Quan Âm Tống Tử là ai? Sự Tích và ý nghĩa thờ tượng ngài

Kết quả 5.0/5 (2 đánh giá)

Quan Âm Tống Tử là vị Bồ Tát được nhiều gia đình Phật tử thờ phụng. Ngài được biết đến là vị Bồ tát có khả năng ban phước cho những gia đình hiếm muộn hoặc mong muốn cầu tự con trai. Tống Tử Quan Âm cũng cứu độ cho người hữu duyên mà lầm đường và giác ngộ những ác quỷ có ý định hại người. Vậy Quan Âm Tống Tử là ai, tại sao hình tượng Ngài lại mang ý nghĩa như vậy, Buddhist Art sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây!

Tống Tử Quan Âm là ai?

Theo dân gian, Tống Tử Quan Âm được cho là một trong những hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát - vị Bồ tát có quyền hành nhất chỉ đứng sau Phật Tổ. Quan Thế Âm Bồ Tát là vị Bồ Tát hiện thân trong cõi Ta Bà để cứu độ chúng sinh, là biểu thị của tinh thần Đại Bi. Hạnh nguyện của Đức Quan Âm giống với đặc trưng của tinh thần Phật giáo Đại thừa - giác tha, nghĩa là cứu vớt và giác ngộ chúng sinh. 

quan-am-tong-tu-1 

Có rất nhiều sự tích xoay quanh Tống Tử Quan Âm Tương truyền, Quan Âm Tống Tử thị hiện tại nhân gian để ban cho những gia đình có tâm hướng Phật, ăn ở có đức nhưng hiếm muộn những đứa con khôi ngô, tuấn tú và thông minh. Không những thế, Tống Tử Quan Âm còn cảm hóa ma nữ để bảo vệ an toàn cho những người phụ nữ trong lúc sinh và sau khi sinh được mẹ tròn con vuông. Chính vì vậy mà có rất nhiều Phật tử, gia đình thỉnh tượng Quan Âm về với mong muốn con đàn cháu đống, gia đình long phụng sum vầy.

Sự tích Quan Âm Tống Tử

Sự tích Quan Âm Tống Tử ban con trai

Sự tích Quan Âm Tống Tử được tương truyền từ xưa đến nay cũng mang nhiều nét rất thú vị. Ngày xưa, có một ngôi chùa tên là Từ Vân, nhờ phúc của việc thờ tượng Đa Bảo Quan Âm mà khách dâng hương kéo đến lễ bái nườm nượp, tiền cúng nhiều như nước. Nhưng cũng vì quá nhiều người đến chùa cầu xin lễ bái mà thường xảy ra tình trạng rối loạn, nhốn nháo, trắng đen lẫn lộn khó mà phân biệt được. 

quan-am-tong-tu-3 

Vào một dịp nọ, có một nhóm cướp đến thăm chùa Từ Vân. Trong nhóm cướp có một tên là Hồ Thất, vốn có tà tâm nên cứ lảng vảng đứng ngắm bức tượng Đa Bảo Quan Âm quý giá với nhiều đá quý được đính bên trên. Bảo tượng Quan Âm này được khắc bằng tinh lõi của cây lê lúc Bồ Tát hiện thân và dùng cây lê thế thân chịu đòn cho mình lúc xưa. Bên trên bảo tượng là hạt châu, tràng phan bằng đá quý che trướng. Nhóm cướp bàn bạc kế hoạch để cướp đồ của nhà chùa rồi cùng như lẩn trốn. Tối hôm ấy, Hồ Thất một mình leo tường, đột nhập vào chùa Từ Vân và cõng tượng Quan Âm đến một chỗ hẻo lánh. Bọn cướp đã chờ sẵn ở đó, chúng lột hết các bảo vật trên 18 cánh tay của tượng rồi ném tượng xuống sông để mặc trôi theo dòng nước. 

Khi bọn cướp vứt tượng Đa Bảo Quan Âm xuống sông thì cũng vừa lúc Ngài Quan Âm qua sông. Ngài thấy bức tượng đang trôi về phía Kim Lăng nên đã lựa chọn Kim Lăng như một cơ duyên để hội ngộ, giúp đỡ chúng sinh lầm đường lạc lối trong nhân gian. Ngài quyết định chọn một người có duyên thiện lành với Phật pháp để nhờ người ấy ra tay giúp đỡ.

