Kinh Quan Âm Cứu Khổ Cứu Nạn

Kết quả 5.0/5 (7 đánh giá)

Niệm Kinh Quan Âm Cứu Khổ Cứu Nạn là một trong những phong tục văn hóa tâm linh của Phật tử nói riêng và người tìm hiểu Phật học nói chung. Niệm Kinh Quan Âm cứu khổ chính là cách để quý Phật tử bày tỏ sự thành tâm, kính ngưỡng của mình với Đức Phật. Mời quý Phật tử cùng Buddhist Art tìm hiểu về bài kinh Quan Âm cứu khổ cứu nạn. 

Bài Kinh Quan Âm Cứu Khổ Cứu Nạn

Trong tâm trí của mỗi người con Phật tử, mẹ Quan Thế Âm chính là người mẹ hiền từ luôn dang rộng vòng tay che chở, cứu rỗi lấy những chúng sinh đang ngụp lặn trong bể khổ. Việc nhất tâm niệm kinh cứu khổ Quan Âm Bồ Tát khi gặp khó khăn, trắc trở sẽ giúp quý vị được mẹ Quan Âm soi đường dẫn lối, từ đó sớm ngày thoát khỏi ngục tù, bệnh tật, khổ đau,...

kinh-quan-am-cuu-kho-cuc-nan-5 

Bài Kinh Quan Âm cứu khổ cứu nạn thuộc Phương đẳng bộ, nằm trong Vạn tự chánh tục tạng kinh, thường được gọi là Tạng Chữ Vạn quyển 1, số 34. Bài kinh này là một trong những kinh Ấn Độ soạn thuật, cùng thuộc Phương đẳng bộ với các quyển kinh Đại thừa như Hoa Nghiêm, Bát Nhã, Pháp Hoa và Niết Bàn.

Bài Kinh Quan Âm Cứu Khổ Cứu Nạn:

Nam Mô Đại-từ đại bi cứu khổ cứu nạn Quảng đại linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần)

Nam Mô Phật,

Nam Mô Pháp,

Nam Mô Tăng,

Bá thiên vạn ức Phật,

Hằng hà sa số Phật,

Vô lượng công đức Phật,

Phật cáo A-nan ngôn,

Thử kinh đại-thánh,

Năng cứu ngục tù,

Năng cứu trọng bịnh,

Năng cứu tam tai bá nạn khổ .

Nhược hữu nhân, tụng đắc nhất thiên biến,

Nhất thân ly khổ nạn,tụng đắc nhứt vạn biến,

Hợp gia ly khổ nạn, Nam Mô Phật Lực uy,

Nam Mô Phật lực hộ , Sử nhơn vô ác tâm,

Linh nhơn thân đắc độ , Hồi quang Bồ-tát,

Hồi thiện Bồ Tát, A nậu đại thiên vương,

Chánh điện Bồ Tát , Ma kheo ma kheo.

Thanh tịnh Tỳ kheo,

Quán sự đắc tán,

Tư sự đắc hưu,

Chư Đại Bồ Tát,

Ngủ bá A La Hán,

Cứu độ đệ tử: (Họ tên tuổi …)

và tất cả chúng sanh,

Nhất thân ly khổ nạn,

Tự ngôn Quán Thế Âm Bồ Tát ân lạc bất tu giãi,

Cần tụng bá thiên vạn biến,

Tai nạn tự nhiên đắc giải thoát.

Tín thọ phụng hành.

Tức thuyết chơn-ngôn viết:

Kiêm Bà Kiêm Bà Đế,

Cầu Ha Cầu Ha Đế,

Đà La Ni Đế,

Ni Ha Ra Đế,

Tỳ Lê Nễ Đế,

Ma ha già đế,

Chơn Lăng Càng Đế,

Ta Bà Ha . O .

NAM MÔ ĐẠI TỪ ĐẠI BI , TẦM THINH CỨU KHỔ CỨU NẠN,

LINH CẢM QUÁN THẾ ÂM MA HA TÁT

(Niệm câu chót 3 lần, 10 lần, hoặc 108 lần, càng nhiều, càng tốt.)

Dịch nghĩa bài Kinh Quan Âm Cứu Khổ Cứu Nạn:

Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, bậc đại sĩ cứu khổ, kính lạy trăm ngàn muôn ức đức Phật, hằng hà sa số đức Phật, những bậc toàn giác có vô lượng công đức.

