Cách lập bàn thờ Phật tại gia trang nghiêm và đúng pháp

Kết quả 5.0/5 (30 đánh giá)

Đạo Phật ở nước ta hiện nay ngày càng được phổ biến. Những ngôi chùa lớn nhỏ được xây dựng, trùng tu để người người dâng hương lễ Phật. Bên cạnh việc lên chùa thì hiện nay nhiều phật tử có xu hướng thờ Phật tại gia. Vậy cách lập bàn thờ Phật tại gia như thế nào? Để vừa đơn giản lại vừa thể hiện sự trang nghiêm, thành kính. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin được giới thiệu cách lập bàn thờ Phật tại gia chỉnh chu và đúng pháp nhất.

1.Có nên thờ Phật tại gia?

Để trả lời cho câu hỏi của rất nhiều Quý Phật từ rằng: “có nên thờ Phật tại gia?” thì câu trả lời chắc chắn là “CÓ”. Bởi khi quý vị chiêm bái, thờ cúng Đức Phật một cách thành tâm, quý vị sẽ được hưởng rất nhiều điều lành từ Đức Phật. Gia đình không chỉ được bình an, hạnh phúc mà còn được bảo vệ để tránh khỏi những tạp niệm, uế khí.

tho-phat-tai-gia-1

Có nên thờ Phật tại gia

Quý vị càng chuyên tâm tu thân tích đức, học theo, làm theo điều Phật dạy thì quý vị sẽ càng được nhận lại nhiều bình an từ Phật. Bên cạnh đó, khi Phật tử thờ Phật tại gia, Phật tử sẽ được nương nhờ hào quang của Chư Phật, để từ đó sửa đổi bản thân, tâm hướng thiện, giữ được sự trong sạch và thanh tịnh cho tâm hồn.

2. Ai có thể lập bàn thờ Phật tại nhà

Bản chất cốt yếu của thờ phụng đó chính là bày tỏ niềm thành kính, biết ơn đối với bức tượng mình tôn thờ. Trong tâm niệm của muôn vàn chúng sinh đức Phật là đấng toàn mỹ, có đầy đủ đức hạnh vẹn toàn, xứng đáng được tôn thờ. Ngài được ví là đấng Cha lành, là điểm tựa bình an cho bốn loài chúng sinh. Chính bởi lẽ đó mà trong chúng ta bất cứ ai thành tâm tôn thờ Đức Phật đều có thể lập bàn thờ Phật. Nhưng để tránh những bất an, phiền toái thì chúng ta cần nắm vững cách lập bàn thờ Phật tại gia.

cach-lap-ban-tho-phat-tai-gia

Ai có thể lập bàn thờ Phật tại gia

Trong chúng ta có rất nhiều người mong muốn được thờ Phật tại gia nhưng lại phân vân không biết nên thờ tượng Phật nào trong nhà vì mỗi đức Phật mang ý nghĩa tâm linh khác nhau. Buddhist Art xin được giới thiệu các vị Phật được thờ tại gia như: Thờ tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, Tượng Phật A Di Đà, Tượng Phật Dược Sư, Tượng Phật Di Lặc. Đều là những bậc tối thượng để mình cung kính.

3.Thờ Phật tại gia nên thờ Phật nào?

Có nhiều vị Phật khác nhau trong đạo Phật. Tùy tâm, quý vị có thể lựa chọn thờ Tam Thế Phật (Đức A Di Đà – Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni – Đức Di Lặc), hoặc Tây Phương Tam Phật (Đức A Di Đà - Đức Quán Thế Âm - Đức Đại Thế Chí), hoặc đơn giản hơn là hình tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật hay A Di Đà Phật (đặt ở giữa bàn thờ)... Việc chọn vị Phật nào để thờ tại gia còn phải căn cứ vào từng mục đích khác nhau của gia đình.

