Giác ngộ là gì? Ý nghĩa trong Phật giáo
Giác ngộ là một thuật ngữ xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống, đặc biệt là trong những giáo lý, lời dạy của Phật. Vậy giác ngộ là gì, ý nghĩa của giác ngộ và những dấu hiệu nào cho thấy con người đã giác ngộ. Mời quý Phật tử cùng theo dõi bài viết dưới đây của Buddhist Art để hiểu chính xác về thuật ngữ này.
Giác ngộ là gì?
Theo nghĩa Hán Việt, giác ngộ được hiểu theo nghĩa là tỉnh ra, thức tỉnh. Giác là tỉnh dậy, Ngộ là nhận ra. Do đó, giác ngộ nghĩa là thức tỉnh và tìm ra được chân lý tuyệt vời nào đó trong cuộc sống thường nhật.
Từ ngữ này chỉ sự hiểu biết bằng tất cả trí tuệ, lý luận, cảm xúc cũng như kinh nghiệm sống dày dặn của con người. Với những ý nghĩa đó, nhiều người còn gọi giác ngộ với một cái tên khác là tuệ giác.
Hiểu đơn giản, giác ngộ chính là khi con người quyết định từ bỏ những thói quen tật xấu, những ham muốn đời thường. Lựa chọn lối sống an nhiên, thanh tịnh, học theo những điều hay lẽ phải trên đời.
Tuy nhiên, hiểu theo nghĩa trên thì không phải nghĩa đúng của giác ngộ trong đạo Phật. Theo đó, giác ngộ trong Đạo Phật là thấu triệt được lẽ thật, thấu hiểu sâu sắc về nơi mà chúng ta được sinh ra từ thuở sơ khai cho đến khi kết thúc. Bên cạnh đó, giác ngộ còn được thể hiện qua việc con người tìm ra được những điều thú vị, những cái từ xưa đến giờ họ chưa từng biết.
Nếu con người phàm trần đạt đến được cảnh giới của sự giác ngộ trong Phật giáo thì sẽ có khả năng đắc đạo thành Phật. Đây chính là đỉnh cao của sự phát triển cũng như tiềm năng ẩn sâu bên trong mỗi người. Đó chính là mục tiêu lớn nhất, mục tiêu cứu cánh mà Phật giáo luôn hướng tới.
Ý nghĩa của giác ngộ trong Phật giáo
Theo Phật giáo ghi lại, các Phật tử nếu muốn tu tập, xuống tóc trở thành người xuất gia để thoát khỏi kiếp người thì cần phải tu tâm tích đức. Có được sự giác ngộ rồi thì mới dứt được hồng trần, chuyên tâm tu tập. Giác ngộ sẽ gồm bốn giai đoạn, và việc giác ngộ từng phần có thể xảy ra.
Như cách lý giải của người bình thường, một khi người ta nhận ra hay hiểu được một phần nhỏ nào đó trong giáo lý thì người ta đã nắm được một phần hay còn gọi là giác ngộ. Tuy nhiên, đó lại không phải giác ngộ thật sự. Giác ngộ từng phần ở đây phải là sự giác ngộ trọn vẹn. Nghĩa là đã hiểu hết toàn bộ một chủ đề trong phần đó, hiểu thấu suốt, tường tận chứ không phải cách hiểu sơ sài, qua loa.
Chỉ những người giác ngộ thật sự mới biết được bản thân mình đã ngộ ra những gì và bằng cách nào để được như vậy. Có một sự cấm kỵ trong Phật giáo chính là các tu sĩ không được phép công bố mình chứng đắc giác ngộ trong khi thật sự thì chưa giác ngộ. Cũng như vậy, Niết bàn là trạng thái cảm xúc khi người ta giác ngộ hoàn toàn. Cảm xúc này chính là sự hạnh phúc, sự không thể tả khi bản thân được giải thoát khỏi những khổ đau, không còn ràng buộc hay vướng bận gì cả. Và những người chưa thật sự giác ngộ thì không thể hiểu được điều này.
Giác ngộ là một cái gì đó rất thực tế, là sự lớn lên và trở thành một con người trưởng thành cũng như thuần thục. Người đó phải là người có đạo đức lẫn trí tuệ, có trách nhiệm và quân bình. Và khi có đạo đức, trí tuệ cũng như tâm tỉnh giác thì sẽ biết cách yêu thương, yêu chính mình và yêu người khác một cách tự nhiên, hoàn toàn chân thực. Và tình thương chính là ánh sáng tự nhiên đầy năng lượng của trí tuệ.
=> Tham khảo: Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đẹp
Giác ngộ có đồng nghĩa với giải thoát hay không?
Câu hỏi này có thể chính là câu hỏi chung của nhiều Phật tử. Đây cũng là điều mà nhiều người vẫn hay nhầm lẫn, từ đó dẫn đến nhiều suy nghĩ cũng như hành động sai lệch. Họ thường lẫn lộn giữa giác ngộ và giải thoát, họ cho rằng giác ngộ tương tự với giải thoát. Khi nào giác ngộ thành công thì con người ắt sẽ được giải thoát khỏi khổ đau, gian truân.
