Tìm hiểu về Phật pháp

Kết quả 0.0/5 (0 đánh giá)

Chắc hẳn mỗi người trong chúng ta đều đã từng nghe qua Phật Pháp. Thế nhưng liệu mọi người có biết Phật Pháp là gì? Làm thế nào để ta có thể nghe hiểu Phật Pháp? Không để quý vị chờ lâu, mời quý vị theo chân chúng tôi để tìm hiểu rõ hơn về Phật Pháp thông qua bài viết dưới đây.

Phật Pháp là gì?

Phật pháp được hiểu là những lời giáo huấn của Đức Phật. Là hệ thống triết lý sống dựa trên nền tảng trí tuệ, sự chứng kiến và giác ngộ của Đức Phật mà tạo thành. Giúp con người hướng đến hạnh phúc bền vững, thoát khỏi những khổ đau và sớm được giác ngộ giống như Ngài.

Quý Phật tử có thể hiểu đơn giản Phật pháp chính là những điều mà Đức Phật chứng kiến được, nhìn được, thấy được, là chân lý của cuộc sống. Và rồi, Ngài mang những điều ấy truyền giảng lại cho chúng sinh. Tùy thuộc vào trình độ mỗi người mà được hiểu theo một nghĩa khác nhau. Phật chỉ ra rằng: Chân Lý có phổ biến, chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối.

phat-phap-1

Một số người chưa tin tưởng, chưa tìm hiểu kỹ về Đạo Phật đã vội phán xét Đạo Phật là mê tín dị đoan. Thế nhưng Đạo Phật không là như vậy. Bởi lẽ, Đức Phật là bậc cao tăng đã giác ngộ. Phật Pháp ra đời khi Đức Phật giác ngộ và chứng kiến mọi sự thật và Ngài mang sự chứng kiến là thấy được, nhìn được ấy truyền đạt lại cho chúng sinh. Đức Phật không suy luận rồi nói mà Ngài chân chính thấy được cái gì, nhận được cái gì thì mới nói. Đức Phật nói rằng: "Ta thấy chúng sanh sanh tử luân hồi như người ngồi trên tầng lầu cao nhìn xuống ngã tư đường thấy kẻ đi bên đông, người đi bên tây, thấy rõ ràng".

Ý nghĩa của Phật Pháp

Thông thường mọi người thường nhắc đến Phật Pháp như một lời dạy của Đức Phật hay lời giảng của các vị cao tăng. Tuy nhiên, mọi việc xảy ra xung quanh bản thân đều chính là Pháp của Phật. Hay đơn giản, tất cả các Pháp đều là Phật Pháp. Điều này nói lên rằng những ý nghĩa sâu sắc của Phật giáo thì chỉ có những Phật tử nào học và có nền tảng vững chắc về Phật Pháp thì mới đủ khả năng nhận thức được toàn bộ ý nghĩa sâu xa của câu nói này.

Ba pháp ấn của đạo Phật đối với vạn vật trong vũ trụ:

  • Pháp ấn thứ nhất - “Muôn vật luôn biến đổi”: pháp ấn này ý muốn nói về sự thật đầu tiên luôn phổ biến và bao phủ khắp mọi nơi. Khi quý vị hiểu được pháp ấn thứ nhất thì dù quý vị có nhìn thấy bất cứ thứ gì thì quý vị cũng đều có thể nhận ra sự biến đổi vô thường của nó.
  • Pháp ấn thứ hai - “Vạn pháp nương nhau thành”: pháp ấn này ý muốn nói về việc vạn vật đều nương nhờ hay mượn vào cái khác để sống, có cái này thì mới có cái kia. Không có cái nào tách riêng nhau ra mà vẫn hình thành và tồn tại được. Chẳng hạn như hiện tại quý vị đều đang hít thở. Tuy nhiên, hít thở này chính là quý vị đang vay mượn không khí để duy trì sự sống. Như vậy, ngay trong chính hơi thở của bản thân mỗi người đều ẩn chứa Phật Pháp.
  • Pháp ấn thứ ba - “Tĩnh lặng vui bậc nhất”: pháp ấn này ý muốn nói về việc mỗi người đều đang sống một sống vô cùng an vui và hạnh phúc. Tĩnh là tỉnh sáng, lặng là lặng lẽ. Một cái tâm tĩnh và lặng sẽ là nơi trú ngụ an toàn cho những người tu tập đạo Phật.

phat-phap-2

Khi con người dần nhận ra bản chất của mọi vật, mọi việc thì dường như họ đã không còn muốn đuổi theo những ngũ dục lục trần nữa. Tất cả đều sẽ muốn dừng tâm mình lại, dừng ở một chỗ yên tĩnh. Mọi thứ cũng theo đó mà dần tĩnh lặng và trong sáng hơn. Một cái tâm sáng sẽ tựa như một tấm gương, soi được vạn vật. Khi quý vị dứt được những mê lầm, sầu não thì lúc này quý vị đã đạt tới cảnh giới giác ngộ an vui. Niềm vui lúc này đến từ tâm, không còn là những hỉ nộ ái ố thường nhật. Đây mới chính là niềm vui chân thật, niềm vui thật sự của người hành trì Phật pháp.

