Tìm hiểu về A La Hán

Kết quả 0.0/5 (0 đánh giá)

Có thế quý Phật tử đã từng được nghe giảng rằng A La Hán là một vị đã đạt được chân lý tối hậu. Là những người đã thoát khỏi sinh tử. Thế nhưng liệu quý vị có hiểu thật sự thế nào là một vị A La Hán? Một vị A La Hán so với Đức Phật thì khác nhau như thế nào? Mời quý vị cùng Buddhist Art tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

A La Hán là ai?

A La Hán hay còn có tên gọi khác là Thanh Văn (tiếng Phạn: Arahat – Pali: Arahant). Là những đệ tử của Đức Phật Thích Ca mâu Ni. Tên gọi A La Hán có nghĩa là những “người xứng đáng” hay người “hoàn thiện”. Người xứng đáng và người hoàn thiện ấy chính là lý tưởng cao nhất của một đệ tử Đức Phật trong Phật giáo những giai đoạn đầu.

a-la-han-1 

Theo Phật giáo Nguyên Thủy, A La Hán là những người đã đạt tới Niết Bàn, hoàn toàn thoát khỏi cõi luân hồi cũng như giác ngộ thông suốt. Các tông phái khác trong Phật giáo thì lại cho rằng A La Hán là những vị đã tiến sâu trên con đường giác ngộ, cũng thoát được những sinh tử luân hồi nhưng chưa thực sự viên mãn. Đơn giản mà nói chính là chưa đạt được Phật quả.

a-la-han-2 

Để hiểu đơn giản hơn, quý Phật tử có thể hiểu rằng, một vị A La Hán là vị đã làm xong những gì cần làm, trả xong “nợ đời”, họ không bị thối thất cũng không còn sanh tử. Thế nhưng, những vị này cần rất nhiều thời gian để những gì đã đạt được chứng đắc thăng hoa đạt mức tối thượng. Có như vậy họ mới có thể ngang bằng quả vị Phật.

a-la-han-11 

Vị A la hán là vị đã làm xong những gì cần làm, đã trả xong “nợ đời”, không bị thối thất, không còn sanh tử; nhưng vị ấy còn cần thời gian để những gì đã được chứng đắc thăng hoa đến mức tối thượng mới có thể ngang bằng quả vị Phật.

=> Xem thêm: 49 Mẫu tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát

Có bao nhiêu vị A La Hán?

Có rất nhiều vị La hán tồn tại. Khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc, tín ngưỡng La hán ngày một phát triển với những bộ tượng, tác phẩm hội họa. Những tác phẩm này thường khắc hoạ đại diện một nhóm các vị La hán với số lượng khác nhau. Tuy nhiên số lượng cũng như tổ hợp thường được nhắc đến chính là 18 vị la hán.

a-la-han-13 

Phật giáo Trung Hoa ghi lại, 18 vị La Hán thường được nhắc đến thông qua thứ tự sau: Tọa Lộc, Khánh Hỷ, Cử Bát, Thác Tháp, Tĩnh Tọa, Quá Giang, Kị Tượng, Tiếu Sư, Khai Tâm, Tham Thủ, Trầm Tư, Khoái Nhĩ, Bố Đại, Ba Tiêu, Trường Mi, Kháng Môn, Hàng Long và Phục Hổ. Tuy nhiên hình ảnh các tôn giả đại diện lại cho những vị La Hán này lại có sự khác biệt, nhất ở 2 vị trí La hán được bổ sung về sau.

a-la-han-4 

A La Hán chết đi về đâu?