4.Ý nghĩa thờ Phật tại gia

Thờ Phật là một việc làm giúp Phật tử thể hiện lòng thành kính đến chư Phật và để răn đe bản thân làm theo điều Phật dạy. Thần Phật chính là đại diện cho những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Do đó, khi thờ Phật tại gia, chúng ta sẽ được noi theo cái thiện, cái từ bi, cái trí tuệ giác ngộ của Ngài. Bên cạnh đó, thờ Phật tại gia, quý Phật tử có thể ngày đêm cầu nguyện sự bình an, được chư Phật phù hộ cho một cuộc sống thanh tịnh, sự may mắn luôn đến đối với bản thân và gia đình.

Ngoài ra, việc lập bàn thờ Phật tại gia sẽ giúp Phật tử cảm thấy được sự kề bên Đức Phật, cảm giác gần gũi với chánh pháp. Nhờ đó mà con đường tu tập, thực hành giáo pháp cũng dễ dàng hơn. Góp phần tạo ra một cuộc sống, một tâm hồn thanh tịnh, an nhiên.

Trước hết quý vị cần tìm hiểu ý nghĩa khi thờ tượng từng vị Phật:

4.1. Ý nghĩa thờ tượng Phật Thích Ca Mâu Ni tại gia

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là vị Phật đã từ bỏ vinh hoa, phú quý, bỏ cả ngai vàng cao quý để đi tìm chân lý của cuộc sống. Ngài vượt qua bao khó khăn, đói khổ. Bằng sự giác ngộ của mình Ngài đã giải thoát bản thân khỏi thế tục, phàm trần. Bên cạnh đó, Đức Thích Ca còn là vị khai sinh ra Phật giáo. Do đó, việc thờ cúng tượng Phật Thích Ca sẽ giúp quý vị có được tâm hướng thiện, thoát được khỏi sân si đời thường và cầu nguyện cho gia đạo luôn được an lành, tâm thanh tịnh.

tho-phat-tai-gia-2

Thờ tượng Phật Thích Ca Mâu Ni tại gia

4.2. Ý nghĩa thờ tượng Phật Di Lặc tại gia

Phật Di Lặc là vị Phật tượng trưng cho may mắn và thịnh vượng trong cuộc sống. Hình ảnh Ngài với nụ cười tươi thường trực đã nhắc nhở ta rằng dù sóng gió, khó khăn có gian truân đến mức nào thì con người cũng cần phải lạc quan, yêu đời để luôn gặt hái được nhiều thành công. Ngắm Ngài Di Lặc sẽ giúp Quý Phật tử xua tan đi mọi ưu phiền, lo lắng. Ngoài ra, thờ tượng Phật Di Lặc tại gia còn tượng trưng cho sự thịnh vượng, gắn liền liền với sự sang giàu.

tuong-phat-di-lac-composite-dep

Thờ tượng Phật Di Lặc tại gia

4.3. Ý nghĩa thờ tượng Phật A Di Đà tại gia

Đức A Di Đà có nhân duyên hóa độ chúng sinh ở thế giới Ta Bà này rất nhiều. Ngài giữ một lòng tìm con đường tái sinh vào cõi cực lạc cho tất thảy chúng sinh, Ngài muốn giúp chúng sinh vượt khỏi kiếp lầm than của sinh, lão, bệnh, tử, được tái sinh vào cõi cực lạc. Do đó, việc thờ cúng tượng Phật A Di Đà sẽ giúp quý Phật tử sớm giải thoát khỏi muộn phiền để xoa dịu những phiền muộn trong cuộc sống.

tho-phat-tai-gia-3

Thờ tượng Phật A Di Đà tại gia

4. Ý nghĩa thờ tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát tại gia

Phật Bà Quan Âm luôn hiện thân trong nhiều hình dáng khác nhau để cứu độ chúng sinh qua các hoạn nạn đặc biệt là nạn lửa, nạn nước, nạn quỷ dữ và nạn đao kiếm. Tượng Phật Bà Quan Âm tượng trưng cho lòng từ bi, an ủi, khuyên can chúng sinh sống một cách ân đức. Chính vì vậy, tượng Phật Quan Âm Bồ Tát thường được Phật tử thờ với nguyện cầu được dẫn đường, chỉ lối khỏi những khó khăn, hoạn nạn của cuộc sống. Từ đó, hướng tới những điều thiện, điều từ bi trong gia đình