Ở chốn Kim Lăng có một người đàn ông tên là Phan Hòa, vốn tốt tính hay giúp đỡ người khác, lại một lòng hướng Phật nên luôn được mọi người khen ngợi, quý mến. Mặc dù là người chí thành thờ Phật và làm việc thiện, nhưng Phan Hòa luôn đối mặt với một trăn trở. Đó là ông luôn tha thiết có được một quý tử để nối dõi tông đường. Ông mong con trai mà không được như ý nên đành tìm nơi xứng đáng để kén rể quý rồi bắt rẻ như con trai. 

Hôm nọ, Phan Hoà nằm mộng thấy một người phụ nữ mặc bộ đồ trắng, đầu đội khăn, nhờ cậy ông sáng sớm hôm sau vào khoảng giờ Tý và giờ Ngọ ra cửa sông để vớt bức tượng Quan Âm thất lạc. Sau đó đem tượng lên chùa Kê Ô ở núi Thanh Lương để tu sửa và thành tâm thờ phụng. Người phụ nữ nói với ông rằng làm được điều ấy thì công đức vô lượng, muốn gì được đó. Phan Hòa lúc bấy giờ đã xin một đứa con trai và được người phụ nữ áo trắng đồng ý. 

Vốn bản tính là người tốt bụng, Phan Hòa tuân theo lời dạy, ông ra sông trục vớt và quả nhiên đã thấy được bức tượng trong miêu tả ở giấc mộng. Ông cẩn thận vớt tượng và đưa lên chùa Kê Ô. Tiếp đó, ông bỏ tiền ra mướn thọ tu sửa, lấy tảng đá hình lá sen để tạc thành một đài sen. Khi tên cướp Hồ Thất trộm tượng đã vô ý làm bể phần dưới của tượng nên tượng không thể đứng được, chỉ có thể nằm nghiêng trên đài sen nên có tên là “Quan Âm nằm hoa sen” (Ngọa liên Quan Âm).

Lúc ấy Phan Hòa cũng bỗng ngộ ra được rằng người đến báo mộng không ai khác chính là Quan Âm Bồ Tát. Ông bèn mời một người thợ vẽ nổi tiếng về vẽ lại hình dáng Bồ Tát. Vì mong cầu con tha thiết nên ông cũng nhờ người thợ vẽ ấy vẽ thêm một cậu bé trai trong lòng Quan Âm. Đặt tên hình là “Tống Tử Quan Âm”, ngày ngày đều chí thành lễ bái. Hình ảnh Phật Quan Âm Tống Tử cũng được lấy theo hình ảnh bức họa trên. 

Quả nhiên không lâu sau đó, vợ Phan Hòa sinh được một quý tử trắng trẻo dễ thương. Chuyện Phan Hòa thờ tượng Quan Âm Tống tử sinh con trai được lưu truyền đi khắp nơi. Sau này, ở vùng Giang Nam, những gia đình không có con trai đều thờ Phật Quan Âm Tống Tử. Điều này dần trở thành một tục lệ trong các nghi lễ thờ cúng.

Tại Việt Nam sự tích Quan Âm Tống Tử được biến tấu thành Quan Âm Thị Kính. Quan Âm Bồ Tát với vẻ mặt hiền từ trong tư thế ôm con. Pho tượng thể hiện tình thương yêu của Bồ Tát Quán Âm dành cho chúng sinh, giống như mẹ yêu thương con cái của mình. Đồng thời, pho tượng cũng thể hiện tình mẫu tử mà dân gian luôn kính trọng và ngưỡng mộ.

Sự tích Quan Âm Tống Tử bảo vệ phụ nữ sinh con

Người xưa thường có câu "phụ nữ sinh con như bước một chân qua Quỷ Môn quan", câu nói này ý chỉ việc sinh con thường rất đau đớn, đối mặt với sự nguy hiểm đến tính mạng. Sự tích cũng kể lại rằng, những con quỷ Nguyệt Lý đều được ra đời do cái chết của phụ nữ sau sinh, nữ quỷ sẽ tìm đến những người phụ nữ đang sinh nở vất vả để bắt hồn người đó làm vật thế mạng cho chúng dưới âm phủ còn chúng thì có thể đầu thai trở lại. 

quan-am-tong-tu-2 

Cũng lúc này, Quan Âm Tống Tử đã đích thân ra tay để giúp những người thai phụ này có thể sinh con một cách an toàn. Mỗi đêm Ngài đều đứng ngoài Quỷ Môn quan, hóa độ những ma nữ đi ra ngoài. Một hôm, Ngài gặp một con quỷ Nguyệt Lý, nó chỉ đứng ở cửa chứ không vào hại mạng người phụ nữ đang sinh phía trong. Tống Tử Quan Âm bèn theo chân nó bảy ngày, ấy vậy mà ma nữ đó còn giúp người phụ nữ sinh được một đứa trẻ bụ bẫm. Cảm động trước việc thà chịu đói chứ không hại người của nữ quỷ, Quan Âm Tống Tử đã cảm hóa nó, dạy nó cách dẫn dắt những con quỷ khác làm theo. Từ đó, tỷ lệ phụ nữ tử vong khi sinh ngày một ít đi.  

Ý nghĩa thờ tượng Quan Âm Tống Tử trong đời sống và tâm linh

Có rất nhiều sự tích xoay quanh Quan Âm Tống Tử từ Trung Quốc cho đến Việt Nam. Như Quan Âm giác ngộ nữ quỷ cứu người phụ nữ sinh nở thuận lợi hay Quan Âm Tống Tử ban con trai cho một người có duyên như chúng tôi đã đề cập ở trên. Từ những truyền thuyết được lưu truyền, tục thờ Quan Âm Tống Tử đã trở nên phổ biến hơn cả. 

Tống Tử Quan Âm như một người mẹ hiền, vị tha, luôn che chở cho những đứa trẻ, những sinh linh bé bỏng, giúp chúng được ra đời khỏe mạnh, an toàn. Do đó mà hình ảnh Quan Âm Tống Tử thường đi kèm với đứa bé bên cạnh Người.

quan-am-tong-tu-4 

Những gia đình hay phụ nữ không có con hoặc chưa có con trai thì sẽ đốt nhang đền để cầu xin Ngài ban cho 1 đứa con. Lịch sử Việt Nam ghi chép lại không ít những câu chuyện xoay quanh phong tục thờ Quan Âm Tống Tử. Những người phụ nữ bước vào thời kỳ sinh nở sẽ thành tâm cầu xin Ngài ban phước, để họ có thể thuận lợi sinh con mà không bị ma quỷ bắt đi. 

Nhìn chung, ý nghĩa của việc thờ tượng Quan Âm Tống Tử trong đời sống và tâm linh chính là mong cầu con trai, cầu nguyện cho những đứa trẻ được bình an khỏe mạnh, cầu cho người phụ nữ sinh con thuận lợi, an toàn. 

Tục thờ Quan Âm Tống Tử cầu con

Tập tục thờ Quan Âm Tống Tử cầu con là một nghi lễ tôn giáo phổ biến ở Việt Nam, những gia đình hiếm muộn hoặc mong cầu con trai sẽ thờ cúng Quan Âm Tống Tử để cầu con. Vậy tục thờ Quan Âm Tống Tử cầu con xuất hiện vào lúc nào?

Ở chùa Quán Thế Âm có một pho tượng Quan Âm Tống Tử được làm bằng bạch ngọc nguyên khối rất quý hiếm. Pho tượng cao 29cm, rộng 16.5cm và được tạc bằng khối bạch ngọc nguyên khối nặng khoảng 5kg. Đây là bức tượng mô phỏng hình ảnh Bồ Tát ngồi trên tòa sen, hai tay của Ngài nâng hai em bé. Đầu Ngài đội mũ Quan Âm, trên ngực và ở hai gối được chạm khắc hình bông sen nổi. 

Pho tượng được tìm thấy trong một cái giếng sâu ở Hoàng thành Huế. Thượng tọa Thích Huệ Vinh kể lại rằng, sau khi đất nước ta giải phóng, người dân lúc bấy giờ có vét giếng trong khu Đại nội, Hoàng thành Huế, từ đó phát hiện bức tượng nằm dưới lớp bùn đất. 

Pho tượng Quan Âm Tống Tử bằng ngọc quý giá xuất hiện trong Hoàng cung nhà Nguyễn. Theo dấu vết lịch sử, pho tượng này được các bà Hoàng thờ trong cung nhằm cầu tự con trai. Ngoài câu chuyện pho tượng Quan Âm Tống Tử bằng bạch ngọc của triều Nguyễn. Sử sách Việt Nam cũng ghi nhận ở các triều đại trước từng có người thờ tượng Ngài Tống Tử Quan Âm trong cung. Như ở thời Lê có xuất hiện bí sử Quý phi thờ tượng Quan Âm Tống Tử cùng tà thuật để sinh Thái tử.

Như vậy có thể khẳng định rằng tục thờ Quan Âm Tống Tử đã xuất hiện từ rất lâu. Không chỉ dân chúng tin thờ mà ngay cả trong Hoàng thất cũng thờ phượng Ngài.

Văn khấn cầu con

Trong Phẩm Phổ Môn, Đức Phật nói: “Nếu có người nữ, làm lễ cúng dường và muốn cầu con trai Quán Thế Âm Bồ Tát, liền sinh con trai phúc đức trí tuệ; giả sử muốn cầu con gái, bèn sinh con gái có tướng xinh đẹp, trước đã trồng gốc phúc đức, mọi người đều kính mến.” 

Đoạn văn này là nói cầu nam cầu nữ đều được như ý nguyện. Tại sao chỗ này chỉ nhắc đến việc nữ nhân mới có hai điều mong cầu ấy? Bởi vì tâm của nữ nhân lúc cầu con so với nam nhân sẽ có phần tha thiết hơn. Rất nhiều đôi vợ chồng đã thành tâm làm theo lời dạy của Phật được con như ý.

Khi bái lạy, dâng cúng và cầu xin Mẹ Quan Âm mọi người cần thành tâm quỳ xuống đất, năm vóc tứ chi và trán bái sát đất để thể hiện sự thành tâm kính trọng bậc Thánh. Bên cạnh đó nếu có điều kiện thì dâng cúng lễ vật, vì theo đúng luật Nhân quả, dâng cúng lễ vật cho bậc Thánh để cầu con như ý muốn.

Quý Phật tử cần đặt niềm tin và cam kết tuân theo đúng phương pháp như sau để cầu con được như ý nguyện:

  • Chuẩn bị lễ dâng cúng: Hoa – quả, nến, hộp hương vòng.
  • Dâng đồ lễ lên bàn nơi đặt tượng Bồ Tát Quán Thế Âm và quỳ lạy 5 vóc sát đất
  • Năm vóc tứ chi và trán xuống đất bái lạy 3 lạy và cầu xin: “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát, chúng con xin sám hối tất cả những tội lỗi mà chúng con đã gây ra trong kiếp quá khứ và hiện tại, con cầu xin ngài ban cho chúng con một đứa con trai (gái) có phước đức, sau này nó có ích cho mọi người. Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát – Nói và lạy sát đất 10 lần.

Văn khấn cầu con:

“Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư Thế Giới Tây Phương Cực Lạc A Di Đà Phật

Nam Mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật

Nam Mô Đông Phương Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Nam Mô Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Nam Mô Tam Thế Chư Phật

Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn Đại Từ Đại Bi Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát

Nam Mô Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát

Nam Mô Chư Đại Bồ Tát Chư Hiền Thánh Tăng Thập Bát Chư Thiên Thiện Thần Bồ Tát

Nam Mô Ngũ Phương Ngũ Phật, Thập Phương Thập Phật.

————————————————

Chí tâm đảnh lễ: Thượng Thiên Cao Minh Đức Vua Thiên Phú Thượng Hoàng Thiên Đế Vua Trời Nước Nam.

Kính lạy nhị vị Tà Thiên Từ Thiên Quan – Hữu Phố Giác Thiên Quan.

Tứ Đại Thiên Vương: Đông Thiên Vương, Nam Thiên Vương, Bắc Thiên Vương, Tây Thiên Vương.

Cộng đồng Thánh Mẫu, Thánh Mẫu Thượng Thiên, Thánh Mẫu Cửu Trùng Thiên, Tam tòa Thánh Mẫu.

Kính lạy Hội đồng Thượng Phẩm, Trung Phẩm, Tam Phẩm thiên quan. Hội đồng quan lớn.

Kính lạy hết thảy chư vị Thiên Tiên, Thánh Tiên, Tháng Đế, Tinh Quân, Thần Tiên Thiên Giới, Tam giới.

Kính lạy:

Thượng Đẳng Thần Quân Cẩm Vệ Thiên Quân – Thiên Võ Đế Quân – Thượng Phẩm Thiên Quan Hoàng Bảy. Sắc Phong Trấn An Hiển Liệt – Thần Vệ Quốc

Cửu Thiên Vũ Đế Hương Đạo Đại Vương.

Thiên Văn Thiên Quân Thiên Quan Hoàng Mười.

Kính lạy: Hội đồng Tiên tòa cộng đồng Tháng quan, hội đồng Văn – Võ quan thượng thiên.

Kính lạy: Thiên Văn Thượng Quan, Thiên Võ Thượng Quan.

Kính lạy: Ngũ vị Lão Tổ Tiên Ông, Cộng đồng các quan thượng thiên.

Kính lạy: Tam Phủ công đồng Tứ Phủ vạn linh.

Kính lạy: Hội đồng chư vị Quan Thanh Tra Giám Sát, công đồng chư vị sứ giả Khâm Sai.

Kính lạy chư vị thần Hoàng làng, thần bản cảnh, thần linh ngũ phương, Long thần, Thổ thần, chư vị Tôn thần.

Kính lạy: Cửu huyền thất tổ dòng họ… Cung thỉnh cộng đồng gia tiên, hội đồng bà cô ông mãnh, các chư vị chư linh mất mộ, không mộ trong dòng họ…

Tín chủ con là……………sinh năm………………………………

Có vợ là…………………..sinh năm………………………………

Con là…………………….sinh năm……………………………….

Hôm nay, ngày……………..tháng…………năm………..âm lịch.

Là ngày đẹp tháng tốt để gia đình tín chủ con xin dâng hương đăng trà quả lập tế đàn dâng Trời cúng Phật. Con nay xin sám hối các nghiệp từ Thân, Khẩu, Ý đã gây ra từ vô lượng kiếp đến nay. Sám hối những ác nghiệp của cửu huyền thất tổ, tiên nhân gia tiên đã gây ra trong vô minh. Xin trời phật soi thấu tâm thành lễ mọn con xin sám hối. Con nguyệt tích đức làm thiện hồi hướng tiêu trừ nghiệp báo. Thành tâm đảnh lễ nguyện cầu Quốc Thái Dân An. Đất nước Nam Việt được hòa bình, độc lập ổn định. Muôn chúng sinh cùng nhân dân nước Đại Việt bình an khang thái giác ngộ chính pháp, xa lìa ác đạo.

Con nguyện cầu cho cha mẹ bình an.

Cầu hết thảy chư linh cửu huyền thất tổ, tiên tổ được siêu sinh cảnh lành.

Vợ chồng con cầu xin Phật Thánh đức độ cao dày, cho chúng con sớm có con trai (con gái) để trên gánh việc phật, thánh dưới gánh việc trần gian; để chúng con trọn vẹn hiếu sinh, hạnh phúc gia đình trong ấm ngoài êm. 

Chúng con nguyện làm thiện được âm dương báo đáp, cây trái thêm hoa sinh sôi nảy nở. Trước Phật, Thánh, chúng con xin được giải trừ vận hạn, tiêu trừ tai ách làm muộn đường con cái của chúng con.

Tín chủ con thành tâm lễ tạ!”

Thỉnh tượng Quan Âm Tống Tử về thờ tại gia

Quy trình thỉnh tượng Quan Âm thờ tại nhà

Để thỉnh tượng Phật Quan Âm Tống Tử về thờ tại gia, quý vị hãy thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị tượng Phật Quan Âm Tống Tử

Bước 2: Chuẩn bị và xác định vị trí đặt bàn thờ tượng Quan Âm. Sau khi chọn được tôn tượng như ý, quý vị cần chuẩn bị bàn thờ để an vị Ngài. Lưu ý vị trí bàn thờ phải đặt ở vị trí cao, sạch sẽ, thoáng mát, cần có nhiều ánh sáng. Hướng đặt tượng Tống Tử Quan Âm cần hướng ra ngoài cửa chính, ban công. Tuyệt đối không đặt bàn thờ Quan Âm ở gần những nơi sinh hoạt riêng tư như nhà vệ sinh, trong phòng ngủ, nhà kho, những nơi tăm tối, ẩm thấp, dơ bẩn.

Bước 3: Chọn ngày tốt để thỉnh tượng Quan Âm về nhà. Thực tế mà nói không có khái niệm ngày lành tháng tốt để thỉnh tượng Phật về nhà. Bởi lẽ đạo Phật coi trọng chữ duyên, có duyên với Phật với mẹ Quan Âm và thành tâm hướng Phật thì thỉnh tượng về ngày nào cũng được cả. Thế nhưng nếu quý vị vẫn băn khoăn về việc chọn ngày thì có thể lựa chọn những ngày vía của Phật để thỉnh tượng, bao gồm ngày 19/02 (ngày đản sinh), ngày 19/06 (ngày Người thành đạo) và ngày 19/09 (ngày xuất gia). Hoặc đơn giản là chọn ngày mùng 1 hoặc ngày 15 âm lịch. Đây là 2 ngày ăn chay trong tháng, thích hợp cho việc thỉnh, thờ Phật.

Những lưu ý khi thỉnh tượng Quan Âm Tống Tử về thờ tại gia

Đi thẳng về nhà sau khi thỉnh tượng

Rất nhiều người có thói quen sau khi từ cửa hàng hoặc cơ sở thỉnh tượng về thì lại không về nhà liền mà còn ghé một số địa điểm không liên quan khác. Điều này là cấm kỵ khi thỉnh bất cứ tượng Phật nào. Bởi vì theo quan niệm dân gian, việc ghé qua quá nhiều nơi sẽ khiến tượng bị mang khí âm, bớt đi sự linh thiêng và không đạt hiệu quả như mong muốn ban đầu. 

Ngoài ra sau khi đã thỉnh tượng về, quý vị cũng cần làm lễ đặt tượng ngay vào những vị trí đã sắp xếp từ trước, không nên đặt trực tiếp tượng Tống Tử Quan Âm lên bàn, ghế,... Điều này sẽ gây mất mỹ quan và thiếu sự thành tâm. 

Thờ cúng tượng Quan Âm Tống Tử tại gia

Cúng dường tượng mẹ Quan Âm bằng trái cây, hoa nào cúng được cả. Miễn là các loại lễ vật này còn tươi mới. Thông thường, người ta thường chọn hoa cúc, hoa ly, hoa sen để dâng lên bàn thờ Quan Âm.

Lựa chọn địa chỉ thỉnh tượng Quan Âm Tống Tử uy tín, chất lượng

Việc lựa chọn một cơ sở uy tín để thỉnh tượng Quan Âm Tống Tử cũng là một trong những điều quan trọng mà quý Phật tử cần lưu ý. Một địa chỉ uy tín sẽ giúp quý vị an tâm hơn trong việc thỉnh tượng, tránh được những sứt mẻ không đáng có trong quá trình vận chuyển, tượng cũng nhờ vậy mà được bền màu và lưu giữ tốt theo năm tháng. Chớ nên ham rẻ mà mua phải những loại tượng kém chất lượng, gây tốn kém thời gian cũng như chi phí.

Nếu quý vị vẫn còn đang băn khoăn không biết nên thỉnh tượng Quan Âm Tống Tử ở đâu thì có thể tham khảo Buddhist Art. Chúng tôi là một trong những địa chỉ tâm linh uy tín được nhiều Quý Sư Thầy, Sư Cô lựa chọn. Cam kết bày bán những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chất liệu tuyển chọn, mẫu mã đa dạng, phong phú cùng mức giá vô cùng hợp lý, cạnh tranh trên thị trường. 

Trên đây là những thông tin về Tống Tử Quan Âm, sự tích, ý nghĩa của Ngài cũng như cách thỉnh tượng Quan Âm Tống Tử về thờ tại gia mà Buddhist Art muốn gửi đến Quý Phật tử. Hy vọng những thông tin trên là hữu ích đối với quý vị. 

Tham khảo thêm các bài viết khác:

Bài viết liên quan

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Dưới đây là top 100 hình Phật, ảnh Phật đẹp nhất với chất lượng cao có thể tải về làm hình nền, hình đại diện, hình video... mà Buddhist Art đã thiết kế khá tỷ mỷ muốn chia sẻ cho cộng đồng.

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Công Ty TNHH Buddhist Art đã hoàn thành dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên đất sét. Và sẽ hoàn thành trên chất liệu composite, sau đó có thể chuyển sang các chất liệu phổ biến khác như đồng, đá, xi măng, gỗ....

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Xin chào và rất cảm ơn bạn đã ghé thăm trang web của công ty TNHH Buddhist Art và cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp về tượng Phật Thích Ca. Buddhist Art với kho hình nền Đức Phật Thích Ca đa dạng và được thực hiện tỉ mỉ, rất mong được sự đón nhận của quý Phật Tử, Sư Thầy, Sư Cô.

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau, có phải là cùng 1 vị Phật không? Làm sao để phân biệt được tượng Phật Thích Ca và tượng Phật A Di Đà để khỏi nhầm lẫn, phật a di đà có thật không? Hãy cùng BUDDHIST ART tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Đức Phật A Di Đà (Adida) hay còn được gọi là Amida là vị Phật xuất hiện trong Phật Giáo và được tôn kính, thờ Phụng phổ biến. Hãy cùng Buddhist Art tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật thích ca mâu ni là ai và tiểu sử cuộc đời của ngài như thế nào? tất cả điều này sẽ được chúng tôi làm rõ ngay trong bài viết này cho các bạn nhé