Trong Lục đạo Luân hồi không có nơi nào dành cho A La Hán ở cả. Lý giải cho lý do vì sao như vậy:

  • Ngày nào người tu tập A La Hán cũng ép cho  tâm vật lý được thanh tịnh và bản thân được an trú trong đó. Đây gọi là Niết bàn Tịch Tĩnh. Muốn hưởng được cái thanh tịnh thì phải dày công tu hành.
  • Người thanh tịnh, những ham muốn, hành động được diệu dụng thì người đó gọi là “thần thông”. Họ được gọi bằng danh hiệu “A La Hán”, tức là người sống trong “Niết bàn Tịch tĩnh”.
  • Khi còn làm người, những người này không làm phước, tạo nhiều phước báu nên sau khi chết không vãng sanh đến các cõi Trời hay cõi Cực Lạc được.
  • A La Hán chỉ thích nơi Cô tịch nên không tạo nhiều công đức, do đó không trở về Phật giới được.
  • Những vị A La Hán đều có thần thông nên không thể vào nơi trần gian, loài người để sinh sống được.

a-la-han-5 

Theo lời Phật dạy về người tu hành đạt quả vị A La Hán người đắc đạo A La Hán sau khi chết sẽ được vào sống chung với cõi Thần ở nơi trần gian, Trái Đất. Tuy nhiên, muốn vào nơi Thần sống, các vị A La Hán phải chịu sự sai khiến của các loài Thần. Do đó, A La Hán phải vào rừng sâu, hang núi vắng để ở một mình.

Sự khác nhau giữa Phật và A La Hán?

Đức Phật và các bậc A La Hán tu hành đều nhằm mục đích giải thoát giống nhau, không ai hơn kém ai.  Đức Phật thì tu tập làm chủ sinh, lão, bệnh, tử thì các bậc A La Hán lại tu tập làm chủ sinh, lão, bệnh, tử như nhau. Giữa Phật và A La Hán đều vô ngã, đều có tam minh lục thông giống như nhau.

a-la-han-6 

Tuy nhiên giữa Phật và A La hán lại khác nhau ở chỗ cái phước, cái thần thông quảng đại cũng như cái duyên với chúng sinh. Cái phước của Đức Phật cao hơn, gấp bội lần A La Hán. Do đó, trí tuệ của Phật cũng gấp bội lần A La Hán. Xét về mặt thần thông, A La Hán cũng không thể so bì với Đức Phật. Ngoài ra, cái duyên của Phật với chúng sinh thì A La Hán cũng không thể bằng. Nên giữa Phật và A La Hán sẽ có nhiều điểm sai biệt. Nhưng xét sai biệt về dung mạo, thần lực, phước đức cũng như trí tuệ thì Đức Phật vượt hẳn A La Hán.

a-la-han-7 

Bên cạnh đó, mặc dù một vị A La Hán đã giải thoát và Vô ngã rồi nhưng không phải lúc nào họ cũng luôn luôn đầy đủ khả năng để giáo hóa chúng sinh. Một vị A La Hán chưa chắc đã đủ trí tuệ để nhìn sạch, nhìn thông suốt hết mọi vấn đề.

a-la-han-10 

Vậy để nói về sự khác nhau giữa Phật và A La Hán, quý Phật tử có thể hiểu đơn giản như sau: Về mặt đạo đức, đối với sự hòa ái thân yêu cũng như sự hòa hợp trong đời sống thì các vị A La Hán rất tuyệt vời. Nhưng xét về mặt trí tuệ để hóa độ chúng sinh thì có vị sẽ như thế này, có vị sẽ như thế kia, nói chung là có sự chênh lệch. 

a-la-han-12 

Làm thế nào để trở thành một vị A La Hán?

Muốn thành A La Hán, người tu hành cần tu các pháp sau:

Pháp một: Tu Tứ quả Thinh Văn

Bốn quả ở đây bao gồm:

  • Quả thứ nhất - Tu Đà Hoàn: khi ngồi dụng công không được để Tâm lăng xăng, giữ tâm định là được định. Đây được gọi là Định sanh hỷ lạc, Chứng được Tu Đà Hoàn.
  • Quả thứ hai - Tư Đà Hàm: khi ngồi dụng công phải tách được Tâm định của mình ra khỏi Thân thì sẽ chứng được Tư Đà Hàm. Gọi là Ly hỷ diệu lạc, Chứng được Tư Đà Hàm.
  • Quả thứ ba - A Na Hàm: khi ngồi dụng công, giữ Tâm thanh tịnh và Thân tứ đại rời ra. Có một không gian yên lặng. Không gian này sẽ được gọi là Niết bàn Tịch tĩnh hoặc Niết bàn Cô tịch. Người tu hành sẽ vào an trú trong Niết bàn Cô tịch này, gọi là “Chứng được quả A Na Hàm”.
  • Quả thứ tư - A La Hán: những người sống trong Niết bàn Cô tịch được gọi là “Người chứng được quả vị A La Hán.