tho-phat-tai-gia-4

Thờ tượng Phật Quan Âm tại gia

4.5. Ý nghĩa thờ tượng Đức Phật Dược Sư tại gia

Đức Phật Dược Sư là vị Phật bảo vệ chúng sinh khỏi bệnh tật cả thể chất lẫn tinh thần. Ngài luôn phát nguyện giúp chúng sinh đạt được trí tuệ tột đỉnh. Từ đó giúp cho mọi người hết khổ, được an vui. Bên cạnh đó, Ngài cũng giúp chúng sinh tránh thoát được những nguy hiểm, chướng ngại trong cuộc sống. Ngài giúp họ loại bỏ ba chất độc của cuộc đời đó là sự dính mắc, hận thù và vô minh. Vì vậy, thờ tượng Phật Dược Sư như một ngọn đèn thắp sáng trí tuệ của con người.

tuong-phat-duoc-su-composite-1

Thờ tượng Phật Dược Sư tại gia

5. Cách lập bàn thờ tại gia, khâu chuẩn bị

Tượng Phật rất linh thiêng lên khi lập bàn thờ tại gia chúng ta cần cẩn trọng mọi việc, tránh những điều kiêng kị. Phải thể hiện được sự thành kính trang nghiêm. Để  thờ Phật đúng cách chúng ta có thể tham khảo cách lập bàn thờ tại gia như sau:

 Phật tử mua bát hương, mua tro, cốt bát hương có thể là cát nhưng phải đảm bảo sạch sẽ. Không nhất thiết cần phải thất bảo quan trọng là tâm thành kính của quý phật tử.

cach-lap-ban-tho-phat-tai-gia-1

Cách lập bàn thờ Phật tại gia

Sau đó ta sẽ tìm một cơ sở uy tín chất lượng để thỉnh ảnh Phật, Tượng Phật về. Tiếp theo ta trang trí tượng Phật ở trung tâm ban thờ. Treo ảnh Phật lên cao hơn bát hương và đặt tượng Phật, hoặc ảnh Phật giữa trung tâm. Mặt tượng Phật cần quay về hướng Đông để Đức Phật quay ra để thiền định giác ngộ. Hướng bàn thờ theo hướng Tây Bắc tượng trưng cho miền Tây thiên cực lạc.

Sau khi an trí xong chúng ta làm lễ gồm có: thanh, bông, hoa, quả, nước thanh thủy dâng lên cúng dường. Làm chay tịnh là làm cơm chay để cúng khấn. Có thể cúng theo bài của chùa. Sau khi lập bàn thờ Phật tại gia tránh để hương lạnh khói tàn. Cần sạch sẽ, nghiêm trang.

6. Cách bày trí bàn thờ phật tại gia

Sau khi đã thỉnh được ảnh Phật, tượng Phật về nhà. Gia chủ tiến hành đặt ảnh Phật, tượng Phật vào giữa trung tâm ban thờ. Treo ảnh Phật cao hơn bát hương. Bát hương để thờ phật thì nằm ở giữa vị trí trung tâm. Bên cạnh đó gia chủ có thể thành tâm sắm thêm bình hoa, đĩa quả, ly nước, cây đèn... Để ban thờ thêm phần trang nghiêm sạch sẽ.

cach-lap-ban-tho-phat-tai-gia-2

Cách bố trí bàn thờ Phật tại gia

Sau khi bày trí đầy đủ bàn thờ Phật trang nghiêm, gia chủ sẽ chuẩn bị một mâm cơm chay, nhang đăng, hoa quả, trà nước để dâng lên cúng dường. Gia chủ bạch thỉnh chư Phật, Chư Bồ Tát, Thánh Hiền chứng cho tấm lòng thành của mình. Cuối cùng là chúng ta nên thường xuyên hương khói đều đặn, tụng kinh, niệm Phật thường xuyên, lau chùi bàn thờ Phật sạch sẽ bằng khăn sạch.

