieu-2

Mỗi một bài kinh cầu siêu có những mục đích khác nhau. Bài kinh cầu siêu cho người chết là cách để cho vong linh được khai tâm và theo đó chú tâm niệm Phật, vãng sinh. Phỏng theo phật học Bắc tông đọc kinh Địa Tạng nhằm tưởng nhớ lại đức hiếu thảo của vị Bồ Tát này. Nếu đọc kinh cầu siêu Vu Lan thì sẽ được học ngài Mục Kiền Liên bởi ngài là tấm gương sáng của đạo hiếu thế gian.

Nhiều phật tử sẽ tự hỏi: tại sao phải cầu siêu? Xin thưa rằng chúng sinh trong sáu cõi đều tuân theo quy luật của tự nhiên: sinh, lão, bệnh, tử. Tuy nhiên, cái chết không phải là hết, mà chỉ là sự luân hồi giữa cõi sống này và cõi tiếp theo. Chúng ta có hai phần là thể xác và phần tâm linh hay còn gọi là phần tâm thức. Nhờ phần tâm linh mà chúng ta biết suy nghĩ, nói cười biết hỉ, nộ, ái, ố. Khi chết đi, phần tâm linh sẽ rời khỏi phần thể chất, mà dân gian vẫn quen gọi là phần hồn sẽ không bao giờ mất. Khi rời bỏ xác thân, theo quy luật và tùy vào nghiệp lực mà phần hồn sẽ bị đưa đẩy trôi lăn trong sáu đạo luân hồi theo kinh điển của nhà Phật.

Nguồn gốc của nghi thức cầu siêu

Hễ là người Phật tử đều đã nghe về gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên. Trong Kinh có kể rằng, vì muốn báo hiếu cho cha mẹ, Bồ Tát Mục Kiền Liên đã dùng thần thông để soi khắp các cõi Trời rồi soi cả khắp các tầng địa ngục để tìm cha mẹ mình. Nhờ có thần thông ứng hiện mà Ngài biết mẹ mình đang đọa lạc rất khổ sở. Vì vậy nên Ngài đến cầu xin Đức Phật tìm cách giúp Ngài cứu mẹ thoát khỏi đọa đày. Đức Phật thấy Bồ Tát hiếu hạnh thảo hiền dạy rằng, nhân lúc chư Tăng sau ba tháng an cư, tinh tiến tu tập ba phần: giới, định, tuệ, tích lũy đầy đủ các công đức, lúc này nên cúng dường với tâm bình đẳng và thanh tịnh để chư Tăng chú nguyện vào phẩm vật cúng dường, Đức Mục Kiền Liên nghe lời dạy luôn làm theo lời Phật và cứu được mẹ thoát chốn địa ngục.

kinh-cau-sieu-1

Cũng bắt đầu từ đó nghi thức cầu siêu được phổ biến rộng khắp. Nghi thức này mang theo lòng hiếu thảo của con cháu, sự thành tâm mong cầu người đã khuất siêu thoát nơi miền cực lạc. Các Phật tử có tấm lòng hiếu thảo, noi theo tấm gương Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát và lời chỉ dạy của Đức Phật để có thể nguyện cầu cứu khổ cho ông bà cha mẹ, cửu huyền thất tổ của mình từ nhiều đời nhiều kiếp. Có biết rằng những người lúc sống biết tu tập công đức thì được sinh về cõi Tịnh Độ, nếu làm nhiều việc thiện tạo phúc đức thì sinh lên cõi Trời. Còn nếu lúc sống phạm nghiệp sát sinh, vọng ngữ, uống rượu, trộm cắp, làm điều gian ác thì khó có thể tránh khỏi đọa vào các cõi địa ngục.

Chia sẻ tụng kinh cầu siêu tại nhà các Phật tử

 Thiện căn ở tại lòng ta, ở chính lương tâm của ta mà ra. Bởi vậy, trước tiên khi tiến hành nghi lễ các Phật tử hãy đặt tâm mình lên trước, một lòng thành kính nguyện cầu. Một lòng sám hối tội lỗi, là chúng sinh, khó tránh khỏi lỗi lầm, hãy thành tâm sám hối để đi theo ánh sáng của Phật pháp để lòng thanh thản, nhẹ nhàng.

 Ngoài ra, các Phật tử còn có thể chuẩn bị đồ lễ vật để cúng dường: hương, đăng, hoa, quả, … để cúng dường. Nhưng luôn hãy nhớ là tâm thành thì việc mới thành. Mọi thứ cần tinh sạch, ngay ngắn. Có thể nhà gia chủ không mâm cao cỗ đầy nhưng có tấm lòng thành kính cùng sự tận tâm chuẩn bị chu đáo để dâng lên Trời Phật là một điều đáng quý nhất.

kinh-cau-sieu-3

 Sau đó quý Phật tử cũng dùng chính tâm thành của mình để chuyên tâm trì tụng kinh. Việc trì tụng, đọc kinh không những giúp cho thân tâm an lạc mà còn làm tăng phước độ, cả kẻ còn người mất đều có lợi. Hãy nhớ lúc lúc trì tụng một lòng nhập tâm và cố gắng tập trung không vẩn vơ những chuyện khác để lòng nhẹ nhõm chuyên tâm cầu siêu.

 Nhân vô thập toàn, nhưng chúng ta có thể lựa chọn cách sống, hãy cứ sống tốt, thiện tâm, thành kính ắt thanh thản và bình yên, hồi hướng những điều tốt đẹp cho người thân yêu của mình.

Tìm hiểu thêm: https://buddhistart.vn/nam-mo-thay-tuong-phat/

Bài viết liên quan

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Dưới đây là top 100 hình Phật, ảnh Phật đẹp nhất với chất lượng cao có thể tải về làm hình nền, hình đại diện, hình video... mà Buddhist Art đã thiết kế khá tỷ mỷ muốn chia sẻ cho cộng đồng.

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Công Ty TNHH Buddhist Art đã hoàn thành dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên đất sét. Và sẽ hoàn thành trên chất liệu composite, sau đó có thể chuyển sang các chất liệu phổ biến khác như đồng, đá, xi măng, gỗ....

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Xin chào và rất cảm ơn bạn đã ghé thăm trang web của công ty TNHH Buddhist Art và cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp về tượng Phật Thích Ca. Buddhist Art với kho hình nền Đức Phật Thích Ca đa dạng và được thực hiện tỉ mỉ, rất mong được sự đón nhận của quý Phật Tử, Sư Thầy, Sư Cô.

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau, có phải là cùng 1 vị Phật không? Làm sao để phân biệt được tượng Phật Thích Ca và tượng Phật A Di Đà để khỏi nhầm lẫn, phật a di đà có thật không? Hãy cùng BUDDHIST ART tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Đức Phật A Di Đà (Adida) hay còn được gọi là Amida là vị Phật xuất hiện trong Phật Giáo và được tôn kính, thờ Phụng phổ biến. Hãy cùng Buddhist Art tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật thích ca mâu ni là ai và tiểu sử cuộc đời của ngài như thế nào? tất cả điều này sẽ được chúng tôi làm rõ ngay trong bài viết này cho các bạn nhé