Bắt ấn là gì? Để làm gì? Ý nghĩa của Kết ấn

Kết quả 5.0/5 (51 đánh giá)

Bắt ấn là gì? Để làm gì? Quý vị có bao giờ tò mò về những điều này không? Hầu như trong bất kỳ tượng Phật hoặc bồ Tát nào, chúng ta cũng nhìn thấy rất rõ các ngài thực hiện một số động tác tay nào đó, tức nhiên là điều này mang lại ý nghĩa nào đó. Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn qua nội dung sau nhé.

Bắt ấn là gì?

Bắt ấn hay còn gọi là kết ấn, nghĩa là tác động vào đầu ngón tay, hoặc các gốc của ngón tay để kích hoạt những huyệt ở vùng đỉnh đầu hoặc vùng xương cùng, hai khu vực thu xả và giao hòa giữa nội khí của cơ thể với thiên khí hoặc địa khí của vũ trụ bên ngoài. 

bat-an-la-gi-1

Bắt ấn - Kết ấn

Mỗi ngón tay đều có đầy đủ đặc tính của cơ thể con người. Đầu ngón tay thì ứng với phần đỉnh đầu. Phần dưới của các ngón, nơi mà tiếp giáp giữa ngón tay và bàn tay thì ứng với phần hạ bàn. Ba đốt ngón tay tính từ đầu ngón trở xuống thì lần lướt ứng với 3 phần thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu của cơ thể. 

bat-an-la-gi-2

Ảnh các loại kết ấn thường gặp

>>> Xem thêm: Những Mẫu Bắt ấn của tượng Phật A Di Đà <<<

Kết ấn để làm gì?

Về hiệu ứng khí hóa, thì kết ấn là một phương pháp để chữa bệnh, hay nói đúng hơn là tâm bệnh. "Trăm bệnh sinh ra đều do nơi khí”, đặc biệt trong thời đại ngày nay, cuộc sống ngày càng căng thẳng, con người càng dễ sinh bệnh. Chính những cảm xúc âm tính dai dẳng đã dẫn đến khí uất, khí nghịch - là đầu mối của nhiều thứ bệnh. Cho nên bắt ấn đúng cách giúp điều hòa âm dương, cân bằng khí hóa, tái tạo năng lượng, giúp cơ thể phục hồi. 

bat-an-la-gi-3

Công dụng của kết ấn

Ý nghĩa của bắt ấn trong Phật giáo

Chúng ta thường thấy hình ảnh các vị Phật, bồ Tát trong trạng thái bắt ấn, thủ ấn. Vậy điều này mang lại ý nghĩa gì?

Bắt ấn trong Phật giáo thể hiện cho nguyện lực nhân duyên và hoàn cảnh giác ngộ. Thậm chí đó còn là hình ảnh khi hành đạo và thuyết pháp của các ngài.

bat-an-la-gi-4

Ý nghĩa của bắt ấn trong Phật giáo

Tư thế tay thể hiện hạnh nguyện, nguyện lực của các vị Phật, Bồ Tát. Tư thế đó có được do tu thân, tu khẩu, tu ý mà ra. Tư thế đó thể hiện cho hạnh nguyện và phương pháp độ sinh của chư Phật. 

Cách bắt ấn khi ngồi thiền

Có nhiều cách bắt ấn khi ngồi thiền, quý vị có thể tham khảo một số cách sau đây:

Gian Mudra

Phương pháp bắt ấn này nên được thực hiện vào lúc sáng sớm, đây là thời điểm tâm trí của quý vị được minh mẫn và sáng suốt nhất. Để thực hiện phương pháp kết ấn này, quý vị hãy ngồi với tư thế thoải mái nhất, thả lỏng cánh tay, đặt cổ tay lên đầu gối. Sau đó chạm đầu ngón cái vào ngón trỏ và hít thở thật sâu. 

bat-an-la-gi-5

Cách bắt ấn này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như là tăng sức mạnh của sự tập trung, trí nhớ và giúp não bộ trở nên nhạy bén hơn. Những quý vị nào hay gặp tình trạng căng thẳng thần kinh, giận dữ, buồn bã, lo lắng thì phương pháp này là cách trị bệnh vô cùng đáng thử. 

Prayer Mudra

Phương pháp bắt ấn này được thực hiện rất dễ dàng, như hình ảnh đức Phật trong mudra cầu nguyện. Quý vị hãy đưa hai lòng bàn tay chạm vào nhau và đặt giữa ngực. Khuỷu tay thì để thư giãn. 