>>Xem thêm mẫu: Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni

Hành trì Phật Pháp là gì?

Phật Pháp ra đời để khắc phục các khuyết điểm và chứng ngộ cho những tiềm năng tích cực. Những khuyết điểm có thể là sự thiếu sáng suốt, sự mê lầm, không lối thoát. Lúc này, những tiêu cực ấy sẽ kéo con người làm ra những hành động, suy nghĩ bốc đồng. Còn với tiềm năng tích cực, Phật Pháp giúp con người thấu hiểu thực tại, đồng cảm với người khác và cải thiện chính bản thân mình.

Hành trì Phật Pháp có xuất phát điểm là sự tĩnh tâm và giữ vững chánh niệm. Đơn giản mà nói, mọi người luôn ghi nhớ cũng như ý thức được cách mà bản thân mình đang chuẩn bị hành động, biết được những lời bản thân mình sắp nói hoặc cách suy nghĩ khi bản thân chỉ có một mình.

Nếu có chánh niệm, nó sẽ giúp quý Phật tử phân biệt được phải trái đúng sai. Nó sẽ giúp quý vị trở nên quan tâm và cởi mở với người khác nhiều hơn. Giúp quý vị quán xuyến được nội tâm của chính mình. 

Mục tiêu quan trọng nhất của việc quán xuyến được nội tâm chính mình, có ý thức tự giác chính là giúp quý vị truy tìm đâu là nguyên nhân của những vấn đề. Đạo Phật giúp con người nhận diện được những nguyên nhân sâu xa hơn. Nhưng để làm được điều này, quý vị cần phải xem xét tâm mình, tập quán xuyến nội tâm, giữ một trạng thái tích cực.

Ví dụ, với những người bị căng thẳng, mệt mỏi trong công việc, lo âu, bất an với thực tại thì nguồn gốc vấn đề chính là sự ảnh hưởng bởi tinh thần và cảm xúc của bản thân. Cách tốt nhất để vượt qua nó là sống tĩnh tâm, tạo được sự bình đẳng trong cảm xúc, từ đó giúp khai thông, soi sáng trí óc.

Để phát triển cảm xúc thì quý Phật tử cần giữ chánh niệm về ba điều. Đó là ghi nhớ các pháp trị với sự phiền não và trong trường hợp cần thiết thì áp dụng chúng và duy trì ghi nhớ chúng. Để có thể ghi nhớ được hết những pháp trị, quý Phật tử cần:

  • Học hỏi về pháp đối trị.
  • Tư duy về pháp đối trị cho tới khi nào có thể thấu hiểu được đúng đắn nhất và biết cách áp dụng và có niềm tin vào sự hữu hiệu của chúng
  • Thực hành và áp dụng pháp đối trị vào thời thiền để có thể làm quen được với nó

phat-phap-3

Muốn có được sự lành mạnh về mặt cảm xúc thì con người cần phải trải qua quá trình dài có tìm hiểu, có thực hành, có tin tưởng, có nỗ lực. Và khi ta nếm được những hạnh phúc từ việc thực hành chánh niệm thì ta sẽ dễ dàng phát triển cũng như có động lực để học hỏi về hành trì Phật Pháp. Đức Phật trước khi thành Phật cũng đã trải qua cuộc sống và hành trình của một con người bình thường. Ngài cũng phải kênh qua những khó khăn và gian. Nhờ sự giác ngộ mà Ngài nhận ra được nhiều điều. Từ sức mạnh trong mọi sự việc, khả năng giữ bình tĩnh, chánh niệm cho đến khả năng khống chế cảm xúc của mình.

Hủy báng, báng bổ Phật Pháp sẽ nhận quả báo gì?

Bên cạnh những người thành tâm, một lòng hướng Phật vẫn có những người vẫn luôn cho rằng Phật Pháp là mê tín dị đoan. Họ hủy báng, báng bổ Phật Pháp. Vậy những người như vậy có phải chịu quả báo hay không?  Câu trả lời chắc chắn là có. Mời quý vị cùng theo chân chúng tôi tìm hiểu các trường hợp bị báo ứng khi báng bổ Phật Pháp.