Tuy nhiên, khái niệm giải thoát đã tồn tại trong Phật giáo từ rất lâu, xuất hiện trước cả Đức Phật. Khái niệm giải thoát rất phổ biến trong nền văn hóa Veda và Upanishad tại Ấn Độ. Theo truyền thống cũng như quan niệm của đất nước này, giải thoát chính là thoát khỏi vòng tròn tái sinh luân hồi, con người từ đó có được cuộc sống thanh thản hơn. Còn trong Phật giáo, giải thoát chủ yếu mang nghĩa là giải thoát con người khỏi những khổ đau do phiền não, lo âu tạo thành. Do đó giác ngộ không đồng nghĩa với giải thoát.
Dấu hiệu giác ngộ
Thực tế cho thấy, không có quá nhiều người có thể giác ngộ thành công. Không phải vì giác ngộ quá phức tạp mà lý do nằm ở chính bản thân mình, bản thân không quyết tâm dứt ra khỏi vũng lầy của sự đau khổ này.
Trong khi người phàm trần dễ bị chi phối bởi cơn nóng giận thì những người đã giác ngộ lại rất trầm lặng, giàu lòng vị tha, họ chọn cách im lặng và sử dụng tình yêu thương để xoa dịu mọi việc. Nếu mọi người đều đang vướng trong mớ hỗn độn, khủng hoảng cơm áo gạo tiền, sinh lão bệnh tử thì người giác ngộ luôn giữ được một cuộc sống yên bình và thanh tĩnh.
Người giác ngộ chắc chắn sẽ tự biết bản thân mình đã giác ngộ hay chưa. Một số dấu hiệu giác ngộ mà quý Phật tử có thể cảm nhận được:
- Người giác ngộ không còn cái tham sân si với đời nữa. Họ không dụng công nhưng khi thiền vẫn tự được. Họ luôn cảm thấy hỷ lạc, khuynh an, không còn những nỗi sợ hãi.
- Các thứ tiểu tâm như đố kỵ, ganh ghét, phiền não cũng không còn đến với những người đã giác ngộ.
- Họ thường thích độc cư thiền định, không ưa chốn xa hoa, tranh đấu, bày đàn.
- Người giác ngộ thường sẽ không thích chuyện đời, cáng tránh xa những thị phi cuộc sống. Họ đơn giản chỉ thích tụng đọc, nghe thuyết hay trao đổi Phật pháp.
- Luôn cảm thấy vui mừng khi biết được người khác cũng giác ngộ. Nếu nghe người khác giác ngộ mà bản thân sinh tâm phiền muộn, đố kỵ thì không phải bậc giác ngộ thành công.
- Vì có sự thức tỉnh mà người giác ngộ thường sẽ giảm dần những ham muốn trần tục cũng như không còn phụ thuộc vào vật chất. Bởi họ hiếu những điều này chỉ mang đến đau khổ mà thôi.
- Người giác ngộ luôn tôn trọng chân lý, trí tuệ. Họ không ưa những hư danh nên chẳng có tâm làm thầy.
- Họ sẽ luôn tin rằng tình yêu vẫn luôn ở xung quanh mình, trong tất cả mọi người, tồn tại ở tất cả mọi thứ.
- Không còn bắt người khác phải thừa nhận quan điểm cá nhân của bản thân, tôn trọng ý kiến từ tất cả mọi người.
- Và người giác ngộ chính là những người nhận ra được Niết Bàn an vui mới chính là ngôi nhà mà người giác ngộ mong được an trú.
Còn rất nhiều dấu hiệu giác ngộ khác nữa. Nếu quý vị đã giác ngộ nhưng thi thoảng vẫn xuất hiện một vài điều chưa được như ý thì phải nhớ bình tĩnh, phải biết đó là tập khí vô thủy, ngăn chặn và dừng ngay lập tức, cái tâm ắt sẽ bình yên trở lại.
Trên đây là bài viết giúp quý Phật tử giải đáp giác ngộ là gì cũng như những điều giác ngộ theo lời Phật dạy. Giác ngộ thật sự là một cảnh giới mà người tu tập luôn muốn đạt đến. Hãy tu tâm để có thể trở thành người giác ngộ và đạt được cuộc sống bình yên. Với châm ngôn "Muốn tạc tượng Phật trong lòng phải có Phật", Trung tâm sáng tác mỹ thuật Phật giáo Buddhist Art tự hào là cơ sở điêu khắc mang nét văn hóa và linh hồn Việt.
Nếu quý phật tử có nhu cầu thỉnh tượng xin vui lòng liên hệ Công Ty TNHH Buddhist Art qua thông tin liên lạc sau:
CÔNG TY TNHH BUDDHIST ART
- Địa chỉ: E5/57 đường Đa Phước, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, Hồ Chí Minh
- Hotline: 0338.526.733
- Email: mythuatbuddhismart@gmail.com
- Fanpage: fb/congtyTNHHBuddhistArt/
- Website: www.buddhistart.vn
Bài viết hay: