Quan Âm Diệu Thiện là ai? Sự tích của ngài

Kết quả 5.0/5 (6 đánh giá)

Quan Âm Diệu Thiện là vị Bồ Tát không còn xa lạ gì đối với Phật tử nói riêng và người có hiểu biết về Phật giáo nói chung. Đây là vị Bồ Tát đại diện cho lòng từ bi, cứu độ chúng sinh. Bồ Tát Diệu Thiện với tiền thân là công chúa Diệu Thiện tài sắc thiện lượng. Thế nhưng không phải ai cũng biết giai thoại về vị Bồ Tát này. Mời quý Phật tử cùng Buddhist Art tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Quan Âm Diệu Thiện là ai?

Tương truyền, vào thời Nam Bắc Triều những năm 420 - 589 tại Ấn Độ có một đất nước hiệu Diệu Trang. Quốc vương cai quản mảnh đất này chính là Diệu Trang Vương, ông cùng hoàng hậu của mình đã hạ sinh 3 người con gái tựa hoa tựa ngọc, quốc sắc thiên hương, đó là Diệu Nhan, Diệu Âm và Diệu Thiện. Dù rằng cùng cha cùng mẹ sinh ra nhưng tính cách của 3 cô công chúa lại vô cùng khác biệt. Đầu tiên là đại công chúa Diệu Nhan, cô là một người yêu cái đẹp, thích trang điểm và ăn diện quần áo lụa là. Tiếp đến là nhị công chúa Diệu Âm, cô công chúa này có niềm yêu thích với lễ hội ca múa, luôn đắm chìm trong những buổi yến tiệc của triều đình. Khác với 2 cô chị của mình, cô công chúa út Diệu Thiên lại thành tâm hướng Phật, dù sinh ra và lớn lên trong chốn cung đình xa hoa nhưng cô lại luôn muốn tìm đến chốn chay tịnh, chăm chỉ nghiên cứu kinh sách, ngày ngày tụng niệm kính lễ Phật, tinh tấn vô cùng. 

quan-am-dieu-thien-2 

Quan Âm Diệu Thiện là ai

Theo dị bản Việt hóa thì Quan Âm Diệu Thiện (hay Quan Âm Nam Hải) chính là vị công chúa Diệu Thiện ấy. Truyền thuyết ghi lại, sau khi một lòng tu tập và đắc đạo thì công chúa Diệu Thiện đã biến thành Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, người đã cứu độ cho hoàng tộc và muôn dân. 

Sự Tích Quan Âm Diệu Thiện

Vì không có con trai nên nhà vua nhất định truyền ngai vàng lại cho một trong ba vị phò mã tương lai. Khi 3 cô công chúa đến tuổi kết hôn, dựng vợ gả chồng, Diệu Trang vương đã đích thân lựa chọn cho các nàng những bậc anh tài tuấn tú. Hai cô công chúa đầu là Diệu Thanh và Diệu Âm thì đã được gả cho hai vị quan to trong triều, chỉ riêng Diệu Thiện công chúa thì cương quyết không chịu lấy chồng và quyết tâm tu hành để thành chính quả. 