a-la-han-3 

Pháp hai: Tu Diệt Tận Định

Ngồi dụng công Diệt Tâm lăng xăng của bản thân chính là:

  • Diệt hết Tâm lăng xăng thì sẽ được gọi là định.
  • Nếu đạt được định này, khi tu không cần tu qua 4 lớp như Tứ quả Thinh Văn.
  • Khi người tu hành tạo được một nơi thanh tịnh, tự an trú vào nơi này, liền sẽ thành quả vị A La Hán.

a-la-han-8 

Pháp ba: Tu Tứ Diệu Đế

Tứ Diệu Đế gồm có 4 phần:

  1. Khổ Đế: người mang thân thì phải Khổ. Được gọi là Khổ Đế.
  2. Tập Đế: người mà cái gì cũng huân Tập vào. Được gọi là Tập đế.
  3. Diệt Đế: người tu hành muốn diệt Khổ Đế và Tập đế. Khi Diệt được thì Đạo đế sẽ được mở ra.
  4. Đạo Đế: đây là con đường chân thật, dẫn những người tu hành về Phật giới. Đạo Đế là Niết bàn, khi vào an trú trong đó, tức khắc thành A La Hán ngay.

a-la-han-9 

Trên đây là một số kiến thức giúp quý Phật tử giải đáp những thắc mắc về A La Hán. Chúng tôi mong rằng, thông qua bài viết trên quý vị đã hiểu được như thế nào là một vị A La Hán, cách tu tập để trở thành A La Hán. Với châm ngôn "Muốn tạc tượng Phật trong lòng phải có Phật", Trung tâm sáng tác mỹ thuật Phật giáo Buddhist Art tự hào là cơ sở điêu khắc mang nét văn hóa và linh hồn Việt. Hy vọng thông qua bài viết này Trung tâm sáng tác mỹ thuật Phật giáo Buddhist Art đã giúp quý vị trả lời các câu hỏi về A La Hán.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết liên quan

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Dưới đây là top 100 hình Phật, ảnh Phật đẹp nhất với chất lượng cao có thể tải về làm hình nền, hình đại diện, hình video... mà Buddhist Art đã thiết kế khá tỷ mỷ muốn chia sẻ cho cộng đồng.

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Công Ty TNHH Buddhist Art đã hoàn thành dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên đất sét. Và sẽ hoàn thành trên chất liệu composite, sau đó có thể chuyển sang các chất liệu phổ biến khác như đồng, đá, xi măng, gỗ....

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Xin chào và rất cảm ơn bạn đã ghé thăm trang web của công ty TNHH Buddhist Art và cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp về tượng Phật Thích Ca. Buddhist Art với kho hình nền Đức Phật Thích Ca đa dạng và được thực hiện tỉ mỉ, rất mong được sự đón nhận của quý Phật Tử, Sư Thầy, Sư Cô.

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau, có phải là cùng 1 vị Phật không? Làm sao để phân biệt được tượng Phật Thích Ca và tượng Phật A Di Đà để khỏi nhầm lẫn, phật a di đà có thật không? Hãy cùng BUDDHIST ART tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Đức Phật A Di Đà (Adida) hay còn được gọi là Amida là vị Phật xuất hiện trong Phật Giáo và được tôn kính, thờ Phụng phổ biến. Hãy cùng Buddhist Art tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật thích ca mâu ni là ai và tiểu sử cuộc đời của ngài như thế nào? tất cả điều này sẽ được chúng tôi làm rõ ngay trong bài viết này cho các bạn nhé