Đức Phật dạy tôn giả A Nan rằng: “Kinh này rất là cao cả, có thể cứu thoát ngục tù, có thể cứu chữa bịnh nặng, có thể cứu vớt trăm tai nạn ngàn khổ ách. Nếu có người tụng kinh này được một ngàn lần thì bản thân lìa khổ nạn, tụng được một muôn lần thì cả nhà lìa khổ nạn.

kinh-quan-am-cuu-kho-cuc-nan-1 

Quay về nương tựa sức oai thần của Phật, quay về nương tựa sức gia hộ của Phật, khiến cho mọi người không sanh tâm ác độc, làm cho mọi người và bản thân được Phật cứu độ. Quay về nương tựa bồ tát Hồi Quang, bồ tát Hồi Thiện, đại thiên vương A Nậu, bồ tát Chánh Điện, các bậc tỳ kheo thanh tịnh, bố ma và phá ác, thì việc cửa quan được cởi bỏ, việc không chánh đáng được ngưng dứt. Cúi xin chư vị đại bồ tát, năm trăm vị la hán cứu hộ bản thân đệ tử (và thân nhân/ mọi người/ chúng sanh) thảy đều lìa khổ nạn. Như xâu chuỗi anh lạc của bồ tát Quán Thế Âm tự nhiên phân rời ra, người nào siêng năng tụng ngàn muôn lần (kinh này) thì các tai nạn tự nhiên được cởi bỏ, thoát khỏi.

Đại chúng nghe lời Phật dạy, tin tưởng, tiếp nhận và vâng làm, bồ tát Quan Thế Âm liền nói thần chú rằng: Kim bồ kim bồ đề, đà la ni đế, ni khư la đế, bồ đề tát bà ha.

Tác dụng:

Đức Phật có nói rằng bài Kinh Quan Âm Cứu Khổ Cứu Nạn này rất là cao cả và nhiệm màu. Người trì tụng kinh này thì sẽ tai qua nạn khỏi, khổ đau bệnh tật tiêu biến, sớm thoát khỏi ngục tù thế gian lẫn ngục tù phiền não, giúp chính mình và gia đình luôn được bình an. Không vướng phải việc sanh ác tâm, hóa giải đi những hận thù, từ đó cầu mong luôn được như ý nguyện.

kinh-quan-am-cuu-kho-cuc-nan-3 

Thời gian niệm Kinh Quan Âm Cứu Khổ Cứu Nạn

Không có bất kỳ quy định nào về thời gian niệm Kinh Quan Âm cứu khổ cứu nạn, quý Phật tử niệm ít niệm nhiều đều được, niệm thời gian nào cũng được. Nếu được, niệm càng nhiều càng tốt, như trong bài kinh cũng có nói “một ngàn biến, một muôn biến, một ngàn muôn biến”.

Quý Phật tử có thể lựa chọn tụng niệm kinh Quan Âm cứu khổ cứu nạn tùy theo khả năng và thời gian rảnh của chính mình. Nhưng tốt nhất nên chọn khoảng thời gian tâm ta tĩnh lặng, không có quá nhiều vướng bận và có thể tập trung hoàn toàn vào bài Kinh. 

kinh-quan-am-cuu-kho-cuc-nan-4 

Trên đây là những thông tin liên quan đến Kinh Quan Âm Cứu Khổ Cứu Nạn cũng như thời gian tụng niệm Kinh Phật. Hy vọng những thông tin Buddhist Art cung cấp phía trên sẽ mang lại nhiều điều hữu ích cho quý vị. 

kinh-quan-am-cuu-kho-cuc-nan-2 

Tham khảo thêm các bài viết:

Bài viết liên quan

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Dưới đây là top 100 hình Phật, ảnh Phật đẹp nhất với chất lượng cao có thể tải về làm hình nền, hình đại diện, hình video... mà Buddhist Art đã thiết kế khá tỷ mỷ muốn chia sẻ cho cộng đồng.

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Công Ty TNHH Buddhist Art đã hoàn thành dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên đất sét. Và sẽ hoàn thành trên chất liệu composite, sau đó có thể chuyển sang các chất liệu phổ biến khác như đồng, đá, xi măng, gỗ....

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Xin chào và rất cảm ơn bạn đã ghé thăm trang web của công ty TNHH Buddhist Art và cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp về tượng Phật Thích Ca. Buddhist Art với kho hình nền Đức Phật Thích Ca đa dạng và được thực hiện tỉ mỉ, rất mong được sự đón nhận của quý Phật Tử, Sư Thầy, Sư Cô.

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau, có phải là cùng 1 vị Phật không? Làm sao để phân biệt được tượng Phật Thích Ca và tượng Phật A Di Đà để khỏi nhầm lẫn, phật a di đà có thật không? Hãy cùng BUDDHIST ART tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Đức Phật A Di Đà (Adida) hay còn được gọi là Amida là vị Phật xuất hiện trong Phật Giáo và được tôn kính, thờ Phụng phổ biến. Hãy cùng Buddhist Art tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật thích ca mâu ni là ai và tiểu sử cuộc đời của ngài như thế nào? tất cả điều này sẽ được chúng tôi làm rõ ngay trong bài viết này cho các bạn nhé