Hình phạt Đường Tăng phải chịu trong truyền thuyết Tây Du Ký

Với Phật Pháp vạn vật chúng sinh đều bình đẳng như nhau. Bất cứ ai không kính trọng Phật Pháp thì đều nhận kết cục như nhau. Trong truyện Tây Du Ký ở hồi 100 Kính Hồi Đông Thổ, Ngũ Thánh Thành Chân có đoạn văn kể về việc 4 thầy trò Đường Tăng được Phật Như Lai thụ chức. Đường Tăng hay Kim Thiền Tử, vị đồ đệ thứ 2 của Phật Như Lai, vì không nghe giảng Pháp và khinh thường Phật Pháp mà đã bị phạt hạ xuống trần gian.

Khi Kim Thiền Tử đầu thai làm người thường tại Đông Thổ Đại Đường, ông đã bắt đầu hứng chịu những kiếp nạn. Vừa sinh ra đã bị truy sát, khi đầy tháng thì bị mẹ thả trôi sông, suýt chết đuối. Lớn lên một chút thì họ hàng báo oán. Sau khi tu luyện đi Tây Trúc thỉnh kinh thì phải trải qua nhiều kiếp nạn. Mỗi lần gặp nạn, chỉ cần tâm ông thoáng có những suy nghĩ không ngay chính, không kiên định thì mọi thứ ắt sẽ trở nên vô nghĩa.

Bốn thầy trò Đường Tăng, với cái tâm kiên định cầu Phật Pháp. Không hề có sự chùn bước trước khó khăn, không gì ngăn được họ tiến về Linh Sơn cõi Phật. Trải qua 81 kiếp nạn, họ mới được quay trở về thế giới Phật.

Thông qua câu chuyện trên, ta có thể thấy được rằng nếu muốn tiêu trừ nghiệp ác đã gây ra khi coi thường Phật Pháp thì quả là một điều rất gian khổ.

Đốt kinh sách nhà Phật bị giảm phúc thọ và chết sớm

Ở thời nhà Minh, tại khu vực phía Tây của huyện Vũ Công xuất hiện một ngôi chùa cổ. Tại đây lưu giữ rất nhiều kinh sách đã bị cũ nát.

Khang Đối Sơn lúc bấy giờ là một thư sinh trẻ tuổi, hàng ngày lên chùa để đọc sách cùng với 5 người bạn của mình. Trời đông giá rét, bốn người bạn của chàng lúc ấy đã kinh sách cũ ra đốt nhằm sưởi ấm. Một trong số đó lại lấy kinh sách ra mà đun nước rửa mặt. Khang Đối Sơn tuy trong lòng có oán trách vì hành vi bất kính của chúng bạn đối với kinh sách nhưng lại không nói ra.

Đêm đến, chàng nằm mơ thấy có 3 bị quan khai ở công đường và họ  đang rất phẫn nộ đối với ai có hành động đốt kinh sách. Họ đã quyết giảm đi phục thọ của những người đã đốt sách, còn với người đốt sách để nấu nước thì sẽ không được đỗ trong kỳ thi sắp tới.

Cuối cùng, một vị quan khai chỉ tay về phía Khang Đối Sơn và nói: ”Ngươi vì sao không khuyên can họ”? Khang Đối Sơn trả lời: ”Trong lòng tôi biết rõ hành động như vậy là không đúng, nhưng tôi tuổi còn nhỏ không dám nói lời khuyên can”. Vị quan viên lại nói “Một câu khuyên can có thể giúp 5 người tránh được tội nghiệp. Tạm thời không truy cứu lỗi lầm của ngươi nữa”.

Khang Đối Sơn bừng tỉnh giấc. Ngay lập tức, chàng đã ghi chép lại tất cả các tình tiết trong giấc mộng vào bìa sau của quyển vở. Không lâu sau đó, cả gia đình của 4 người đốt kinh sách đều mắc bệnh dịch chết hết. Còn người lấy kinh sách đun nước rửa mặt thì thi cử lận đận, thi nhiều lần nhưng vẫn không có danh vọng gì.

>>Xem thêm: Tượng Phật Bà Quan Âm

Phỉ Báng Thần Phật, phá hủy tượng Phật bị đày xuống địa ngục

Vào thời nhà Đường, có Thái Sử Lệnh Phó Dịch từ nhỏ đã học xuất chúng, có tài năng hùng biện tốt cũng như am hiểu về thiên văn. Tuy nhiên ông ta lại không hề có bất kỳ sự tin tưởng nào vào thần Phật. Ông ra sức phản đối, phỉ báng và luôn muốn hủy bỏ đi kinh Phật. Ông luôn xem thường những người xuất gia tu hành và có hành vi phá bỏ các tượng Phật.