quan-am-dieu-thien-1 

Sư tích về Quan Âm Diệu Thiện

Thấy con cương quyết như thế, Diệu Trang Vương nổi cơn thịnh nộ và buộc công chúa phải tuân lệnh xuất giá. Diệu Thiện lúc bấy giờ xin vua cha tìm cho một người chồng có thể cứu chữa cho mọi chúng sinh về thể xác và tâm hồn. Công chúa còn tuyên bố quyết noi chí xuất trần thượng sĩ của đức Phật: “Chỉ có đức Phật là bậc cao tột hơn hết, Ngài là thầy của Trời và người đáng cho con noi theo tu hành”. Nghe vậy, nhà Vua giận càng thêm giận bèn hạ lệnh nhốt nàng vào hoa viên để bị đói lạnh mà chết. Bấy giờ, vua cha đã đưa cho Diệu Thiện một lời thách đố: Bây giờ đang là tháng Chạp, nếu con có thể trồng hoa xuân nở rộ khắp trên núi thì ta sẽ cho con xuất gia”. Tháng Chạp cùng cái lạnh thấu xương, tuyết phủ kín đất trời, ấy vậy mà Diệu Thiện công chúa phải đơn độc leo núi trên tuyết trắng phủ đầy, vừa trồng từng cây non và thành kính bái Phật. Và chẳng biết từ bao giờ, toàn bộ các cây non đã được phủ đầy trên đỉnh núi tuyết. Khi ngoảnh mặt nhìn lại, công chúa nhận ra rằng tất cả các bông hoa đang nở rực rỡ. Chính vì vậy nhà vua phải đáp ứng yêu cầu của vị công chúa này. 

quan-am-dieu-thien-6 

Sự tích công chúa Diệu Thiện

Tuy nhiên, Diệu Trang Vương chỉ giả vờ cho phép Diệu Thiện tu ở chùa Đại Tuệ rồi ngầm ra lệnh cho các sư sãi trong chùa phải tìm cách thuyết phục cho công chúa hoàn tục. Nếu không sẽ ban tội chết cho các sư sãi trong chùa. Nhận được mật lệnh của nhà vua, chùa Đại Tuệ phải buộc công chúa làm những công việc đê tiện, hèn hạ và mệt nhọc nhất, thế nhưng Diệu Thiện vẫn cúi đầu vâng chịu, không một tiếng than bởi nàng tin có sự gia hộ của đức Phật. Kỳ lạ thay, trong khi công chúa làm công việc mà nhà chùa giao phó bỗng có nhiều hùm beo, chim cùng thánh thần đến nhằm giúp đỡ.

quan-am-dieu-thien-5 

Quan Âm Diệu Thiện cứu cha

Giận con, Diệu Trang Vương ra lệnh phóng lửa thiêu chùa, Sư trụ trì và tất cả ni cô chạy ngược chạy xuôi tầm phương tẩu thoát. Chỉ riêng Diệu Thiện công chúa điềm tĩnh như thường, lặng lẽ chắp tay cầu nguyện trước chư Phật, chư vị Bồ Tát, ấy thế mà lập tức mây kéo mịt mù, mưa xuống như thác đổ, ngọn lửa bị dập tắt. Chưa hết giận, nhà vua hạ lệnh trảm lập quyết công chúa Diệu Thiện. Thần Thổ Địa biết vậy liền tâu lên cho vua Trời. Vua trời khi ấy mới hạ lệnh cho thần Thổ Địa giữ sự bình an cho công chúa Diệu Thiện, bởi người ấy chính là Bồ tát tái sinh kiếp cuối cùng. Trong lúc xử trảm thì trời bỗng giông tố, tạo ra sét đánh văng búa của đao phủ thủ. Vua tức giận ra lệnh xử giảo công chúa, Thần Thổ Địa lúc bấy giờ hóa ra một con Cọp lớn màu trắng xông ra pháp trường mang công chúa Diệu Thiện chạy thẳng vào núi.

Sau khi được Cọp trắng cứu từ hiểm nguy, công chúa Diệu Thiện tỉnh lại trong một cái động đá, thoang thoảng xung quanh là mùi hương của chiên đàn, cảnh vật yên tĩnh không một bóng người, thân thể không bị trầy xước. Lại nghe được từ bên trên vọng xuống, khuyên răn cô hãy bền chí tu tập. 

quan-am-dieu-thien-4 

Công chúa Diệu Thiện là ai

Trải qua năm tháng, không quản khó nhọc, công chúa Diệu Thiện vẫn kiên trì thực hành, tu tập, ý chí kiên định, ngày ngày trì mật chú Đại Bi đến độ “Phổ nhĩ viên thông” chứng được đệ bát địa, khai mở sáu thần thông, khởi đại bi tâm liền siêu vượt lên thập địa viên mãn, chư Phật mười phương đều khen ngợi hạnh lành và công phu tu hành thành tựu viên mãn nên được danh hiệu là Quán Âm Diệu Thiện.