Xét về lợi ích, cách bắt ấn này giúp tập trung và cân bằng cơ thể cũng như năng lượng của quý vị. Đặc biệt dành cho những người hay mất tập trung. 

bat-an-la-gi-6

Một hình thức biến thể của phương pháp kết ấn này là quý vị uốn cong các ngón tay một chút để cho không khí đi qua các kẽ tay. Đây là một cử chỉ của sự cho đi, mở lòng, mở rộng trái tim bạn để cảm thấy trong mình tràn ngập từ bi, dễ dàng tha thứ những lỗi lầm của người khác, và mang lại sự nhẹ nhõm lớn nhất cho thân tâm của mỗi quý vị. 

Buddhi Mudra

Buddhi Mudra là một cách bắt ấn theo tư thế tay Phật, nghĩa là vị trí tay được sử dụng để tạo ra và tăng cường khả năng giao tiếp. Trong khi ngồi thoải mái, quý vị hãy thư giãn cả hai cánh tay với cổ tay được đặt trên đầu gối. Ngón tay út và ngón cái hãy đặt chạm nhẹ vào nhau. 

bat-an-la-gi-7

Đây là một cách bắt ấn diễn ra sự rộng lòng và cởi mở của tâm hồn. Khi quý vị chịu khó thực hiện thường xuyên, trực giác phán đoán của quý vị sẽ ngày càng được nâng cao, quý vị có xu hướng nhìn đa chiều, sống cởi mở, vị tha hơn. 

Venus Hands

Đây là một phương pháp bắt ấn thả lòng hoàn toàn. Quý vị ngồi thiền ở tư thế kiết già hoặc bán kiết già. Hai tay thả lỏng trên đùi, ngửa lòng bàn tay hướng lên trên, lưng của bàn tay phải chạm vào lòng bàn tay trái và hoàn toàn thả lỏng. Cách kết ấn này được gọi là “sao Kim” vì nó tạo ra năng lượng liên kết với hành tinh Venus, tình yêu và tình dục.Đối với phụ nữ thì các ngón tay nên xen kẽ với ngón út của bàn tay phải ở dưới cùng. Đối với người đàn ông, ngón út tay trái ở dưới cùng.

bat-an-la-gi-8

Ngồi thiền là một phương pháp thể dục cho tinh thần vô cùng hiệu quả, hỗ trợ rất tốt cho chúng ta trong việc điều hòa khí tức, giảm sự mệt mỏi căng thẳng và tăng sự tập trung, mang lại một cuộc sống chất lượng hơn. 

Tóm lại, để cảm nhận sâu sắc hơn về bắt ấn, quý vị hãy thường xuyên thực hiện phương pháp này thông qua thiền. Bằng cách thực hành thường xuyên, quý vị sẽ thấy được sự thay đổi sâu sắc trong thân và tâm của chính mình, thậm chí là kéo dài tuổi thọ.

>>>Xem thêm:

Bài viết liên quan

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Dưới đây là top 100 hình Phật, ảnh Phật đẹp nhất với chất lượng cao có thể tải về làm hình nền, hình đại diện, hình video... mà Buddhist Art đã thiết kế khá tỷ mỷ muốn chia sẻ cho cộng đồng.

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Công Ty TNHH Buddhist Art đã hoàn thành dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên đất sét. Và sẽ hoàn thành trên chất liệu composite, sau đó có thể chuyển sang các chất liệu phổ biến khác như đồng, đá, xi măng, gỗ....

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Xin chào và rất cảm ơn bạn đã ghé thăm trang web của công ty TNHH Buddhist Art và cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp về tượng Phật Thích Ca. Buddhist Art với kho hình nền Đức Phật Thích Ca đa dạng và được thực hiện tỉ mỉ, rất mong được sự đón nhận của quý Phật Tử, Sư Thầy, Sư Cô.

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau, có phải là cùng 1 vị Phật không? Làm sao để phân biệt được tượng Phật Thích Ca và tượng Phật A Di Đà để khỏi nhầm lẫn, phật a di đà có thật không? Hãy cùng BUDDHIST ART tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Đức Phật A Di Đà (Adida) hay còn được gọi là Amida là vị Phật xuất hiện trong Phật Giáo và được tôn kính, thờ Phụng phổ biến. Hãy cùng Buddhist Art tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật thích ca mâu ni là ai và tiểu sử cuộc đời của ngài như thế nào? tất cả điều này sẽ được chúng tôi làm rõ ngay trong bài viết này cho các bạn nhé