Phó Dịch, Phó Nhân và Tiết Trách lúc bấy giờ đều đang làm chức Thái sử lệnh. Tiết Trách khi ấy đang nợ Phó Nhân số tiền là 5000 chưa kịp trả thì  Phó Nhân đã qua đời.

Có một lần Tiết Trách mơ mình bị lạc tới một nơi và ở nơi đó ông gặp được Phó Nhân, ông liền hỏi: “Ta trước đây còn nợ ngài tiền mà chưa trả, bây giờ trả cho ai đây”? Phó Nhân khi ấy đã trả lời: “Có thể đưa cho quỷ dưới địa ngục là được rồi”. Tiết Trách lại hỏi: “ uỷ dưới địa ngục là ai”? Phó Nhân đáp: “Thái Sử Lệnh Phó Dịch là quỷ dưới địa ngục”.

Ngay hôm sau, Tiết Trách đem toàn bộ giấc mơ kể lại cho Phó Dịch Nghe. Mấy ngày sau đó, Phó Dịch đã bỗng nhiên bị nhiễm bệnh mà chết.

phat-phap-4

Làm thế nào để thấu hiểu được Phật Pháp?

Quý Phật tử cần thực hiện theo 4 pháp này để có thể thấu hiểu và nghe được Phật Pháp:

  • Thân cận thiện tri thức: Pháp này khuyên quý vị nên thân mật, gần gũi với những người tốt lành. Những người sa cơ nếu muốn thu thành tựu đạo quả thì cần phải thực hiện việc đến gần thiện tri thức. Nương vào các bậc thiện tri thức để bản thân được dạy bảo đi đúng đường.
  • Tín tâm nghe pháp: Pháp này khuyên quý vị nên giữ một niềm tin bất họa đối với những điều kỳ diệu đến từ Pháp. Tâm cần tịnh, không nên khởi lên sự nghi ngờ hoặc do dự đối với các giáo lý của Đức Phật.
  • Chánh niệm tư duy: Pháp này khuyên quý vị khi nghe Phật Pháp thì cần phải chuyên tâm và tập trung chú ý. Dồn toàn bộ tâm thức để có thể khéo léo và tư duy được theo lời dạy đó.
  • Như thật tu tập: Pháp này khuyên quý vị một khi đã lắng nghe Phật pháp thì chánh niệm tư duy như pháp để có thể tu hành. Tiến trình này là sự kết hợp của tam huệ gồm văn - tư - tu huệ. Tam huệ này sẽ giúp các thành tựu được trọn vẹn ý nghĩa.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới Phật Pháp mà Trung tâm sáng tác mỹ thuật Phật Giáo Buddhist Art muốn chia sẻ đến với quý Phật tử. Mong rằng qua bài viết này, quý Phật tử sẽ hiểu rõ hơn về Phật Pháp cũng như có cái nhìn sâu sắc hơn về Phật Pháp. Trung tâm sáng tác mỹ thuật Phật Giáo Buddhist Art hân hạnh được đồng hành cùng Quý Phật tử trong hành trình tu tập của mình.

Tìm hiểu thêm:

+ Chú chuẩn đề

+ Kinh địa tạng

Bài viết liên quan

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Dưới đây là top 100 hình Phật, ảnh Phật đẹp nhất với chất lượng cao có thể tải về làm hình nền, hình đại diện, hình video... mà Buddhist Art đã thiết kế khá tỷ mỷ muốn chia sẻ cho cộng đồng.

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Công Ty TNHH Buddhist Art đã hoàn thành dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên đất sét. Và sẽ hoàn thành trên chất liệu composite, sau đó có thể chuyển sang các chất liệu phổ biến khác như đồng, đá, xi măng, gỗ....

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Xin chào và rất cảm ơn bạn đã ghé thăm trang web của công ty TNHH Buddhist Art và cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp về tượng Phật Thích Ca. Buddhist Art với kho hình nền Đức Phật Thích Ca đa dạng và được thực hiện tỉ mỉ, rất mong được sự đón nhận của quý Phật Tử, Sư Thầy, Sư Cô.

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau, có phải là cùng 1 vị Phật không? Làm sao để phân biệt được tượng Phật Thích Ca và tượng Phật A Di Đà để khỏi nhầm lẫn, phật a di đà có thật không? Hãy cùng BUDDHIST ART tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Đức Phật A Di Đà (Adida) hay còn được gọi là Amida là vị Phật xuất hiện trong Phật Giáo và được tôn kính, thờ Phụng phổ biến. Hãy cùng Buddhist Art tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật thích ca mâu ni là ai và tiểu sử cuộc đời của ngài như thế nào? tất cả điều này sẽ được chúng tôi làm rõ ngay trong bài viết này cho các bạn nhé