Về sau những người có duyên tu luyện Phật pháp đều tin rằng công chúa Diệu Thiện chính là Quán Thế Âm Bồ Tát chuyển thế. Công chúa đã phải trải qua vô vàn khó khăn gian khổ ở chốn nhân gian để có thể đắc được quả vị Bồ Tát.

Phật Bà Quan Âm Diệu Thiện Hiện Thân Cứu Độ Cha Và Chúng Sanh

Nhiều năm qua đi, Diệu Trang Vương trong triều đột nhiên mắc phải căn bệnh khó chữa, hai bàn tay bị thoái hóa, đôi mắt trở nên mù lòa. Cũng theo một truyền thuyết khác, vào lúc vua cha qua đời, từ trời bỗng nhiên vọng về một âm thanh: “Nếu mong hết bệnh hãy đến cầu xin con gái của ngươi Diệu Thiện giúp đỡ thì bệnh tình của ngươi sẽ thuyên giảm”.

quan-am-dieu-thien-3 

Phật bà Quan Âm Diệu Thiện cứu cha

Công chúa Diệu Thiện lúc này đã đến kỳ đắc đạo quay về thăm cha, Ngài đã hy sinh hai mắt cùng hai tay để dành tặng cha. Sau đó, công chúa nhập Niết Bàn, Diệu Thiện hiện thân trở thành Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát thần thánh trang nghiêm và cứu độ cha mẹ cùng hai chị thành Phật. 

Những hoàng thân quốc thích khác cùng với người nghèo còn vì việc tu hành đạt đắc đạo của nàng nên thành kính thờ Phật. Sau khi Diệu Thiện Niết Bàn, nhục thân của nàng nghìn năm không bị phân huỷ, làm gia tăng sự tín tâm đối với các Phật tử tu hành.

Trên đây là truyền thuyết về Quan Âm Diệu Thiện, sự tích và điển tích xoay quanh hành trình tu tập của Người. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích được phần nào trong quá trình tu tập của Quý Phật tử. 

Tham khảo thêm các bài viết khác:

Bài viết liên quan

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Dưới đây là top 100 hình Phật, ảnh Phật đẹp nhất với chất lượng cao có thể tải về làm hình nền, hình đại diện, hình video... mà Buddhist Art đã thiết kế khá tỷ mỷ muốn chia sẻ cho cộng đồng.

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Công Ty TNHH Buddhist Art đã hoàn thành dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên đất sét. Và sẽ hoàn thành trên chất liệu composite, sau đó có thể chuyển sang các chất liệu phổ biến khác như đồng, đá, xi măng, gỗ....

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Xin chào và rất cảm ơn bạn đã ghé thăm trang web của công ty TNHH Buddhist Art và cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp về tượng Phật Thích Ca. Buddhist Art với kho hình nền Đức Phật Thích Ca đa dạng và được thực hiện tỉ mỉ, rất mong được sự đón nhận của quý Phật Tử, Sư Thầy, Sư Cô.

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau, có phải là cùng 1 vị Phật không? Làm sao để phân biệt được tượng Phật Thích Ca và tượng Phật A Di Đà để khỏi nhầm lẫn, phật a di đà có thật không? Hãy cùng BUDDHIST ART tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Đức Phật A Di Đà (Adida) hay còn được gọi là Amida là vị Phật xuất hiện trong Phật Giáo và được tôn kính, thờ Phụng phổ biến. Hãy cùng Buddhist Art tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật thích ca mâu ni là ai và tiểu sử cuộc đời của ngài như thế nào? tất cả điều này sẽ được chúng tôi làm rõ ngay trong bài viết này cho các bạn nhé