7. An vị tượng Phật

Sau khi bàn thờ Phật được bày trí trang nghiêm. Chúng ta sẽ tiến hành nghi thức an vị tượng Phật qua sự chuẩn bị cơ bản như sau:

  • Bàn thờ dâng cúng gồm có: Hoa, quả, đèn hoặc nến, hương, 3 chén nước trong, 3 bát cơm trắng
  • Tiếp theo làm sái tịnh cần chuẩn bị 1 ly nước lọc và một vài cành hoa nhỏ đặt trên bàn thờ Phật.
  • Nếu gia chủ có bàn thờ gia tiên thì cúng gia tiên gồm có: Hoa, quả, hương, đèn và một mâm cơm chay.
  • Sau khi chuẩn bị đầy đủ, chu đáo gia chủ đứng trước bàn thờ Phật và trình bạch.

cach-lap-ban-tho-phat-tai-gia-3

An vị tượng Phật tại gia

8.Việc không nên làm trước bàn thờ Phật

Một số điều quý Phật tử cần lưu ý không nên làm trước bàn thờ Phật:

  • Không nên dùng miệng thổi tắt đèn, hương, kinh trên bàn thờ Phật. Bởi lẽ hơi miệng chúng ta không đủ sự tinh khiết và trong sạch. Do đó, hương cúng Phật chỉ nên dùng tay để dập tắt lửa. 
  • Khi tụng kinh, Phật tử không nên dùng tay đưa lên miệng để làm ướt rồi lật Kinh sách. Điều này thể hiện sự không tôn kính đối với Chư Phật.
  • Khi cầm chén cơm cúng, hãy để cơm cúng ở trên tầm mắt của mình. Không được đặt ngang miệng hay dưới tầm mắt.
  • Không sử dụng nước hoa thơm cho Chư Phật và Bồ Tát. Nước hoa thơm là những sản phẩm có hương vị đặc thù tạo ra sự dính mắc, trói buộc và mê đắm nơi trần thế, nói chung đó là “mùi thơm bất tịnh”. 
  • Khi tượng Phật bị vỡ, không nên vứt lung tung. Quý Phật tử nên gói ghém cẩn thận bằng giấy vàng. Sau đó đến những ngày mùng 1 hoặc rằm thì mang ra đốt dưới ánh nắng để Đức Phật được quy vị.
  • Tuyệt đối không sử dụng chổi lông gà, lông vịt để lau chùi bàn thờ hoặc tượng Phật. Bên cạnh đó là không trưng bày lông đuôi công trên cùng bàn thờ Phật. Phụ nữ khi đang trong những ngày đặc biệt thì cũng không được thắp hương và dọn dẹp bàn thờ Phật. 

tho-phat-tai-gia-5

Những điều không nên làm trước bàn thờ Phật

9.Thờ Phật tại gia nên tụng kinh gì?

Thờ Phật tại gia nên tụng Kinh gì? Đây có thể là câu hỏi mà rất nhiều Phật tử thờ Phật tại gia đang thắc mắc. Tất cả các bộ Kinh của Đức Phật đều có ý nghĩa, có phước lành và cùng chung phúc báu như nhau. Dù cho các vị Phật tử tụng kinh gì, bằng ngôn ngữ nào và trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì cũng sẽ nhận được phước báu nếu tâm quý vị một lòng hướng Phật. Do đó, quý Phật tử có thể chọn bất kỳ bộ Kinh nào để tụng chứ không thiết phải tụng hết các bộ Kinh như: Kinh Phổ Môn, Kinh Dược Sư, Kinh A Di Đà, Vu Lan, Kinh Pháp Hoa…

Người Phật tử biết phát tâm tụng kinh chú đã rất là quý báu rồi, bất cứ bộ Kinh nào cũng tốt cả, không cần phải lựa chọn vẽ vời mà làm mất đi chánh niệm. Theo giáo lý nhà Phật, hiệu quả tu hành sẽ được tạo thành khi “tâm thoát khỏi những mê lầm, tâm chánh niệm thì an lạc Niết Bàn”.

Thờ Phật tại gia thì quý Phật tử nên chọn những bộ Kinh nào mà đã được các Tăng, Ni, dịch giả dịch ra tiếng Việt. Điều này sẽ giúp quý vị hiểu sâu và thấm nhuần hơn về những lời dạy của Đức Phật.

Thông thường, nhiều Phật tử sẽ bắt đầu bằng cách đọc bài Nguyện Hương, sau đó đọc Chí Tâm Đảnh Lễ, tiếp theo đó là một bài Kinh và kết thúc bằng bài Bát Nhã, bài Kệ Niệm Phật, Hồi Hướng, Sám hối và Quy y.

tho-phat-tai-gia-6

Thờ Phật tại gia nên tụng kinh gì?

 10. Những lưu ý khi lập bàn thờ Phật tại gia

Khi lập bàn thờ Phật tại gia thì chúng ta cần lưu ý một số điều như sau:

  • Số lượng thần Phật phải là số dương bởi vì thần Phật thuộc dương nên thờ số lẻ. Không nên thỉnh quá nhiều tượng Phật về nhà, nhiều nhất là 3 vị ( Tam thế Phật)
  • Khi chúng ta thờ 3 vị ( Tam thế Phật) trên cùng một bàn thờ thì cần phải để đồng bậc, đồng cấp. Tránh trường hợp cái trên cái dưới, tượng lớn, tượng nhỏ.
  • Không nên sử dụng nguyên vật liệu đã từng sử dụng để làm bàn thờ Phật
  • Trên bàn thờ Phật chỉ thờ duy nhất Đức Phật không để các di vật khác.
  • Tuyệt đối không được cất trong hộp, tủ, két sắt vì Phật rất linh thiêng. Hành động này sẽ khiến cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình trở lên tồi tệ.
  • Cần đặt bàn thờ Phật ở hướng tốt và là nơi thanh tịnh tránh ồn ào.
  • Không đặt bàn thờ Phật ở những không gian sinh hoạt riêng tư, vị trí ẩm thấp có nhiều người qua lại.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách lập bàn thờ tại gia chỉnh chu, đầy đủ nhất. Quý gia chủ có nhu cầu thỉnh tượng Phật tại gia hãy tìm đến với Buddhist Art để có được những lựa chọn ưng ý nhất phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam. 

Có thể bạn quan tâm

Bài viết liên quan

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Top 100+ hình Phật đẹp nhất chất lượng cao Buddhist Art thiết kế

Dưới đây là top 100 hình Phật, ảnh Phật đẹp nhất với chất lượng cao có thể tải về làm hình nền, hình đại diện, hình video... mà Buddhist Art đã thiết kế khá tỷ mỷ muốn chia sẻ cho cộng đồng.

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên chất liệu gỗ

Công Ty TNHH Buddhist Art đã hoàn thành dự án điêu khắc bộ phù điêu cuộc đời Đức Phật trên đất sét. Và sẽ hoàn thành trên chất liệu composite, sau đó có thể chuyển sang các chất liệu phổ biến khác như đồng, đá, xi măng, gỗ....

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Top 10 hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Xin chào và rất cảm ơn bạn đã ghé thăm trang web của công ty TNHH Buddhist Art và cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp về tượng Phật Thích Ca. Buddhist Art với kho hình nền Đức Phật Thích Ca đa dạng và được thực hiện tỉ mỉ, rất mong được sự đón nhận của quý Phật Tử, Sư Thầy, Sư Cô.

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau?

Phật Thích Ca và Phật A Di Đà giống hay khác nhau, có phải là cùng 1 vị Phật không? Làm sao để phân biệt được tượng Phật Thích Ca và tượng Phật A Di Đà để khỏi nhầm lẫn, phật a di đà có thật không? Hãy cùng BUDDHIST ART tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) là ai và sự tích về Ngài

Đức Phật A Di Đà (Adida) hay còn được gọi là Amida là vị Phật xuất hiện trong Phật Giáo và được tôn kính, thờ Phụng phổ biến. Hãy cùng Buddhist Art tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Cuộc đời Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật thích ca mâu ni là ai và tiểu sử cuộc đời của ngài như thế nào? tất cả điều này sẽ được chúng tôi làm rõ ngay trong bài viết này cho các bạn nhé